Thơ Đường luật là một trong những thể loại văn chương xuất hiện từ rất sớm trong nền văn học Trung Quốc. Thể thơ này vô cùng phong phú, đa dạng và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa thi ca của nhiều quốc gia, trong đó có cả thơ Việt Nam. Và thơ Đường luật được giới thiệu đến với các em học sinh trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 tập 1 của bộ sách Cánh Diều. Như đã biết, thơ Đường luật không chỉ là một dạng nghệ thuật văn học, mà còn là một biểu tượng của sự tinh tế và sáng tạo trong sử thi và thơ ca. Hãy cùng bài viết đi khám phá thế giới đẹp đẽ của thơ Đường luật cũng như đặc điểm và các dạng thơ của nó.
1. Định nghĩa thơ Đường luật?
Thơ Đường luật hay còn gọi là thơ luật Đường là một thể thơ Đường với các luật xuất hiện vào thời nhà Đường ở Trung Quốc. Đây là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh thơ cổ phong, từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của nó và bắt đầu lan tỏa ra nhiều quốc gia lân cận với tư cách là thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Quốc nói chung. Thơ Đường luật còn được gọi là thể thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không tuân theo cách luật ấy. Thể thơ này có một hệ thống quy tắc 5 điều phức tạp: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường có các dạng thơ như thất ngôn tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú và còn rất nhiều dạng không phổ biến khác.
Thơ Đường luật xuất hiện từ thời kỳ Đường (618 – 907) tại Trung Quốc. Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc và đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thể loại thơ trong nền văn học Trung Quốc. Không những thế, đây cũng là một thể loại thơ phổ biến trong văn hóa thơ ca ở khu vực Đông Á thời trung đại. Các đời vua Trung Quốc và Việt Nam đã sử dụng thể thơ này cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài và nó trở nên phổ biến ở Việt Nam vào thời kì Bắc thuộc, chủ yếu là các cây bút quý tộc sử dụng. Thơ Đường có luật chặt chẽ nhưng khi được các thi sĩ Việt Nam tiếp nhận, nó đã được Việt hóa. Các tác giả Việt Nam đã giảm bớt những gò bó, nghiêm ngặt của luật thơ Đường để các tác phẩm trở nên lãng mạn, bay bổng và gần gũi với người Việt hơn.
2. Đặc điểm và các dạng thơ Đường luật
Thơ Đường luật có một số đặc điểm quan trọng đáng chú ý, vì chính những đặc điểm này sẽ tạo nên sự phong phú và tinh tế của thể loại thơ này:
– Ngữ điệu ấn tượng: Thơ Đường luật sẽ tập trung vào việc sử dụng từ ngữ và hình ảnh để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ. Sử dụng ngôn ngữ tinh xảo và sâu sắc thể hiện tầm quan trọng của từng từ và cụm từ xuất hiện trong bài thơ. Tác giả sẽ lựa chọn từ ngữ kỹ lưỡng để gợi lên được hình ảnh và cảm xúc đặc biệt.
– Sử dụng thanh điệu: Tính chất âm nhạc và sự lôi cuốn trong từng câu thơ được tạo ra bởi những thanh điệu hay còn gọi là âm điệu. Thơ Đường sử dụng thanh điệu này giúp tạo ra một nhịp điệu độc đáo trong thơ ca, làm chơ bản thơ trở nên cuốn hút hơn.
– Sự sâu lắng và tương tác tinh tế: Thơ Đường luật thường thể hiện sự sâu lắng và tương tác tinh tế giữa con người và tự nhiên, giữa con người và xã hội. Thông qua những từ ngữ và hình ảnh sắc nét nó thường bày tỏ tình cảm, tương tác xã hội và triết lý.
– Tốc độ lan truyền của ánh sáng: Thể thơ này thường sử dụng khái niệm về tốc độ lan truyền của ánh sáng để có thể tạo nên sự lệch hướng và thay đổi hình dạng của ánh sáng khi nó gặp phải các biên giới môi trường khác nhau. Điều này dùng để tượng trưng cho sự biến đổi và sự thay đổi trong cuộc sống và tình cảm của con người.
Những đặc điểm này giúp tạo nên sự độc đáo và phong phú của thơ Đường luật, và cũng giúp nó trở thành một phần quan trọng của di sản văn học Trung Quốc và thế giới.
Một số dạng thơ Đường luật phổ biến:
– Thơ Thất ngôn bát cú: là một thể thơ cổ xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, đến thời Đường thì được các nhà thơ đặt lại quy tắc rõ ràng, cụ thể hơn và bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn từ đó. Về cấu trúc, đúng như tên gọi thể thơ sẽ bao gồm tám câu và mỗi câu bao gồm bảy chữ. Một bài thơ Thất ngôn bát cú có cấu tạo bao gồm 4 phần: Đề, thực, luận và kết.
– Thơ Thất ngôn tứ tuyệt: mỗi bài thơ sẽ có 4 câu và mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2 và 4 hoặc chỉ các câu 2,4 phải hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thực chất đây chính là một bài thơ Thất ngôn bát cú nhưng lượt bỏ bớt bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Về luật bằng trắc và niêm, vần,…thì vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên có thể bỏ luôn luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc câu 5,6.
– Ngũ ngôn bát cú: là loại thơ bao gồm 8 câu và mỗi câu có 5 tiếng được làm theo quy định chặt chẽ của thơ Đường luật, cho nên còn được gọi là ngũ ngôn luật thi. Thơ Ngũ ngôn bát cú cũng giống như bài thơ Thất ngôn bát cú nhưng bỏ đi hai tiếng đầu câu, chỉ còn năm tiếng sau, luật còn lại vẫn giữ nguyên bằng trắc, niêm và vần.
– Ngũ ngôn tứ tuyệt: có thể nói đây là loại thơ có hình thức nhỏ bé nhất trong các thể thơ Đường luật vì bài thơ chỉ có 4 câu mà mỗi câu lại chỉ có 5 tiếng. Cấu trúc giống như một bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt nhưng sẽ bỏ đi 2 chữ đầu ở mỗi câu, những chữ và luật dùng còn lại thì giữ nguyên.
Vừa rồi là những thông tin liên quan đến thơ Đường luật là gì cũng như đặc điểm và các dạng thơ Đường luật phổ biến. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về những bài thơ Đường luật kết hợp cùng bài viết này để có thể dễ hình dung và hiểu hơn về thể thơ Đường luật.