Ngữ văn THCSTác giả - Tác phẩmVăn học Việt Nam

Tắt đèn – Ánh sáng le lói của số phận những người bất hạnh

575

Có lẽ khi nhắc đến Văn học Việt Nam, không có học sinh nào là không biết đến chị Dậu – nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Chị Dậu đại diện cho hình ảnh người nông dân khốn khổ phải chịu sự áp bức từ xã hội phong kiến.

Cảm nhận về Tắt đèn - Ngô Tất Tố

Đôi nét về nhà văn Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố (1893 – 1954) ông là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có tầm ảnh hưởng ở nước ta vào những năm trước 1954.

Xuất thân trong gia đình có truyền thống học chính vì thế từ nhỏ Ngô Tất Tố đã được tiếp xúc và thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về cách mạng; sau này sáng tác của ông luôn hướng về người nông dân nghèo bị áp bức.

Một số tác phẩm của Ngô Tất Tố: Lều chõng, Hoàng Lê nhất thống chí, Trong rừng Nho, Đề Thám, Đường thi, Thơ và tình,…

Tắt đèn

Tại vì sao tác phẩm lại có tên là Tắt đèn? Hình ảnh bóng tối là hiện thân của chị Dậu, cuộc đời của chị phải sống trong bóng tối của sự nghèo khổ, bất công. Tất cả những thứ tồi tệ, đau khổ nhất đều đến với chị Dậu.

Hình ảnh bóng tối là hiện thân của chị Dậu, cuộc đời của chị phải sống trong bóng tối của sự nghèo khổ, bất công.

Tắt đèn kể về câu chuyện gia đình chị Dậu, một gia đình nghèo và khó khăn, thuộc tầng lớp ở dưới đáy của xã hội lúc bấy giờ. Cái nghèo cứ đeo bám gia đình chị cùng với những chính sách bất công từ xã hội phong kiến khiến cho cuộc sống của chị Dậu rơi vào bế tắc.

Thực dân Pháp đô hộ dân ta, chúng nghĩ ra muôn vàn mưu hèn, kế bẩn đặt lên vai nhân dân ta nhiều chính sách áp bức khắc nghiệt. Những người nông dân nghèo chỉ biết nai lưng đi làm để đóng tiền sưu, chống chọi lại sự vô lý của thực dân Pháp. Những thứ thuế ấy khiến người dân khốn khổ vô cùng.

Tháng tám năm ngoái mẹ anh Dậu qua đời, đến tháng Giêng năm nay em trai anh Dậu vì phải gió lạnh mà chết. Anh Dậu là một người hết sức tằn tiện, thế nhưng hai cái đám ma ấy cũng lôi kéo đi của anh hai món là làng hết đúng sáu đồng, và hai cổ quan tài hết gần tám đồng. Nhà không có, anh phải quang co tần tảo cho có… Tháng ba đến giờ thần bệnh sốt rét ở đâu kéo đến, nó bắt anh cứ phải nghỉ việc nằm ở nhà.

Mọi gánh nặng lúc này dồn hết lên vai chị Dậu, sự nghèo khổ khiến anh Dậu không ngừng lo lắng khi chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày nộp sưu. Cả nhà lúc này như đang ngồi trên chảo lửa. Hàng trăm thứ thuế vô lý được gán lên người dân. Mặc dù vừa phải chịu tang hai người trong nhà nhưng gia đình chị Dậu vẫn không thoát khỏi cảnh phải đóng sưu thuế.

Chị Dậu vì để gom đủ tiền đóng sưu thuế đã phải bán cả đàn chó rồi đến bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra. Ấy vậy mà khi thấy gia đình chị không đủ tiền đóng sưu, những tên cai lệ không chút tình thương đánh đập anh Dậu dã man khi anh đang ốm. Quá đáng hơn khi bọn chúng bắt gia đình chị Dậu phải đóng thuế cho người đã chết.

“Cai lệ không để cho kẻ hỏi được có thời gian phân trần. Nhanh như cắt, chuyển phắt cây roi song sang tay trái và nắm chặt năm ngón tay phải, đưa luôn vào ngực anh Dậu một mớ quả thụi. Cái thụi chuyên môn của người công khác hẳn thứ thụi phổ thông của thường dân. Anh Dậu chỉ ức mấy tiếng, chứ không thể kêu lên được. Thuận tay, ông Cai lệ túm lấy cổ anh Dậu…”

Gia đình chị Dậu bị dồn vào đường cùng, đến một bữa ăn tử tế cũng không có lấy tiền đâu mà đóng sưu thuế. Ấy vậy mà bọn cai lệ nào có cảm thông cho hoàn cảnh ấy, bọn chúng chỉ biết đến tiền, nếu không đóng đủ tiền sưu thuế bọn chúng sẽ tìm đủ mọi cách từ đánh đập đến áp bức để gia đình chị đóng đủ.

Gia đình chị Dậu bị dồn vào đường cùng, đến một bữa ăn tử tế cũng không có lấy tiền đâu mà đóng sưu thuế.

Tắt đèn thể hiện cuộc đời tối tăm của chị Dậu, từ việc bị áp bức đến đường cùng đến việc một cụ ông đã ngoài 80 tuổi vẫn còn giở trỏ đồi bại với chị. “Tắt đèn” là tiếng than của một cuộc đời đầy nước mắt và bất hạnh, thương thay cho một xã hội bị đồng tiền làm mờ con mắt, đạo đức bại hoại.

Tắt đèn ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào hình ảnh ấy vẫn hiện lên vô cùng đẹp đẽ, Chị Dậu là một người phụ nữ như thế, chị luôn tần tảo sớm hôm, yêu thương chồng con và rất chăm chỉ. Vẻ đẹp của chị còn thể hiện qua sự hy sinh vì gia đình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu vẫn hiện lên.

Sự vùng dậy của chị Dậu chứng minh cho câu nói “Tức nước vỡ bờ”

“Chị Dậu nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”

Sự vùng dậy của chị Dậu chứng minh cho câu nói “Tức nước vỡ bờ”

Cái kết của Tắt đèn thể hiện sự bế tắc của nhân vật, dưới sự áp bức bóc lột đáng sợ của giới cầm quyền khiến người dân lao động nghèo chẳng thể thở nổi. Qua đó chúng ta thấy được hình ảnh của chị Dậu hiện lên đẹp như thế nào.

Dù đã đi qua rất nhiều tháng năm, lớp bụi của thời gian thế nhưng chị Dậu vẫn sống trong lòng độc giả qua bao nhiêu thế hệ. Điều này được thể hiện khi chúng ta nhắc đến cảnh sống cơ cực, nghèo khổ mọi người thường nhớ ngay đến chị Dậu.

Sự tài tình của Ngô Tất Tố khi khắc họa rõ nét sự đau khổ của nhân vật trong từng hoàn cảnh, dù chịu đựng đủ thứ đắng cay thế nhưng vẻ đẹp của chị Dậu vẫn được hiện lên. Tắt đèn như một cú tát thẳng vào xã hội thực dân nửa phong kiến đã chèn ép, áp bức và tước đi quyền được làm người của những người dân tội nghiệp.

“Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn còn phải sống lâu thọ hơn cả một số văn gia đương kim hôm nay. Chị Dậu, đích là tác giả Ngô Tất Tố hóa thân ra mà thôi. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu vì toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên. – Nguyễn Tuân.”

0 ( 0 bình chọn )

Văn Học – Blog Văn Học Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
Văn Học (VanHoc.Net) - Trang web văn học online, nơi chia sẻ nhiều bài viết hay về văn học - nghệ thuật, các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới,...và nhiều thông tin bổ ích,hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm