Học Ngữ VănNgữ văn THPT

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng

486

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo có tầm ảnh hưởng của nước ta vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút của ông khá ngắn ngủi thế nhưng những tác phẩm ông để lại cho nền văn học nước nhà rất có giá trị. Cho đến hiện tại nhà văn Vũ Trọng Phụng vẫn là cái tên được nhiều độc giả yêu mến!

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng

1. Tiểu sử về nhà văn Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 tại tỉnh Hưng Yên thế nhưng ông lại lớn lên tại Hà Nội. Cha của ông là Vũ Văn Lâm mất khi ông chỉ mới được 7 tháng tuổi, mẹ của Vũ Trọng Phụng là bà Phạm Thị Khách ở vậy nuôi ông.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên khi học hết tiểu học Vũ Trọng Phụng đã phải thôi học. Đến năm 16 tuổi ông bắt đầu lao vào đời kiếm sống. Sau hai năm làm tại các nhà hàng bên ngoài, Vũ Trọng Phụng có bước tiến mới, ông chuyên tâm hơn trong việc làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

Năm 1930, ông có tác phẩm đầu tay Chống nạng lên đường tuy nhiên tác phẩm vẫn chưa gây được tiếng vang với độc giả. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, sau đó nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ độc giả.

Năm 1934, Vũ Trọng Phụng viết cuốn tiểu thuyết Dứt tình.

Tiểu sử về nhà văn Vũ Trọng Phụng

Năm 1936, con đường viết văn của Vũ Trọng Phụng phát triển nở rộ, chỉ trong vòng 1 năm ông đã cho ra mắt bốn cuốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ. 4 cuốn tiểu thuyết đều nổi tiếng, viết về thực trạng xã hội lúc bấy giờ chính vì thế các tác phẩm hút được lượng quan tâm lớn từ độc giả. Đặc biệt có Số đỏ – một tác phẩm để đời của Vũ Trọng Phụng, cho đến hiện tại tác phẩm đã được dựng phim, kịch và nhận được cơn mưa lời khen của độc giả thuộc nhiều thế hệ.

Nhắc đến Vũ Trọng Phụng ai nấy đều xót xa, ông dành trọn cuộc đời của mình để cống hiến cho nền Văn học nước nhà tuy nhiên vì nghề viết văn lúc ấy không kiếm được nhiều tiền nên ông chẳng thể đủ tiền lo cho bà nội và mẹ già. Cả cuộc đời của Vũ Trọng Phụng sống trong kham khổ. Năm 27 tuổi ông mắc căn bệnh lao phổi và qua đời khi tuổi còn rất trẻ khiến bao nhiêu người tiếc nuối vì sự nghiệp và tài năng của ông.

2. Phong cách sáng tác của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng nổi tiếng với những tác phẩm để đời, giọng văn trào phúng, châm biếm. Với ông, viết văn cần phải viết những gì chân thật nhất, vạch trần bộ mặt giả tạo của giới cầm quyền khi tìm đủ mọi cách để đẩy những người dân nghèo vào hoàn cảnh tội nghiệp. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều lên án, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ.

Tiếng cười trong văn của Vũ Trọng Phụng là tiếng cười thâm sâu, tiếng cười chế nhạo giới cầm quyền luôn tìm cách bắt nạt những người nông dân tội nghiệp. Vũ Trọng Phụng luôn đứng về phía người lao động nghèo.

Phong cách sáng tác của Vũ Trọng Phụng

3. Tác phẩm tiêu biểu

Tiểu thuyết: Dứt tình, Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc, Quý phái, Người tù được tha.

Truyện ngắn: Chống nạng lên đường, Một cái chết, Hạnh phúc của một tang gia, Cuộc vui ít có, Quyền làm bố, Con người điêu trá, Bộ răng vàng, Mơ ngày Tết, Máu mê, Lấy vợ xấu, Một con chó hay chim chuột, Một đồng bạc,…

Phóng sự: Nghề cạo giấy, Cạm bẫy người, Lục xì, Một huyện ăn Tết, Cơm thầy cơm cô, Vẽ nhọ bôi hề, Kỹ nghệ lấy Tây, Dân biểu và dân biểu.

Nổi bật trong sự nghiệp cầm bút của Vũ Trọng Phụng có Số đỏ, tác phẩm kể về cuộc đời may mắn của Xuân Tóc Đỏ. Xuân là một đứa trẻ mồ côi, không nhận được sự giáo dục đàng hoàng tử tế. Thế nhưng vì những mánh khóe, bản tính lưu manh mà cuộc đời của Xuân từng bước thăng hoa. Từ một kẻ vô học lại trở thành một người có vị trí đứng nhất định trong xã hội lúc bấy giờ. Đây là tiếng cười thâm sâu của Vũ Trọng Phụng. Số đỏ khiến cho người đọc không ngừng cười với nhiều tình huống châm biếm. Tác phẩm muốn phơi bày, vạch trần bộ mặt giả tạo của gia đình nhà cụ cố Hồng. Vì đồng tiền mà họ bất chấp tất cả, không cần biết đạo đức hay tự trọng đặt ở đâu, họ có thể vui mừng vì cái chết của cụ cố tổ chỉ vì cái chết ấy giúp họ có được tài sản.

Tác phẩm Giông tố của Vũ Trọng Phụng cũng là tác phẩm để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm. Giông tố kể về cuộc đời của cô gái tên Thị Mịch, trong một lần đi qua đường làng không may Thị Mịch bị Nghị Hách hãm hiếp. Sau đó vì uất ức cha của Thị đã đâm đơn kiệng tên Nghị Hách tuy nhiên vì đồng tiền và quyền lực tên này đã “bịt miệng” được quan. Vì đã mang thai nên Thị đã trở thành vợ của Nghị Hách. Từ một cô gái thôn quê đơn thuần, khi bước vào vòng xoáy tiền bạc, địa vị Thị lột xác trở thành một người khác. Dù đã có chồng nhưng Thị vẫn qua lại với Long là tình cũ của mình. Long là một gã không ra gì khi hắn qua lại với vợ lẽ của Nghị Hách. Một tấn bi kịch nối tiếp nhau, một gia đình rối ren và một tên quan Nghị Hách ham mê tiền bạc, bại hoại đạo đức. Truyện khép lại bằng cái kết thích đáng tên Nghị Hách cuối cùng cũng mất vợ, mất tiền vì sự độc ác của mình.

4. Nhận định về Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng chỉ có duy nhất một cô con gái tên là Vũ Mỵ Hằng. Sinh thời nhà văn sống bấn bách, khổ sở cho đến khi chết. Bản thân nhà văn Vũ Trọng Phụng là người mực thước, chỉn chu với gia đình. Người như vậy không thể nói có chuyện ong bướm, càng không có chuyện vợ này con nọ. – Nghiêm Xuân Sơn

Người ta đã trải đời thì phải hoài nghi. Chính vì quan điểm này mà tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn là những gam màu nóng nhất, những góc khuất sắc sảo nhất trên bức tranh thế hệ cũ, và cũng nhờ sự chân thực ấy mà gần một thế kỷ qua, tác phẩm của ông vẫn chưa bao giờ lỗi thời. – Nhà phê bình Vũ Tuấn Anh

Nhận định về Vũ Trọng Phụng

Anh ta đã thu của cuộc đời được những gì mà bắt anh hiến nhiều thế? Không! Tôi biết anh là một nhà văn, mà là một nhà văn sống trong sự bần bạc, chết trong sự bần bạc. – Lưu Trọng Lư

Cái độc đáo của Vũ Trọng Phụng thì rất nhiều. Ông mất rất sớm nhưng đã để lại 8 tiểu thuyết, 4 phóng sự dài, nhiều bài báo, tiểu luận. Trường hợp đó trong lịch sử văn học thế giới rất hiếm. Trong số các tác phẩm đó, tôi thấy Vũ Trọng Phụng có hai tiểu thuyết “Số đỏ” và “Giông tố” là hai tiểu thuyết quan trọng nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ 20.

Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vẫn mang những câu chuyện đặc biệt, để lại nhiều dấu ấn cho người đọc.

0 ( 0 bình chọn )

Văn Học – Blog Văn Học Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
Văn Học (VanHoc.Net) - Trang web văn học online, nơi chia sẻ nhiều bài viết hay về văn học - nghệ thuật, các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới,...và nhiều thông tin bổ ích,hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm