Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THPT

Phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu

104

Nguyễn Minh Châu là một cây bút xuất sắc của nền Văn học Việt Nam sau thời kì năm 1875. Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu đều hướng đến đề tài cuộc sống và con người. Không chỉ mang lại cho độc giả một tác phẩm đặc sắc, câu từ trau chuốt mà thông điệp của các tác phẩm ấy giúp cho độc giả thêm yêu quý nhà văn này. Nổi bật trong sự nghiệp viết văn của Nguyễn Minh Châu có truyện ngắn “Bức tranh”. Truyện ngắn để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu

Bức tranh xoay quanh hai nhân vật chính là đó là họa sĩ và người chiến sĩ. Anh họa sĩ có những trăn trở trong lòng về những khiếm khuyết của chính mình. Giống như những gì chúng ta trông thấy ở người khác, chỉ là vẻ bề ngoài, chỉ là thứ người khác muốn thể hiện cho ta xem còn sâu bên trong thì chẳng ai biết được. Câu chuyện góc tối phía sau ánh hào quang sẽ được hé lộ.

Người họa sĩ trong câu chuyện này là người nghệ sĩ thực thụ, anh có tài năng. Đặc biệt trong công việc anh luôn nghiêm túc, chỉn chu với những tác phẩm mình làm ra.

“Tôi là một họa sĩ, Tôi không phải là một người viết văn. Tôi phải tự giới thiệu như vậy ngay từ đầu, không hề có ý muốn mong chờ hay cầu khẩn nơi các bạn đọc một thái độ rộng lượng. Ngay từ đầu, tôi phải nói vậy để tự dặn mình, tự ra lệnh cho mình, tôi viết chuyện này ra đây là viết cho tôi, cho một bức tranh tôi vừa vẽ xong.”

Bức kí họa “Chiến sĩ giải phóng quân” của anh nhận được sự yêu mến từ rất nhiều người, vậy nên họ bắt đầu hỏi để được mua về trưng bày. Người họa sĩ tự biết bản thân mình vẫn còn rất nhiều điều thiếu sót cần được học hỏi. Khi người họa sĩ mang theo những bức họa của mình lên đường công tác thì không may anh bị trượt chân và bị thương, trong cái họa có cái may, anh đã được người chiến sĩ giúp đỡ.

“Người chiến sĩ thồ tranh cho tôi đang đi phía trước, cách một quãng khá xa, vội vã quay lộn lại. Nếu anh không đến kịp có lẽ là tôi bị dòng suối cuốn đi. Anh cởi chiếc ba lô sau lưng cho tôi, khoác vào trước ngực mình. Anh đỡ lấy tôi, giúp tôi rút cái chân lên. Rồi dìu tôi đi.”

Điều khiến bạn đọc bất ngờ, người chiến sĩ này chính là người bị họa sĩ từ chối khi anh chiến sĩ có nhờ họa sĩ vẽ cho một bức họa. Người họa sĩ lúc này cảm thấy mình có lỗi và gửi lời xin lỗi đến chiến sĩ: “Tôi xin lỗi đồng chí về cái việc hôm qua, đến mai thế nào tôi cũng vẽ cho đồng chí. Một bức thật đẹp!”.

người họa sĩ tài năng đã hoàn thành bức vẽ người chiến sĩ thồ trong nửa tiếng đồng hồ

Vậy là trong đêm đó, người họa sĩ tài năng đã hoàn thành bức vẽ người chiến sĩ thồ trong nửa tiếng đồng hồ. Người họa sĩ tự ý thức được rằng bản thân không thể chậm chạp vì cả hai đều phải cùng đoàn lên đường để đi chặng tiếp theo. “Cả hai chúng tôi đều vội, đến nỗi anh cũng chẳng kịp viết thư mà chỉ kịp ghi cho tôi cái địa chỉ. Rồi hai chúng tôi chia tay nhau.”

Nhờ sự tài năng ấy, sau này bực họa truyền thần kia nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ra đến nước ngoài. Có lẽ vì tấm lòng của người họa sĩ đặt trong bức tranh ấy rất nhiều thế nên người xem có thể cảm nhận được ý nghĩa đặc biệt của bức tranh ấy.

Khi ấy trong lòng người họa sĩ ngập tràn sự nhiệt huyết, anh nghĩ rằng khi mình trở về sẽ mang bức tranh trao tận tay cho người chiến sĩ như lời đã hứa. Thế nhưng sau khi về anh bị công việc, cuộc sống “làm phiền” nhiều đến mức anh bị cuống vào vòng xoáy ấy lúc này không hay. Và rồi người họa sĩ đã không giữ đúng lời hứa của mình là sẽ mang tranh đến cho người chiến sĩ ấy.

Và rồi cuộc gặp gỡ tình cờ của người họa sĩ và anh chiến sĩ tại tiệm cắt tóc. Cuộc gặp gỡ này chính là mở đầu cho hành trình dằn vặt lương tâm của người họa sĩ kia. Người họa sĩ nhận ra vì sự vô tâm của mình đã khiến cho người chiến sĩ kia phải chịu đựng nỗi đau đó là người mẹ vì thương nhớ con đã mù hai đôi mắt.

Cuộc gặp gỡ này chính là mở đầu cho hành trình dằn vặt lương tâm của người họa sĩ kia

Lúc đầu người họa sĩ vẫn nghĩ rằng do mình có công việc bận nên mình bị lãng quên, anh suy nghĩ đủ mọi lý do tuy nhiên trong lòng anh vẫn dằn vặt. “Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa tấm ảnh đến cho gia đình anh? Tại sao tôi không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, và cũng thực tâm lắm chứ?”

Sau rất nhiều lần đấu tranh tâm lý, cuối cùng anh họa sĩ cũng chịu nói lời xin lỗi với người chiến sĩ: “Tôi xin nhận đã gây thêm đau khổ cho bà mẹ anh. Tôi đã lừa dối anh. Tôi thu thêm được nhiều tiền của và tiếng tăm trên sự đau khổ của anh.” Sự thừa nhận lỗi lầm ấy không chỉ khiến cho bản thân người họa sĩ thấy nhẹ nhõm mà người chiến sĩ kia cũng được an ủi đôi phần.

Nhân vật người chiến sĩ khiến bạn đọc không khỏi bất ngờ trước thái độ của mình, ban đầu khi bị từ chối vẽ tranh người chiến sĩ vẫn bình thản, sau khi biết được người họa sĩ không mang tranh đến nhà như lời đã hứa anh không một lời trách móc người họa sĩ kia, anh vẫn cắt tóc và nói chuyện với họa sĩ một cách bình tĩnh nhất. Có thể nói tấm lòng bao dung của người chiến sĩ ấy giúp người họa sĩ tự biết sai lầm của mình để sửa chữa.

Trong cuộc sống chúng ta sẽ không tránh khỏi những lần sai lầm, thế nhưng sai rồi phải biết sửa, sai phải biết cúi đầu nhận lỗi đó mới gọi là dũng cảm. Hy vọng tác phẩm “Bức tranh” sẽ giúp bạn nhận ra điều đó, học cách bao dung, học cách nhận lỗi khi mắc sai lầm. Con người chẳng có ai là hoàn hảo cả, chúng ta học hỏi từ những sai lầm của chính mình. Và đôi khi bài học cuộc sống đến từ những điều chúng ta không bao giờ ngờ đến. Học hỏi, hoàn thiện bản thân mỗi ngày là điều chúng ta phải làm.

Con người chẳng có ai là hoàn hảo cả, chúng ta học hỏi từ những sai lầm của chính mình.

“Phải, giá thử lần thứ nhất tôi đến, hoặc lần thứ hai tôi trở lại, và các lần sau nữa, mà người thợ ấy nổi giận đuổi tôi ra khỏi ngôi quán, thì chắc chắn tôi không đủ thì giờ nhìn kỹ cái mặt mình để như thế. Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn mài tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ nhưng nguwoif thợ vẫn một mực cố tỏ ra chưa hề bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.”

0 ( 0 bình chọn )

VanHoc.Net – Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
VanHoc.Net - Chuyên trang Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế giới,...với nhiều thông tin bổ ích, hay & hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm