Học Ngữ VănNgữ văn THPTTác giả - Tác phẩm

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ

368

Nguyễn Công Trứ là nhà thơ lỗi lạc của Việt Nam, ông được người đời nhớ đến với những vầng thơ ngất ngưởng, sự sáng tạo trong văn chương khiến độc giả thích thú. Hôm nay hãy cùng Văn học tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ trong bài viết dưới đây nhé!

cuoc-doi-va-su-nghiep-sang-tac-cua-nha-tho-nguyen-cong-tru-1

1. Tiểu sử của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1859) là một nhà chính trị, nhà quân sư, nhà thơ Đại Nam thời Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Từ nhỏ Nguyễn Công Trứ đã bộc lộ tài năng của mình, ông nổi tiếng học giỏi, thích văn thơ và tính cách rất phóng khoáng. Sau này khi trưởng thành ông đã trải qua một thời gian vô cùng gian nan và vất vả, mãi cho đến năm 1819 ông mới thi đậu Giải nguyên và làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

Cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ cũng có nhiều thăng trâm khác nhau. Ông được thăng thưởng nhiều lần vì những thành tích nhưng đã không ít lần bị tước chức… ông bị giáng phạt, năm 1841 ông bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha.

Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên trong thời kì này xảy ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng lại được giao cầm quân, làm tướng và đánh đâu thắng đó:

Năm 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành

Năm 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Năm 1835 dẹp giặc Khánh.

Nguyễn Công Trứ góp công rất lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Xiêm năm 1841 – 1845

Trong một câu đối ở những ngày cuối đời, Nguyễn Công Trứ viết như sau:

“Cũng may thay công đăng hỏa có là bao, theo đòi nhờ phận lại nhờ duyên, quan trong năm bảy thứ, quan ngoài tám chín phen, nào cờ quạt, nào mã nào đai, nào hèo hoa gươm bạc, nào võng tía dù xanh, mặt tài tình trong hội kiếm cung, khắp nơi Nam bể Bắc cũng tung hoành, mùi thế trải qua ngần ấy đủ; Thôi quyết hẳn cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng chẳng tiên mà chẳng tục, hầu gái một vài cô, hầu trai năm bảy cậu, này cờ này kiệu, cày rượu này thơ, này đàn ngọt hát hay, này chè chuyên chén mẫu, tay thao lược ngoài vòng cương tỏa, lấy gió mát trăng trong làm tri thứ, tuổi trời ít nữa ấy là hơn.”

Tiểu sử của Nguyễn Công Trứ

2. Phong cách sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ là một người tài hiếm có, cuộc đời của ông trải qua rất nhiều gian khó khác nhau chính vì thế ông luôn đem những trải nghiệm của mình lên trên câu chữ. Nguyễn Công Trứ có một lối viết rất khác người, vậy nên điều mà độc giả thích thú ở ông đó là ông luôn sáng tạo và có một lối đi cho riêng mình. Ông không muốn văn chương là điều lặp lại, mà mỗi tác phẩm nhất định phải có màu sắc riêng.

Bài ca ngất ngưởng thể hiện đúng tâm thế của tác giả và mang đậm dấu ấn cá nhân, cách xưng hô cũng vô cùng khí chất. Nguyễn Công Trứ luôn hiểu rõ vai trò của đấng nam nhi với sự nghiệp bảo vệ đất nước của mình. Ông không trói buộc mình mà sống một cách tự do. Ngày còn trẻ ông nỗ lực để được làm quan, nhưng sau đó ông lại từ bỏ cuộc sống làm quan đầy phức tạp để trở về ở ẩn với cuộc sống tự do tự tại của mình, không bị ai làm phiền mà cũng chẳng làm phiền đến ai. Thái độ sống của Nguyễn Công Trứ luôn khiến chúng ta phải bất ngờ và nể phục. Người khác có nói xấu ông, ông cũng chẳng quan tâm mà điều Nguyễn Công Trứ để ý đó là những thú vui của bản thân như làm thơ, uống rượu, ca hát. Đó là một cuộc sống khiến ai cũng khát khao, làm điều mình muốn, hòa nhập với thiên nhiên.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

Đô mô giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Được mất dương dương người tái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Phong cách sáng tác của Nguyễn Công Trứ

3. Tác phẩm tiêu biểu

Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ có rất nhiều bài thơ hay và mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc khó tả. Có lẽ vì cuộc đời có nhiều thăng trầm chính vì thế ông cho ra đời nhiều bài thơ, bài kịch hay đến như vậy/

Dại khôn, Cảnh xa nhà, Cảm tác lúc về già, Bài ca ngất ngưỡng, Tương tư, Tự tình, Vui cảnh nghèo, Yêu hoa, Vô cầu, Mượn rượu làm vui, Lời tiểu thiếp tự tình, Nợ công danh, Nợ phong lưu, Quen thú vẫy vùng, Thành sự do thiên, Thú rượu thơ, Thú say sưa, Tuổi già cưới vợ hầu, Trường An hoài cổ, Vịnh Thúy Kiều, Vịnh mùa thu, Vịnh mùa hạ,…

4. Nhận định về Nguyễn Công Trứ

Công Trứ là người trác lạc, có tài khí, có tài làm văn, càng giỏi về quốc âm, làm ra thi ca rất nhiều, khí hào mại, phổ đầy trong âm luật; đến nay hãy còn truyền tụng. Trứ làm quan thường bị bãi cách rồi được cất nhắc lên ngay; tỏ sức ở chiến trường nhiều lần lập được công chiến trận. Buổi đầu Trứ lĩnh chức doanh điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn. Khi tuổi già về nghỉ, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thủy, trải sơn 10 năm có cái hứng thú phớt thoảng ra ngoài sự vật. Đến người ta, phần nhiều tưởng đến phong độ khí thái của ông. Sau khi Trứ mất, các huyện ấp do ông lập ra đều dựng đền để thờ. –  Đại Nam liệt truyện

Ở đời có ba điều bất hủ: Một là lập công. Hai là lập đức. Ba là lập ngôn… Trong ba điều ấy, có được một vẫn đã khó, mà gồm được cả ba chưa dễ mấy ai. Thường xét nước ta, có một bậc vĩ nhân. Nói về công thời rất lớn. Nói về đức thời đức rất dày. Mà nói về ngôn thời ngôn luận văn chương rất có giá trị. Nước nhà có được một bậc vĩ nhân như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, không nên tượng đồng bia đá hay sao? – Giáo sư Lê Thước

Nhận định về Nguyễn Công Trứ

Tiếng nói chí nam nhi là chủ đến lớn nhất tập trung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ thuở hàn vi và thời làm quan đắc chí. – Nguyễn Đăng Na

Lời kết

VanHoc.Net hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Chúc bạn có kết quả học tập thật tốt với bộ môn Ngữ văn và đừng quên hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi ở những bài viết tiếp theo nhé!

0 ( 0 bình chọn )

VanHoc.Net – Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
VanHoc.Net - Chuyên trang Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế giới,...với nhiều thông tin bổ ích, hay & hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm