Nguyễn Trung Thành được biết đến là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, ông được độc giả biết đến nhiều nhất qua tác phẩm “Rừng xà nu”, với tài năng của mình Nguyễn Trung Thành thu hút nhiều độc giả qua các tác phẩm lớn, nhỏ khác nhau. Ở bài viết này hãy cùng Văn học tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành nhé!
1. Tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành
Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông có bút danh Nguyên Ngọc, ông sinh năm 1932 tại Quảng Nam.
Nguyễn Trung Thành có khoảng thời gian sống tại mảnh đất Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ chính vì thế ông có sự gắn bó với mảnh đất này. Chính nhờ sự cảm nhận sâu sắc về đất trời, về cuộc sống và ông biết cách khai thác cuộc sống lên trên câu chữ nên sự nghiệp viết văn của Nguyễn Trung Thành thành công rực rỡ. Và cũng trong khoảng thời gian ông ở Tây Nguyên, sự nghiệp của ông có nhiều bước tiến mới.
“Được sống ở Tây Nguyên là may mắn lớn nhất đời tôi. Không có cuộc gặp gỡ với mảnh đất ấy chắc tôi không bao giờ trở thành nhà văn. Tây Nguyên cũng tạo nên tôi, tâm hồn, cuộc đời và rồi văn chương của tôi. – Nguyễn Trung Thành tâm sự.”
Năm 1950, trong thời gian đang học trung học phổ thông, Nguyễn Trung Thành gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam hoạt động ở khu vực Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian được học tập, chiến đấu ông có nhiều kinh nghiệm vậy nên Nguyễn Trung Thành đã làm phóng viên cho Báo Quân đội nhân dân liên khu V, bút danh của ông là Nguyên Ngọc.
Đến năm 1962 Nguyễn Trung Thành trở về miền Nam và hoạt động với vai trò Chủ tịch Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của quân khu V.
Sau chiến tranh, Nguyễn Trung Thành có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
Tuy nhiên trong sự nghiệp viết văn của mình Nguyễn Trung Thành có không ít tai tiếng, đặc biệt khoảng đầu thập niên 1990, báo Văn nghệ và một số lãnh đạo Cổng sản lên tiếng phê phán Nguyễn Trung Thành “chệch hướng” sau đó ông nghỉ hưu và người kế nhiệm ông chính là nhà thơ Hữu Thỉnh.
Năm 2001 ông đặt giải thưởng Nhà nước
Năm 2013 ông đạt giải thưởng văn xuôi 2013 của hội nhà văn Hà Nội (Bút ký Các bạn tôi ở trên ấy)
2. Phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành
Văn phong của Nguyễn Trung Thành mang âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Sinh sống tại vùng đất Tây Nguyên chính vì thế mà sự hào hùng của mảnh đất nơi đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của Nguyễn Trung Thành. Sức sống của con người và những bài học cuộc sống ý nghĩa luôn là chất liệu sáng tác của ông.
Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành không thể kể đến tác phẩm Rừng xà nu, hiện tại tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 12. Nội dung tác phẩm nói đến những điều vô cùng vĩ đại, lớn lao mang ý nghĩa lịch sử dân tộc. Tại mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng, gió có những người anh hùng dũng cảm đứng lên để chống lại kẻ thù đang xâm chiếm nước ta. Hình ảnh cây xà nu là biểu tượng gắn liền với những người đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đất Tây Nguyên, có lẽ chính vì thế mà hình ảnh cây xà nu xuất hiện ở xuyên suốt tác phẩm. Rừng xà nu một tác phẩm xuất sắc, đó là lòng tự hào dân tộc, tự hào về những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất chống lại giặc ngoại xâm.
“Ba năm đi lực lượng, bữa nay Tnú mới có dịp ghé về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn dẫn anh về. Ngày anh ra đi nó mới đứng đến ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Bây giờ nó mang một khẩu súng trường Mát, dẫn anh đi. Vẫn là con đường cũ, qua cái nà bắp đã trồng sắn và cây pom chu vắt lên hai cái dốc đứng sững đã được cắt ra từng bực, chui qua một rừng lách rậm ngày mưa thì vô số vắt lá, rồi đến cái làng nhỏ của anh. Nhưng nếu không có người dẫn, chắc chắn T nú không dám đi một mình. Đường cũ nay chằng chịt hầm chông, hố chông, cứ mười phút lại gặp một giàn thò chuẩn bị sẵn, cần thò căng như dây ná, đánh một phát chắc chắc chắn gãy đôi ống quyền, lưỡi thò từng đôi, từng đôi gác lên giàn, sắc lạnh. Thằng bé Heng lớn lên cũng ít nói như những người dần Xô Man này.
3. Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
Đất nước đứng lên, Mạnh nước ngầm, Cát cháy, Đường chúng ta đi, Các bạn tôi ở trên ấy, Lắng nghe cuộc sống, Nghĩ dọc đường, Tản mạn nhớ và quên, Tháng Ninh Nông, Đất Quảng, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Bằng đôi chân trần, Rừng xà nu, Có một đường mòn trên biển Đông.
4. Nhận định về Nguyễn Trung Thành
Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn tài năng và tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn (1945 – 1975) – Nguyễn Đăng Mạnh
Nguyễn Trung Thành là một trong những người đã tạo ra được bản sắc, phong cách và tính sáng tạo độc đáo của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tính cách năng động, tấm lòng chân thành đã thanh khiết hóa tâm hồn con người và ươm mầm văn hóa cho tương lai.
Con đường sáng tác mà Nguyên Ngọc đã đi qua với những thành công và chưa thành công đã nói trên thật ra chưa dài lắm so với toàn bộ quá trình sáng tác của anh… Nhưng nó vẫn là một chặng đường nhiều ý nghĩa. – Giáo sư Phong Lê
Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn người ở tài văn. Không có thực tài, không thể viết được như thế. – Trần Đăng Khoa
Nguyên Ngọc đi nhiều nhưng không chỉ để ngao du sơn thủy, không đi chỉ để thưởng thức phong cảnh, không lang bang phiêu bạt chỉ để nhìn ngó nghe ngóng lớt phớt, mà đi như vậy là cách ông nhập thân vào với thực trạng đất nước và dân tình để có thể không ngừng suy nghĩ và viết, thực thi nghĩa vụ nhà văn theo đúng với tín nhiệm nhân sinh và văn chương của ông – nhà văn Bảo Ninh
Nguyên Ngọc là người có lòng yêu nước nồng nàn, cương trực, có những suy nghĩ sâu sắc nhằm đóng góp cho đất nước. – Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
Người cầm bút chân chính, luôn tự hào về tên tuổi của mình. Phải từ bỏ bút danh từng nổi tiếng trước đó mà bản thân đã gây dựng để chọn một bút danh mới cũng là hành động yêu nước và văn hóa chọn bút danh cũng là văn hóa yêu nước. – Phạm Phú Phong
Lời kết
Những tác phẩm, lời văn của Nguyễn Trung Thành luôn đem lại nguồn sống dào dạt cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và quan tâm đến các bài viết của Văn học, chúc các bạn học tập thật tốt!