Tản Đà là một trong những nhà thơ của thời đại, ông có sức ảnh hưởng rất lớn với những bài thơ “ngông”. Văn chương chính là sáng tạo và người viết cũng giống như một người nghệ sĩ thực thụ vậy. Hôm nay hãy cùng Văn Học tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tản Đà trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tiểu sử của nhà thơ Tản Đà
Tản Đà sinh năm 1989 và mất năm 1939, tên thật của ông là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông được biết đến là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông có ý nghĩa rất đặc biệt nó được ghép từ núi Tản Viên và sông Đà tại quê hương ông. Có thể thấy được tinh thần yêu quê hương của Tản Đà vô cùng lớn.
Văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ 20 có rất nhiều cái tên nhà văn nổi lên như một hiện tượng. Một trong số đó có Tản Đà, ông là một cây bút tài năng, với tinh thần đi để trải nghiệm Tản Đà đã đi rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam để sáng tác những tác phẩm gần gũi với độc giả. Khác với nhiều nhà văn, nhà thơ cùng thời trong sáng tác của Tản Đà luôn có sự “ngông” nhất định.
Tuổi thơ của Tản Đà vô cùng vất vả khi ông vừa lên 3 tuổi bố mất, gia đình lâm vào cảnh nghèo túng.
Từ nhỏ đã được tiếp xúc với Nho giáo chính vì thế khả năng văn chương của Tản Đà cũng vô cùng xuất sắc.
Giai đoạn Tản Đà ở tuổi niên thiếu ông đa số dành thời gian cho chuyện thi cử, vậy nên đến năm 19 tuổi Tản Đà mới bắt đầu thầm thương trộm nhớ một người, mối tình với con gái nhà tư sản Đỗ Thận, sang năm sau đó ông lại yêu con gái huyện phủ Vĩnh Tường thế nhưng hai mối tình này đều không có kết thúc đẹp.
Năm 1909, Tản Đà tham gia kỳ thi hương ở Nam Định, tuy nhiên chưa có nhiều sự chuẩn bị chính vì thế ông đã trượt kỳ thi này. Sau đó ông về nhà để ôn tập, trong thời gian này Tản Đà rơi vào lưới tình của một cô gái ở phố hàng Bồ. Nói về mối tình này, trong cuốn “Giấc mộng con”, Tản Đà viết như sau: “Ở phố Hàng Bồ số nhà hơn hai mươi về dãy bên lẻ có một người con gái ngồi bán tạp hóa, không biết có phải là tuyệt sắc hay không mà tự con mắt mình khi bấy giờ thì như ngoài người ấy không còn ai là con gái.” Ông thể hiện sự si tình của mình đối với cô gái ấy. Tuy nhiên cuộc sống trái ngang, nhà ông không có điều kiện nên lấy đâu ra tiền để hỏi cưới nàng, ông đành nuôi hy vọng bằng việc sẽ tiếp tục thi khoa cử. Tuy nhiên sau đó Tản Đà liên tục thi trượt các cuộc thi. Chuyện tình cũng nát tan khi nàng đi lấy chồng. Ông khá chán nản và bỏ về Hòa Bình. Ở giai đoạn này Tản Đà sáng tác được rất nhiều tác phẩm để đời.
Năm 1915 Tản Đà cưới vợ là bà Nguyễn Thị Tùng. Đến năm 1916, Tản Đà bước vào con đường trở thành một nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp.
2. Phong cách sáng tác của nhà thơ Tản Đà
Nhắc đến Tản Đà người ta sẽ nghĩ ngay đến cái ngông trong văn chương của ông, đây được xem là điểm nhấn trong văn chương của Tản Đà. Thế nhưng cũng rất nhiều người thắc mắc tại sao ông lại thể hiện cái ngông ấy trong văn chương? Bởi vì Tản Đà sống trong thời kỳ đất nước đang loạn lạc, nhiều người rơi vào cuộc sống khó khăn, trong xã hội đầy rẫy những bất công chính vì thế không ít người bất mãn trước thời cuộc.
Khi cuộc sống không diễn ra như cách mình mong muốn, chúng ta cảm thấy chán nản, mệt mỏi và rồi phải ngông với chính thời cuộc. Thái độ sống của một người tài năng, và cảm thấy chán nản trước mọi thứ nên Tản Đà có một cuộc sống vô cùng tự do!
Tên tuổi của Tản Đà được nhiều người biết đến bởi văn chương của ông lãng mạn, câu từ bay bổng, cách diễn đạt vừa phóng khoáng lại ngông nghênh khiến người ta cảm thấy vô cùng thú vị. Chúng ta có thể nói văn thơ của Tản Đà giống như một gạch nối giữa hai thời trung đại và hiện đại của Văn học Việt Nam.
Khác với nhiều nhà văn cùng thời, Tản Đà có lối đi riêng, văn thơ của ông luôn tạo cảm giác đặc biệt cho người đọc. Bởi văn chương cần sự sáng tạo chính vì thế sự độc đáo trong câu từ luôn là điều mà độc giả quan tâm đến. Là một người cầm bút, các nhà văn nhà thơ phải không ngừng sáng tạo.
“Chơi văn ngâm chán, lại chơi giăng
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên trời bống thấy hai cô xuống
Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng:
“Giời nghe hạ giới ai ngâm nga
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà
Làm Giời mất ngủ, Giời đương mắng.”
Bài thơ Hầu trời của Tản Đà tạo nên tiếng vang lớn, câu chữ được đầu tư rất chỉn chu. Bài thơ khiến người đọc phải mất rất nhiều thời gian để suy ngẫm. Với Tản Đà văn chương luôn cần sự sáng tạo chính vì thế mỗi một tác phẩm của ông đều rất độc lạ và mang đến cho người ta cảm giác mới mẻ. Cái ngông của Tản Đà khiến bạn đọc phải thán phục trước tài năng sáng tác của nhà thơ.
3. Tác phẩm tiêu biểu
Thơ Tản Đà, Còn chơi, Tản Đà xuân sắc, Giấc mộng con I, Khối tình, Thần tiên, Đài gương, Lên sáu, Lên tám, Thề non nước, Trần ai tri kỷ, Tản Đà nhàn tưởng, Quốc sử huấn mông, Tây Thi, Tống biệt, Tàn Đà văn tập, Truyện thế gian II, Người cá, Thiên Thai,…
4. Nhận định về Tản Đà
Ông ra đời đem cho chúng ta một thi sĩ thành thực dám ca hát cái đời sống của lòng; ông đã mơ mộng, đã chán đời, yêu đời, thiết tha với đời một cách tự do, ông đã dám ngông, dám có một bản ngã, dám công nhân để cho cái trữ tình mê man của mình rải trong văn thơ. Ông đã sống một đời thi sĩ và đã có một tâm hồn thi sĩ. – Nhà phê bình văn học Lê Thanh
Tôi đã nghĩ đi nghĩ lại. Trong cái trang Thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử này, dẫu sao mặc lòng, ông Tản Đà vẫn là một người đứng đầu của thời đại này. – Ngô Tất Tố: Tản Đà ở Nam Kỳ, Tao Đàn 1939.
Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi – Xuân Diệu.
Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà? – Nguyễn Tuân
Lời kết
VanHoc.Net hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin, và hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà thơ Tản Đà. Chúc bạn có kết quả học tập tốt và đừng quên hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong những bài viết tiếp theo nhé.