Để bài văn nghị luận xã hội thêm phần hấp dẫn, chúng ta không thể nào thiếu những dẫn chứng đầy sức thuyết phục. Dưới đây là những dẫn chứng nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan mời bạn tham khảo!
1/ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, sống trong cảnh nước mất nhà tan Bác với hai bàn tay trắng ra đi tìm đường cứu nước. Mặc dù trải qua vô vàn khó khăn nhưng bác luôn tin vào quyết định của bản thân, tin vào sứ mệnh cứu nước của chính mình. Khi bị bắt vào ngục tù Bác vẫn chưa từng một lần có ý định từ bỏ. Bác luôn lấy Đảng để làm ngọn cờ chỉ lối. Và với tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh của bác ta, Bác Hồ đã đem vinh quang về cho Việt Nam, Bác đã lãnh đạo dân tộc ta thoát khỏi cảnh nước mất nhà tan.
2/ Lê Thanh Thúy là một cô gái lạc quan, yêu đời. Mặc dù bản thân phải đối diện với căn bệnh ung thư quái ác thế nhưng cô lại chọn cách đối diện với nó một cách tích cực nhất. Bản thân là bệnh nhân ung thư thế nên Thúy rất hiểu cảm giác của những người không may mắc phải căn bệnh quái ác như mình thế nên cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ những bệnh nhân ung thư khác. Cho đến hiện tại, mặc dù Thúy đã đi rất xa thế nhưng những ước nguyện cao đẹp của chị vẫn đang được thực hiện.
3/ Helen Keller (1880 – 1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp trường cao đẳng. Mặc dù sống trong thế giới chẳng có ánh sáng, cũng không có âm thanh thế nhưng bằng sự lạc quan, nghị lực sống Helen Keller đã cho ra nhiều tác phẩm để đời, bà có nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa. Đối với nhà văn Helen Keller niềm tin, sự lạc quan sẽ giúp chúng ta sống một cuộc đời thật tốt và ý nghĩa.
4/ Nhà toán học, vật lý học, thiên văn học vĩ đại người Anh Isaac Newton có tuổi thơ vô cùng bất hạnh khi ông mồ côi cha khi chỉ vừa mới chào đời được ba tháng, Newton sinh non và rất yếu, ngay từ đầu người ta còn tưởng ông chẳng thể qua khỏi. Từ nhỏ, Newton phải sống cùng ông bà. Cuộc đời của ông có nhiều thăng trầm, cho đến khi trưởng thành Newton vẫn bị ám ảnh tâm lý tuổi thơ, ông không có vợ con chỉ sống cùng cháu gái tại Cranbury Park. Không vì hoàn cảnh khó khăn mà Newton từ bỏ đam mê của mình, những phát minh và phát hiện vĩ đại của ông đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển và thay đổi của thế giới cho đến ngày hôm nay.
5/ Nick Vujicic là một diễn giả nổi tiếng trên thế giới, thế nhưng khi sinh ra ông bị thiếu hai tay, hai chân. Từng nhiều lần có ý định tự tử nhưng không thành, sau này những khó khăn, khuyết điểm ấy của ông lại trở thành động lực để ông trở thành diễn giả nổi tiếng truyền cảm hứng sống cho rất nhiều người trên thế giới.
6/ Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng với cơ thể nhỏ bé chỉ khoảng 20kg thế nhưng anh lại có nghị lực sống phi thường khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Thấu hiểu cảm giác của những người khiếm khuyết cơ thể, anh Hùng đã mở trung tâm tin học cho những người có hoàn cảnh giống mình. Cho đến hiện tại anh đã và đang mang lại cơ hội công việc cho rất nhiều mảnh đời khó khăn. Năm 2006, anh Hùng vinh dự được bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc.
7/ Nhà vật lý Stephen Hawking
Stephen Hawking là một nhà vật lý nổi tiếng thế giới, mặc dù mắc căn bệnh hiểm nghèo thế nhưng ai cũng phải ngưỡng mộ về những đóng góp của ông cho nền khoa học thế giới.
Năm 21 tuổi khi đang theo học cao học, Stephen Hawking được chẩn đoán là mắc căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên, còn gọi là bệnh Lou Gehrig, căn bệnh phá hủy hệ thống neuron thần kinh của cơ thể khiến ông bị liệt. Các bác sĩ cho rằng ông chỉ có thể sống thêm hai năm đó được xem là kỳ tích rồi. Thế nhưng may mắn thay căn bệnh của ông mắc phải tiến triển chậm hơn, điều này giúp ông sống thêm được hơn nửa thế kỷ. Và với thời gian này Hawking đã nghiên cứu và cho ra rất nhiều thành tựu khoa học rực rỡ cho thế giới.
“Cuộc sống có khó khăn thế nào đi nữa, luôn luôn có một điều gì đó bạn có thể làm và thành công.”
8/ Terry Fox là một vận động viên nổi tiếng người Canada. Sau khi bị chẩn đoán mắc ung thư xương anh đã phải cắt cụt một chân của mình đi. Không vì hoàn cảnh khó khăn mà anh từ bỏ cuộc sống của mình, Terry Fox vẫn kiên cường, nghị lực đối diện với thực tế khắc nghiệt. Năm 1980 cùng với chiếc chân giả, Terry Fox đã lan tỏa được sự tích cực của mình thông qua hành trình chạy bộ để quyên góp tiền nghiên cứu căn bệnh ung thư. Sau đó, anh đã mất vì căn bệnh hiểm nghèo thế nhưng cuộc thi chạy Terry Fox vẫn được tổ chức hàng năm ở hơn 60 quốc gia.