Mỗi một tác phẩm nghệ thuật chân chính ra đời đều mang đến những ý nghĩa riêng biệt và có những người tiên phong đã mở lối phát triển cho những tư tưởng, trường phái nghệ thuật mới ra đời. Claude Monet là một trong số đó, mời bạn cùng chúng tôi khám phá về cuộc đời và sự nghiệp của “cha đẻ” trường phái Ấn Tượng qua bài viết dưới đây nhé!
Về Claude Monet
Claude Monet (14/11/1840 – 5/12/1926) là một họa sĩ nổi tiếng người Pháp, ông được biết đến là một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng.
Claude Monet lớn lên tại Le Havre, đam mê nghệ thuật được bắt đầu từ khi Monet còn nhỏ, ông bị thu hút bởi những phong cảnh thiên nhiên quanh mình. Có thể nói vẻ đẹp tự nhiên mang đến cho Monet nguồn cảm hứng và sức sống mới mẻ. Điều này cũng đã mở lối tư duy nghệ thuật cho ông sau này. Trái ngược với sự mong muốn mình trở thành một người bán tạp hóa của bố, Monet lại mơ ước được theo đuổi con đường nghệ thuật. Bất chấp sự phản đối kịch liệt từ bố, thậm chí là bị cắt đi khoản hỗ trợ tài chính. Monet chỉ nhận được sự ủng hộ từ mẹ.
Cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Claude Monet
Con đường sự nghiệp được mở rộng hơn khi Monet được đi du lịch đến Paris để thăm bảo tàng Louvre. Tại đây, ông đã có cơ hội được gặp rất nhiều họa sỹ trẻ khác.
Năm 1861, Monet được đưa vào Trung đoàn I Khinh bỵ binh Châu Phi (Chasseurs d’Afrique) ở Algeria để thực hiện nghĩa vụ quân sự trong bảy năm. Sau 1 năm đóng quân ở Algiers, Monet không may bị bệnh sốt thương hàn và được vắng mặt trong một khoảng thời gian ngắn mà không cần nghỉ phép. Sau khi bệnh tình thuyên giảm, cô của Monet đã giúp ông ra khỏi quân đội với điều kiện là ông phải hoàn thành một khóa học tại một trường nghệ thuật.
Năm 1862, Monet chính thức trở thành sinh viên của Charles Gleyre ở Paris, ông cùng những người bạn Pierre – Auguste Renoir, Alfred Sisley và Frédéric Bazille đã cùng nhau bàn luận và chia sẻ những cách thức tiếp cận nghệ thuật mới mẻ, sáng tạo hơn… trường phái Ấn tượng cũng từ đó được ra đời.
Năm 1870, Monet kết hôn và ông phải chuyển đến London vì chiến tranh Pháp – Phổ. Đây cũng là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Monet, ông kết nối với nhiều nghệ sỹ khác có cùng quan điểm, tư duy nghệ thuật để cùng nhau phát triển.
Năm 1871, Monet cùng vợ chuyển đến Argenteuil, tại đây ông tiếp tục sự nghiệp hội họa của mình bằng cách khơi nguồn cảm hứng từ những cảnh đẹp tự nhiên. Monet mua một chiếc thuyền và xem chiếc thuyền như một phòng vẽ của riêng mình. Camille, người vợ đã cùng vượt qua cảnh nghèo khó cùng Monet luôn được xem là “nàng thơ” xinh đẹp trong những bức tranh của Monet. Những bức vẽ về vợ luôn gây sự ấn tượng cho người xem khi khuôn mặt của bà luôn được giấu kín.
Năm 1876, bà Camille không may mắc bệnh ung thư cổ tử cung và sức khỏe từ đây cũng bị tụt dốc… Monet cũng đã vẽ bức Camille Holding a Posy of Violets để khắc họa vợ trong những năm tháng bệnh tật.
Sau khi Camille sinh con trai thứ hai vào năm 1878 thì bà đã qua đời, những ngày cuối đời của vợ cũng được Monet khắc họa qua bức chân dung bà nằm trên giường bệnh. Monet tâm sự: “Tôi chụp lấy khoảnh khắc bi thảm trên vầng tráng của cô ấy, quan sát trình tự thay đổi của sắc thái cái chết trên gương mặt cứng đơ của vợ. Màu xanh, màu vàng, màu xám… phản xạ của tôi bắt buộc tôi phải hành động vô thức bất chấp chính bản thân tôi”.
Triển lãm Ấn tượng được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1874. Tuy nhiên nó lại không thành công được như mong đợi bởi gặp phải những chỉ trích của nhiều nhà phê bình. Mãi đến triễn lãm lần thứ ba của Monet và nhiều họa sĩ khác vào năm 1876 thì thuật ngữ “ấn tượng” mới được chấp nhận và có tầm ảnh hưởng lớn trong giới.
Monet nổi tiếng trong giới nghệ thuật với các tác phẩm: Cây cầu nhật bản, Quý bà Monet trong bộ kimono, thiếu nữ trong vườn, hoa súng,…
Bức tranh Ấn tượng, mặt trời mọc của Monet được trưng bày ở Bảo tàng Marmottan tại thành phố Paris, nước Pháp.
Giai đoạn năm 1880 – 1890, Monet tiếp tục cho ra những tuyệt phẩm về cảnh nhà thờ ở Rouen, ấn tượng với những thời điểm khác nhau trong ngày. Các tuyệt phẩm này cũng đã được triển lãm lại phòng tranh Durand – Ruel vào năm 1985.
Năm 1883, khi tiếng tăm ngày càng được nổi tiếng, Monet đã thành công rực rỡ với tư cách là một nghệ sĩ. Monet đã thuê một ngôi nhà ở Giverny, ở ngoại ô Paris. Ông biến ngôi nhà trở thành một nơi lý tưởng để phát triển nghệ thuật. Monet đã dành hàng giờ để tạo nên khu vườn trong mơ và tạo nên nhiều kiệt tác cho riêng mình.
“Trong cuộc đời tôi phải luôn luôn và luôn luôn có hoa”, “Sự giàu có mà tôi có được đến từ thiên nhiên, nguồn cội cảm hứng sáng tác của tôi”.
Phong cách hội họa của “cha đẻ” trường phái Ấn tượng
Monet được xem là một trong những người nghệ sĩ mở lối cho con đường sáng tạo một cách mới lạ, độc đáo. Không đi theo “lối mòn”, ông phát triển theo đúng những gì bản thân mong muốn và yêu thích… Phá cách và sáng tạo là hai yếu tố trong hội họa khiến nhiều người biến đến Monet và trường phái Ấn tượng.
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng dồi dào cho những kiệt tác của Monet, ông say mê và yêu thích cái đẹp của sự tự nhiên. Khác với những tư duy nghệ thuật khác, Monet thích vẽ những gì ông nhìn thấy. Nhưng đến năm 1911 thì Monet mất hoàn toàn thị lực mắt phải. Bất chấp những biến chứng của căn bệnh, ông vẫn không rời khỏi công việc nghệ thuật này. Chính vì thế mà bắt đầu từ năm 1923 những bức tranh của ông đều mang sắc màu lạnh, Monet chỉ nhìn thấy màu xanh chứ không nhìn thấy những màu khác ở những ngày cuối đời. Những tác phẩm sau đó cũng được xem là nhuốm đầy màu sắc của sự cô đơn, bất lực và vô cùng tuyệt vọng.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng độc giả đã có những thông tin hữu ích về “cha đẻ” của trường phái Ấn tượng. Theo dõi chúng tôi ở những bài viết tiếp theo nhé.
Xem thêm:
=>> Top 10 họa sĩ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng nhất thế giới