Học Ngữ VănNgữ văn THPTTác giả - Tác phẩm

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nhà thơ Nguyễn Bính

341

Nguyễn Bính được xem là nhà thơ của lãng mạn và nhà thơ của làng quê. Những vầng thơ của ông mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm về cuộc đời và tình yêu. Hôm nay hãy cùng Văn học tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Bính nhé!

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nhà thơ Nguyễn Bính

1. Tiểu sử của Nguyễn Bính

Nguyễn Bính sinh năm 1918 và mất năm 1966, ông được sinh ra tại Nam Định. Khi Nguyễn Bính và sinh được 3 tháng thì mẹ mất.

Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Hồng Hỷ, Thái Nguyên để dạy học.

Bài thơ được đăng báo đầu tiên của Nguyễn Bính là bài thơ Cô hái mơ.

Năm 1937 Nguyễn Bính tham gia cuộc thi viết do nhóm Tự lực văn đoàn tổ chức với tác phẩm Tâm hồn tôi và đã giành được giải khuyến khích.

Từ năm 1940 trở đi Nguyễn Bính bắt đầu có tên tuổi trong sự nghiệp cầm bút của mình, với khá nhiều tác phẩm thơ hay và chất lượng từ câu từ đến nội dung truyền tải, thể loại ông viết chủ yếu là thơ tình.

Một thời gian sau đó nhờ mai mối của Lê Duẩn, Nguyễn Bính đã kết hôn với bà Nguyễn Hồng Châu là một cán bộ Việt Minh, ông cùng bà có một người con có tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Sau đó, ông lại kết hôn với bà Mai Thị Mới cũng sinh được một đứa con gái được đặt tên là Nguyễn Hương Mai.

Năm 1954 theo Hiệp định Geneve, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa.

Khi viết về Nguyễn Bính trong thời gian ông ở Nam Định, Chu Văn đã viết thế này:

“Nguyễn Bính về Nam Hà, tuổi gần năm mươi, gầy, đen, tóc cắt ngắn gần như trọc. Anh ăn mặc thật giản dị: một sơ mi nâu, một quần ka ki bạc màu, và đôi dép cao su. Toàn bộ hình thức ấy không gợi một vẻ gì một nhà thơ lớn trước – sau này người ta gọi là “thi nhân tiền chiến”. Anh cười đôi mắt nâu, sắc sảo, ánh hơi lạnh, và nụ cười khô, hàm răng ám khói thuốc lào.

Tiểu sử của Nguyễn Bính

2. Phong cách sáng tác của Nguyễn Bính

Khả năng sáng tác văn chương của Nguyễn Bính được bộc lộ khá sớm, năm 13 tuổi Nguyễn Bính đã giành giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác:

Anh đố em này:

Làng ta chưa vợ mấy người?

Chưa chồng mấy ả, em thời biết không

Đố ai đi khắp tây đông,

Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây?

Làm sao như rượu mới say,

Như giăng mới mọc, như cây mới trồng?

Làm sao như vợ như chồng?

Làm sao cho thỏa má hồng răng đen

Làm sao cho tỏ hơi đèn?

Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời?

Làm sao? Anh khen em tài?

Làm sao? Em đáp một lời làm sao…

Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam. Có thể chia những tác phẩm của Nguyễn Bình ra làm hai dòng thơ khác nhau đó là lãng mạn và cách mạng.

Phong cách sáng tác của Nguyễn Bính

Nguyễn Bính không tô vẽ quá nhiều vào câu từ của mình, tất cả những bài thơ ông viết rất giản dị thế nhưng lại dễ đi vào lòng người. Sự mộc mạc và trau chuốt trong viết thơ giúp cho Nguyễn Bính có rất nhiều độc giả yêu mến. Hồn thơ lãng mạn của ông được lấy nguồn cảm hứng từ chính cuộc sống bên ngoài và đặc trưng đó là vùng nông thôn làng quê.

Bài thơ được nhiều người biết đến nhất của Nguyễn Bính đó là bài Tương tư, bài thơ “nói hộ lời” người đơn phương. Tình yêu đôi khi khiến cho chúng ta trở thành một người khác, nó là cảm xúc khó có thể diễn tả bằng lời nói. Đó là ngày hôm ấy, vô tình bắt gặp người ấy ở trên phố, chúng ta có chút rung động, vậy là nhớ thương người ta mỗi ngày. Sự nhớ nhung của một kẻ đơn phương ấy được Nguyễn Bính cẩn thận đưa vào từng câu từ khiến cho người đọc cảm giác rất xuyến xao.

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhờ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Hai thôn chung lại một làng,

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Ngày qua ngày lại qua ngày,

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

Bảo rằng cách trở đò giang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành.

Nhưng đây cách một đầu đình,

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi.”

3. Tác phẩm tiêu biểu

Những bóng người trên sân ga, Tương tư, Chân quê, Tâm hồn tôi, Bóng giai nhân, Mười hai bến nước, Cô hái mơ, Qua nhà, Trả ta về, Gửi người vợ miền Nam,  Mây tần, Cô Son, Đêm sao sáng, Người lái đò sông Vỹ, Tình nghĩa đôi ta, Ông lão mài gươm, Đồng Tháp Mười, Người con gái ở lầu hoa, Chiến dịch mùa xuân, Nước giếng thơi, Tiếng trống đêm xuân,…

Trong đó có rất nhiều bài thơ đã được phổ nhạc như:

Cô gái hái mơ được Phạm Duy phổ nhạc

Cô lái đò được Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc

Ghen được Trọng Khương phổ nhạc

Hôn nhau lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc

Mưa xuân được Huy Thục phổ nhạc

Nụ tầm xuân được Phạm Duy phổ nhạc

Viếng hồn trinh nữ được Trịnh Lâm Ngân phổ thành ca khúc Hồn trinh nữ

Thời trước được Văn Phụng phổ nhạc thành bài Trăng sáng vườn chè

Thoi tơ được Đức Quỳnh phổ nhạc

Lỡ bước sang ngang được Song Ngọc phổ nhạc

Khúc hát chiều tà được Lã Văn Cường phổ nhạc

4. Nhận định về Nguyễn Bính

Thơ Nguyễn Bính thể hiện thế giới nội tâm sâu kín của con người bằng chính tiếng nói của con tim nhà thơ đang bùng cháy, người đã thuyết phục bạn đọc bằng những tình cảm chân thực vơi duyên thơ chân thực đậm đà.

Đã vào thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính, ta như được hít thở không khí êm dịu, thảnh thơi giữa những mảnh vườn làng, bến sông quê, cái náo nức của hội hè, đình đám, như cuộc sống cùng trái tim yêu đằm thắm, mộc mạc của các chàng trai làng, thôn nữ, cùng nỗi u buồn trầm lặng của những thân phận dang dở, lẻ loi. Hơn ai hết trong làng thơ mới lãng mạn, ngòi bút thi sĩ “chân quê” này đã tài tình khơi dậy cái hồn quê, tình quê vốn ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

Nhận định về Nguyễn Bính

Thơ Nguyễn Bính có “một điều quý vô ngần: hồn xưa của đất nước” – Hoài Thanh

Thơ Nguyễn Bính có “cái thi pháo trời cho những bậc thiên tài có tên gọi là tự nhiên như thở – Nguyễn Duy

Lời kết

Một đời người Nguyễn Bính dùng để cống hiến cho nghệ thuật, những tác phẩm của ông sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc. Qua bài viết trên chúng ta có thể tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác văn chương của Nguyễn Bính luôn có sự sáng tạo, rất đặc biệt và mang lại cảm giác mới mẻ với bạn đọc.

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Văn học trong thời gian vừa qua. Hy vọng trong thời gian tới chúng tôi vẫn sẽ nhận được sự ủng hộ của các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt, đạt được nhiều thành tích cao trong môn Ngữ Văn.

0 ( 0 bình chọn )

VanHoc.Net – Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
VanHoc.Net - Chuyên trang Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế giới,...với nhiều thông tin bổ ích, hay & hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm