Ngữ văn THPTVăn học

Tổng hợp những nhận định về truyện ngắn hay nhất

362

Các nhận định về truyện ngắn giúp bài văn của bạn thêm thuyết phục, lập chặt chẽ và đạt điểm cao hơn. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi triển khai các bài nghị luận văn học, hãy cùng VanHoc.net tham khảo ngay các nhận định về truyện ngắn hay nhất để có hướng phát triển tốt và nâng cao kỹ năng viết nhé!

Tổng hợp những nhận định về truyện ngắn hay nhất

Nhận định về truyện ngắn của tác giả Việt Nam

  1. Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống (Tô Hoài)
  2. Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ : Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc (Nguyễn Minh Châu)
  3. Hay niềm nở nhưng cũng hãy cảnh giác với những chữ và cách đặt câu lúc nào cũng đứng chực sẵn , lấp ló ngay đầu ngòi bút (Sưu tầm)
  4.  Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảnh khắc thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương. (Sưu tầm)
  5. Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đời sống, là kết quả của mối quan hệ đời sống nên nó éo le và nghịch cảnh. (Sưu tầm)
  6. Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn được cái tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội”. (Theo Trần Đăng Suyền)
  7. Rất nhiều tác giả của những truyện ngắn hay là những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất (…), thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại. (Nguyễn Minh Châu)
  8. Khi tôi thấy một hiện tượng (một câu nói, một cảnh, một việc) làm cho tôi xúc động, nếu bản thân hiện tượng ấy chưa thành truyện ngắn được, vì nó chỉ có thân mà chưa có kết, thì lập tức thói quen nghĩ truyện ngắn của tôi kết ngay được truyện ấy. Lúc bấy giờ, tuỳ theo cái kết tôi vừa nghĩ ra để tâm vấn đề nói vui hay thảm, chua chát hay nực cười, tôi phỏng theo hiện tượng ấy mà sáng tạo ra truyện, theo hướng vấn đề ấy. Khi một hiện tượng chỉ gói ghém một ý hay thì tôi dùng hiện tượng ấy làm kết một truyện. Ngay lập tức, câu chuyện tưởng tượng, bố trí sẵn sàng theo cái kết ấy, hiện ra trong óc tôi như mở gói ấy cho tôi trông thấy. (Nguyễn Công Hoan)
  9. Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người mà dựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề phải băn khoăn, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống làm việc bình thường, trong đó nhân vật biểu lộ ý chí tình cảm của mình. Có khi có những hành động mãnh liệt những tình tiết éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi vui buồn, một ý tình chớm nở. Nhưng phải chọn khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất. (Bùi Hiển)
  10. Truyện ngắn mang rất rõ cái chất của từng người viết, nhất là cái chất quả quyết, đột ngột. Viết truyện ngắn phải có nghề lắm. Vả lại, phải viết về những cái mới, hững cái không dễ thấy, nhưng ở chiều sâu của nó, cuộc đời đang đặt ra. (Nguyên Ngọc)
  11. Truyện ngắn phải mang dấu ấn của tác giả biểu hiện sự tồn tại của tác giả. Dấu ấn ấy trước hết là tấm lòng đằm thắm của anh sau đó là bút pháp, giọng nói, nhịp điệu câu chuyện của anh, những “cái áo”, “làn da” của tấm lòng tác giả. Nếu không có gì để nói, làm sao anh nâng nổi ngòi bút của anh cho được. (Nguyễn Thành Long)
  12. Viết truyện ngắn là chơi bố cục, thú lắm. Theo tôi quan niệm, truyện ngắn phải có “chuyện” tức có thể kể lại cho người khác nghe được. Mà muốn kể, câu chuyện phải chặt chẽ, hấp dẫn. Yêu cầu bố cục đặt ra từ đấy. Học các nhà văn nước ngoài, truyện ngắn nước ngoài cũng trông vào bố cục. Như Maupassant, như truyện ngắn Nga, toàn là bố cục khiếp cả. (Nguyễn Quang Sáng)
  13. Ý thức về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là sức sống cảm quan thẩm mỹ đối với người cầm bút. Do dung lượng truyện ngắn hạn chế, nên sự tuyển dụng chi tiết đưa vào tác phẩm phục vụ cho chủ đề, cho tư tưởng chung, cho việc khắc họa tính cách, tâm lí nhân vật… là trách nhiệm, tài năng của nhà văn. (Phùng Quý Nhâm)
  14. Lời văn là yếu tố quan trọng cho nghệ thuật viết truyện ngắn. Lời kể và cách kể chuyện là những điều người viết truyện ngắn đặc biệt chú ý khai thác và xử lý, nhằm đạt hiệu quả mong muốn. (Lại Nguyên Ân)
  15. Người viết truyện ngắn phải rèn luyện đến từng dấu phẩy. Và anh chỉ viết được những gì anh hiểu khá kỹ càng. Có thể nói truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải lương thiện rất mực. Tôi cho rằng truyện ngắn là một thể văn tập cho người viết nhiều nét quý lắm… (Tô Hoài)
  16. Nói đến truyện ngắn là nói đến nghệ thuật của bố cục và sự hàm súc. Kỹ thuật viết truyện ngắn – nó có gì giống như kỹ thuật của người làm pháo: dồn nén tư tưởng vào trong một cái cốt truyện thật ngắn gọn, thật tự nhiên. (Nguyễn Minh Châu)

Nhận định về truyện ngắn của tác giả Việt Nam

Nhận định về truyện ngắn của tác giả Nước ngoài

  1. Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện theo trình tự của câu chuyện diễn biến hoặc theo trình tự của tâm tình. (Maugham)
  2. Truyện ngắn là một truyện viết rất ngắn gọn , trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường, và cái bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường (Pauxtopxki)
  3. Nếu như thơ có những vần luật chặt chẽ , chính xác thì theo tôi hiểu văn xuôi cũng phải có nhịp điệu của nó (Pauxtopxki)
  4. Cả tư tưởng, cả tính cách nhân vật cũng chưa làm nên truyện ngắn thực thụ. Còn phải nói cái này nữa: giọng điệu, cái nhạc tính của tâm trạng, cái khiến cho người đọc không ngừng nảy sinh những liên tưởng, những cảm xúc, thiếu nó, không thể có nghệ thuật. (Vaseline)
  5. Truyện ngắn là một truyện viết rất ngắn gọn , trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường, và cái bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường. (Pauxtopxki)
  6. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)
  7. Tôi khuyên bạn nên đọc truyện cổ tích… thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào những tác phẩm của nhân dân, nó trong lành như nguồn nước ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra. (M. Gorki)
  8. Truyện ngắn là giống như nước hoa quả cô đặc. (Nhà văn Trung Quốc: Trương Hiền Lương)
  9. Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận. (Sêkhốp)
  10. Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì được thừa, truyện ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào. (Chekhov)
  11. Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện theo trình tự của câu chuyện diễn biến hoặc theo trình tự của tâm tình. (William Somerset Maugham)
  12. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung. (Lêonit Lêônôp)

Nhận định về truyện ngắn của tác giả Nước ngoài

Vậy là VanHoc.net đã chia sẻ đến bạn những nhận định về truyện ngắn hay nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong các kỳ thi, viết một bài văn nghị luận văn học thuyết phục và đạt điểm cao nhất nhé!

0 ( 0 bình chọn )

Văn Học – Blog Văn Học Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
Văn Học (VanHoc.Net) - Trang web văn học online, nơi chia sẻ nhiều bài viết hay về văn học - nghệ thuật, các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới,...và nhiều thông tin bổ ích,hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm