Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khác biệt hóa là một nhu cầu và yêu cầu tất yếu với tất cả các doanh nghiệp. Làm thế nào để khác biệt hóa mà không đánh mất bản sắc của doanh nghiệp, liệu có có quan điểm nào về khác biệt hóa được trình bày bài bản. Hãy đọc sách Khác biệt hay là chết để hiểu được toàn bộ vấn đề.
Tác giả sách Khác biệt hay là chết
Khác biệt hay là chết được biết bởi Jack Trout và Steve Rivkin. Hai tác giả này đều sở hữu những cơ ngơi kinh doanh đồ sộ của riêng mình. Bạn đọc chắc hẳn thấy cái tên Jack Trout rất quen thuộc vì ông là tác giả của cuốn sách 22 quy luật bất biến của marketing. Steve cũng đã tạo nên những cái tên nổi tiếng như Tạo dựng thương hiệu hay Theo chiều ý tưởng. Hai tác giả đều là những diễn giả về marketing đầy kinh nghiệm và truyền cảm hứng cho rất nhiều chủ doanh nghiệp.
Review sách Khác biệt hay là chết – Jack Trout & Steve Rivkin
Nội dung cuốn Khác biệt hay là chết
Chính cuốn sách Khác biệt hay là chết đã đặt nền móng cho quan điểm khác biệt hóa ra trong doanh nghiệp. Xuất phát ban đầu là một thuật ngữ trong marketing, khác biệt hóa nay trở thành một yếu tố trong kinh doanh và phổ biến trong cả đời sống hàng ngày.
Tại sao phải khác biệt hóa
Tại sao cần phải khác biệt hoá? Hai tác giả đưa ra những số liệu có thể khiến chúng ta giật mình. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, khiến cho mọi thứ dễ dàng bị sao chép và sự khác biệt ngày càng hiếm đi.
Số liệu thống kê cho thấy thông tin trong một tờ tạp chí hiện nay bằng lượng kiến thức của một thanh niên ở thế kỷ 17. Trong 30 năm gần đây chúng ta đã tạo ra lượng thông tin bằng cả 5000 năm trước đó. Mỗi năm trôi qua trên thế giới lại có hàng triệu website mới ra đời, chưa kể tới hàng chục triệu website đã có từ trước đó.
Trong một thế giới liên tục biến động và khách hàng bị bội thực thông tin, làm thế nào để sản phẩm của chúng ta có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Giữa hàng chục hàng trăm hàng ngàn thương hiệu giống nhau, làm thế nào nào để chúng ta trở thành sự lựa chọn thu hút khách hàng đây?
Lầm tưởng về khác biệt hóa trong Khác biệt hay là chết
Đọc đến đây, hình nhiều người đã nghĩ ra rất nhiều phương cách để khác biệt hóa sản phẩm. Nhưng đừng vội vàng, đôi khi chúng ta nhầm lẫn khác biệt hóa với những khái niệm thông thường khác. Chúng ta cho rằng cải tiến chất lượng chính là khác biệt hóa.
Nhưng không, chất lượng sản phẩm dịch vụ và định hướng khách hàng hiếm khi là những ý tưởng khác biệt hóa. Giá cả lại càng không phải là một ý tưởng khác biệt hóa. Đa dạng chủng loại sản phẩm có thể không tạo ra sự khác biệt mà còn đem lại tác dụng phụ cho thương hiệu. Đó là vấn đề cần lưu ý trong Khác biệt hay là chết.
Bốn bước để khác biệt hóa
Sau khi phân tích những lầm tưởng về khác biệt hóa, Khác biệt hay là chết đã trình bày bốn bước cụ thể để tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu.
Điều đầu tiên để khác biệt hóa chính là xác định một thông điệp phù hợp và có ý nghĩa. Có ý nghĩa với sản phẩm với khách hàng nhưng cũng phải phù hợp với tình hình thị trường hiện tại. Nó được coi là một thông điệp đúng người, đúng thời điểm.
Bước 2 sau khi đã xác định được thông điệp của mình, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng chỉ có bạn mới sở hữu được điểm khác biệt này. Đó chính là rào cản để những doanh nghiệp khác không thể chen chân vào tâm trí khách hàng.
Bước 3, sự khác biệt của bạn cần những lập luận để chứng minh. Cụ thể hơn sự khác biệt của bạn phải có chứng cứ xác thực. Bạn không thể khác biệt hóa chỉ bằng cách nói suông, hãy giải thích rõ sự khác biệt trong sản phẩm của bạn.
Bước 4 cũng là bước cuối cùng, đó chính là truyền thông về sự khác biệt của bạn. Một kế hoạch marketing thành công luôn cần có đủ nguồn lực. Một ý tưởng khác biệt hóa tốt vẫn là chưa đủ, bạn cần xây dựng một kế hoạch quảng cáo nhằm giới thiệu sự khác biệt của bạn đến với thị trường. Hãy tận dụng nhiều kênh truyền thống khác nhau để lan tỏa đi thông điệp của mình.
Khác biệt nhưng vẫn phải logic, đó chính là quan điểm trong sách Khác biệt hay là chết.
Các tác giả gợi ý những ý tưởng để bạn trở thành thành một phiên bản khác biệt. Những ý tưởng khác biệt hóa tuyệt vời có thể kể tới như trở thành số 1, sở hữu một thuộc tính khác biệt, dẫn đầu thị trường, chuyên biệt thị trường,… đều là những phương án khác biệt hóa mà một doanh nghiệp có thể cân nhắc.
Hãy làm rõ cho khách hàng thấy khi mua sản phẩm này họ sẽ nhận được đãi đặc biệt. Sản phẩm của bạn cung cấp những đặc điểm mà đối thủ cạnh tranh không thể có. Những đặc điểm ấy phải đủ mạnh để lôi kéo khách hàng đến với sản phẩm của bạn. Đương nhiên để có được điều đó, bạn cần chú trọng vào đặc điểm của đối thủ làm cho khách hàng không thỏa mãn.
Khác biệt hay là chết cũng đưa ra những lầm tưởng vì khác biệt hóa. Đó là những sai lầm mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình khác biệt hóa sản phẩm.
Lấy minh họa về một doanh nghiệp bánh ngọt đã tăng trưởng ảnh và hủy hoại đã phát triển. Nabisco đã nhanh chóng thành công với loại bánh ngọt Snack Well’s. Sau đó họ vội vàng mở rộng thị trường với những thương hiệu bánh ngọt khác, nhưng không dòng sản phẩm nào có được chất lượng tuyệt vời như Snack Well’s. Nabisco nhanh chóng xuống dốc, mất đi định vị thương hiệu đang xây dựng, mất luôn cả chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.
Đôi khi việc cố gắng mở rộng danh mục sản phẩm lại đồng nghĩa với việc bạn đang xóa bỏ dần sự khác biệt đặc thù của mình.
Duy trì sự khác biệt hóa
Làm thế nào để duy trì khác biệt cũng là một vấn đề được trình bày trong sách Khác biệt hay là chết. Thời gian qua đi với những sự thay đổi trong cấp quản lý thì sự khác biệt của sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Chúng ta phải nghĩ ra cách để duy trì cảm nhận về sự khác biệt trong tâm trí của những thế hệ quản trị sau này. Khác biệt hóa nhưng vẫn phải nhất quán, đặc biệt là sự thống nhất trong thông điệp quảng cáo. Thể hiện sự khác biệt của mình trong hoạt động nhưng đừng bao giờ quên bản sắc doanh nghiệp.
Lời kết
Trong một thị trường đầy sóng gió và việc sao chép ý tưởng xảy ra như cơm bữa, thương hiệu của bạn phải có sự độc đáo và sức mạnh để thể hiện cũng như duy trì sự độc đáo đó. Hãy đọc sách Khác biệt hay là chết, đó có thể là sự khác biệt trong thương hiệu cá nhân hoặc thương hiệu sản phẩm. Chúc cho bạn sẽ tự xây dựng cho mình một vị thế vững vàng hơn trong một thế giới đầy cạnh tranh, hãy tự tin đối mặt với khi những sóng gió mà thị trường mang đến.