Thư viện

Những tấm lòng cao cả: Bài học về giáo dục con trẻ

369

Hình thành nhân cách tốt giúp trẻ ươm mầm tư duy tích cực, hành xử thông minh và đúng mực với tất cả mọi người… “Những tấm lòng cao cả” chính là cẩm nang cho các bé hình thành và phát triển nhân cách tốt. Hơn hết đây còn là cuốn sách mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên đọc một lần trong đời để có những suy ngẫm sâu sắc về cách dạy con và phát triển cả lòng trắc ẩn bên trong mình.

Những tấm lòng cao cả: Bài học về giáo dục con trẻ

Giới thiệu về tác giả

Edmondo De Amicis (21/10/1846 – 11/3/1908) là một nhà văn, nhà báo và nhà thơ người Ý. Ông được biết đến với tác phẩm dành cho thiếu nhi nổi tiếng toàn thế giới Những tấm lòng cao cả.

De Amicis sinh tại Oneglia, thành phố biển Imperia của xứ Liguria, Italia. Ông vào trường quân đội ở Mondena và trở thành sĩ quan trong quân đội của Vương quốc Ý mới.

Ông chiến đấu trong trận Custoza trong cuộc chiến giành độc lập thứ 3 trong hàng ngũ quân đội Italia chống lại đế quốc Áo. Nước nhà độc lập, ông rời bỏ quân ngũ. Sau khi rời quân ngữ ông viết về các trải nghiệm chiến trong nhiều tại phẩm,…

Những năm cuối đời là những ngày khó khăn của De Amicis, cái chết của người mẹ gây nên cú sốc trong ông cộng với tình trạng cãi vã liên miên với vợ (hậu quả dẫn đến việc người con thứ hai Furio tự tử vì đau khổ). Thời kì này ông sống biệt lập với bên ngoài cho đến khi mất vào năm 1098 tại Bordighera.

Giới thiệu về sách Những tấm lòng cao cả 

Một cậu bé người Ý, Enrico Bottini, hằng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu, những cảm tưởng và suy nghĩ của cậu thành một cuốn nhật ký. Mỗi tháng, thầy giáo cho chép một truyện để đọc trong lớp; mỗi tháng bố hay mẹ viết cho con một lá thư; những lá thư và truyện ấy đều được xếp vào cuốn nhật ký. Ghi chép trong mười tháng, đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé mười một tuổi…

“Những tấm lòng cao cả” là một cuốn sách được viết dành cho trẻ em, cuốn sách được viết dựa trên những suy nghĩ và các câu chuyện diễn ra trong cuộc sống của cậu bé Enrico. Tuyến nhân vật được xây dựng trong sách đều mang những tính cách, địa vị xã hội khác nhau nhằm gửi gắm các thông điệp, bài học đạo đức gợi tâm hồn cao thượng, lòng trắc ẩn bên trong mỗi độc giả.

Hơn hết, cuốn sách không chỉ dành cho  trẻ em mà dù ở bất kỳ độ tuổi nào, “Tâm hồn cao thượng” cũng sẽ là một cuốn sách ý nghĩa, truyền tải những tư duy đúng đắn, làm giàu lòng trắc ẩn bên trong mỗi con người. Đức tính mà dù ở bất kỳ xã hội hay thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và cần được nhân rộng.

Những vấn đề xã hội bấy giờ của Ý cũng được nhấn mạnh trong sách khiến cuốn sách rất được ủng hộ trong thời Phát Xít Ý.

Giới thiệu về sách Những tấm lòng cao cả 

Cảm nhận về sách Những tấm lòng cao cả 

Trường học là một gia đình, học sinh như anh em phải thương yêu nhau…

Cô giáo, thầy giáo trước tiên phải thương yêu học trò, Coretti vác củi từ năm giờ sáng, vào lớp ngủ thiếp đi, thầy Perboni để đến hết giờ mới đánh thức cậu dậy, rồi ôm đầu cậu trong hai tây, hôn vào tóc cậu và nói: “Thầy không mắng đâu. Thầy biết là trước khi đến lớp, con đã phải làm lụng nhiều”.

Những suy ngẫm đầy tính nhân văn của Enrico, “Những tấm lòng cao cả” đang mượn những suy tư trong trẻo, tốt bụng của trẻ em để nói chuyện của người lớn. Tình yêu thương của những thầy cô rất quan trọng với các em. Tác giả ví trường học như một gia đình, ở đó phải có tình yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau. Tác giả cho rằng: Phải có ba mặt giáo dục tốt: của nhà trường, của gia đình và của xã hội. Những trải nghiệm, bài học hay cách tư duy và phát triển trong những năm tháng đầu đời của các con thật sự rất quan trọng. Nó đóng vai trò định hình các con là người như thế nào sau này. Giáo dục thật sự rất quan trọng, các phụ huynh cần quan tâm đúng cách để các con có thể thừa hưởng được ba mặt giáo dục tốt…

Ở lớp học, Enrico đã được gặp gỡ, đồng hành với những người bạn rất đặc biệt. De Rossi – một người bạn học rất giỏi, thành tích luôn dẫn đầu lớp nhưng không bao giờ tỏ vẻ kiêu căng. Hay Garone, người luôn biết nghĩ cho người khác, sẵn sàng ra tay giúp đỡ mọi người khi cần thiết,… Ngoài ra còn những mảnh đời khó khăn nhưng vẫn luôn cố gắng học tập như Crossi, Coretti,…

Các cậu đã lăng mạ một người bạn không hề gây sự với mình, các cậu đã nhạo báng một người tàn tật, các cậu đã tấn công một em bé yếu đuối không có sức chống cự. Các cậu đã làm một việc hèn hạ và nhục nhã nhất, có thể bôi nhọ lương tâm con người: các cậu là những kẻ hèn nhát!

Lạm dụng lòng tốt của người khác cũng là hèn: khi cả lớp làm ồn trong giờ thầy phụ giáo trẻ tuổi, Garrone chỉnh các bạn: “Các cậu lạm dụng lòng tốt của thầy, việc làm của các cậu hèn nhát lắm”

Thông qua những câu chuyện nhỏ xảy ra ở lớp học, tính cách can đảm của cậu bé Enrico làm bật lên bài học đạo đức dành cho các bé. Kẻ mạnh không phải là kẻ bắt nạt người khác để thỏa mãn chính mình. Và việc hèn nhát nhất là vô cớ gây sự, tấn công những người yếu đuối hơn mình…

Đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, phải biết giúp đỡ cụ già không nơi nương tựa, bà mẹ không có bánh ăn, đứa bé đang đói, đứa con mất mẹ, nhắc rằng đó là “những đức hạnh không thể bỏ qua”

Chỉ dẫn nhân văn từ người bà yêu quý, chúng ta có thể khác biệt, có thể mang trong mình rất nhiều kiểu tính cách khác nhau. Duy nhất, đức hạnh không thể bỏ qua chính là giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. Một trái tim ấm áp sẽ sưởi ấm những mảnh đời đang cơ cực ngoài kia…

Cảm nhận về sách Những tấm lòng cao cả 

Trích dẫn ý nghĩa từ sách

Nghệ thuật văn chương là công cụ giáo dục tốt, vì giáo dục phải tiến hành có nghệ thuật, và giáo dục chính là một nghệ thuật.

Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào tim. Đó là con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim.

Con phải yêu mến thầy vì thầy đã hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc của biết bao trẻ em, mà họ thì sẽ quên thầy. Hãy yêu mến thầy vì thầy mở mang và khai sáng trí thông minh cho con và nâng cao tâm hồn của con lên.

Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì chúng ta chắc chắn là sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong cách gia đình vậy.

Lời kết

Cuộc sống trở nên khó khăn hơn vì chúng ta sống vì người khác nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. (Albert Schweitzer)

Những bài học, thông điệp sâu sắc từ “Những tấm lòng cao cả” xứng đáng được có trên kệ sách của chúng ta. Để những giá trị tâm hồn này được lưu giữ và lan tỏa ra toàn xã hội.

0 ( 0 bình chọn )

Văn Học – Blog Văn Học Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
Văn Học (VanHoc.Net) - Trang web văn học online, nơi chia sẻ nhiều bài viết hay về văn học - nghệ thuật, các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới,...và nhiều thông tin bổ ích,hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm