Kiến thức vuiTổng hợp

Thanh mai trúc mã là gì? Nguồn gốc ra đời câu thành ngữ

1263

Tình yêu ngày nay có bao nhiêu câu thả thính thì các cụ ngày xưa yêu nhau cũng dành cho nhau những câu nói yêu thương được thể hiện thông qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ hay là những vần thơ đối đáp, câu hát giao duyên cũng có. Và các cụ ngày xưa có một câu thành ngữ nổi tiếng để thể hiện cho việc đẹp đôi của các cặp đôi, đó là thành ngữ “Thanh mai trúc mã”. Vậy “Thanh mai trúc mã” là gì? Câu thành ngữ này bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau. 

“Thanh mai trúc mã” là câu thành ngữ phổ biến trong cuộc sống

Phân tích ý nghĩa “thanh mai trúc mã” là gì? 

Trước khi chúng ta hiểu rõ nghĩa của nguyên câu thành ngữ “thanh mai trúc mã” là gì, trước tiên phân tích ý nghĩa của từng từ trong đó. 

  • Ý nghĩa từ “mai” trong “thanh mai trúc mã”: Ở các tác phẩm văn học nước ta và Trung Hoa thì hầu hết đều có đề cập đến cây mai – một loại cây có hoa phổ biến trong dịp lễ Tết cổ truyền. Cây mai là loài cây thích hợp với không khí nóng ở miền Nam, ra hoa vào đúng dịp Tết. Trong hình ảnh văn học, cây mai là loại cây có thân hình mỏng manh và bé nhỏ. Hoa mai có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng, tuy nhỏ bé nhưng cây mai luôn chống chịu qua được không khí lạnh buốt của mùa đông để rồi nở hoa giữa tiết trời xuân ấm áp. Chình vì vậy hình ảnh cây mai được nhiều người nhận xét và so sánh như là chữ “dũng” và “nhẫn”.
  • Ý nghĩa của từ “trúc” trong “thanh mai trúc mã”: Trúc là một loại cây thuộc họ hàng với cây tre, loại cây này thường được dùng để làm vật phong thủy. Ngoài ra cây trúc cũng được sử dụng để làm một số đồ dùng trong gia đình và những món đồ thủ công mỹ nghệ. Sở dĩ trúc được ứng dụng nhiều như vậy vì nó dẻo dai, có độ bền cao và đặc biệt và mang đến cảm giác gần gũi cho người dùng. 

Nghĩa của câu thành ngữ “thanh mai trúc mã”: Sau khi phân tích “mai” với “trúc” vì sao xuất hiện trong câu thành ngữ thì chúng ta hiểu được rằng đây là hai loài cây tượng trưng cho những điều tốt đẹp, theo phong tục của người Trung Quốc đây 2 trong 4 loại cây tứ quý trong bộ tranh “tùng cúc trúc mai”. 

  • “Thanh mai”: Ý chỉ những cành mai tươi mới, thanh mảnh nhưng cực kỳ uyển chuyển và duyên dáng. Nó giống như hình ảnh của một người con gái mới lớn còn e ấp, thẹn thùng nhưng cũng đầy duyên dáng và quyến rũ. Thanh mai chỉ sắc đẹp, sự dịu dàng và đức hạnh của người con gái. 
  • “Trúc mã”: Đây là từ để nói về một trò chơi cưỡi ngựa trúc của trẻ em thời xưa bên Trung Quốc. Trẻ em nam bên Trung Quốc thường lấy cành trúc để làm ngựa cưỡi trong những cuộc chơi, chính vì thế dùng từ “trúc mã” để chỉ người con trai dũng mãnh, can đảm và oai vệ. “Trúc mã” được hiểu như một tình yêu mãnh liệt mà chàng trai dành cho cô gái, anh sẽ sử dụng sức mạnh và sự thông minh của mình để bảo vệ tình yêu đẹp của họ. 
Câu thành ngữ “thanh mai trúc mã”mượn ý từ Trung Quốc

Cách dùng của câu thành ngữ “thanh mai trúc mã”

Ông bà ta dùng câu thành ngữ này để chỉ những cặp đôi nam nữ quen biết nhau khi mới chập chững biết đi. Sau đó làm bạn của nhau khi mới lên 9 lên 10. Trong cuộc sống của người này luôn tồn tại bóng dáng của người kia một cách rất tự nhiên và cứ như thế cùng nhau lớn lên. Trước kia, những cặp đôi được gọi là “thanh mai trúc mã” thường được hai bên gia đình rất ưng ý và thường ghép họ thành một đôi khi lớn lên và bàn nhau chuyện cưới xin.

Tình yêu “thanh mai trúc mã” là một tình yêu đẹp từ thuở nhỏ

Các cặp đôi “thanh mai trúc mã” luôn đầy ắp kỷ niệm đẹp và cả hai đã dành cho nhau nhiều tình cảm thân thiết. Nếu như họ không thể thành đôi thì họ vẫn giữ mối quan hệ khăng khít và trở thành một tình bạn bền vững. 

Câu đồng nghĩa với thành ngữ “thanh mai trúc mã”

Ngoài câu thành ngữ “thanh mai trúc mã”, người xưa còn có một số câu khác có cùng ý nghĩa chẳng hạn như: 

  • “Loan phụng sắt cầm”: Nói về tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa son sắc, bền chặt
  • “Loan phụng hòa mình”: Là hình ảnh của sự hài hòa, cân đối, đẹp đẽ ở trai gái
  • “Trai tài gái sắc”: Chỉ những người đàn ông đẹp trai, khôi ngô, tuấn tú, thông minh kết hôn với những cô gái xinh đẹp, dịu dàng và giỏi giang. 
  • “Long phụng hoa duyên”: Hình ảnh của một người con trai và một người con gái tài sắc vẹn toàn lúc về chung một mái ấm. 

KẾT LUẬN

Qua bài viết trên hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc “thanh mai trúc mã là gì?”, một câu thành ngữ nổi tiếng trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi, đừng quên theo dõi thêm thật nhiều bài viết tại website nhé!

2 ( 1 bình chọn )

VanHoc.Net – Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
VanHoc.Net - Chuyên trang Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế giới,...với nhiều thông tin bổ ích, hay & hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm