Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THCS

Nghị luận xã hội về hiện tượng lười đọc sách

160

Một trong những thói quen tốt của người thành công đó là đọc sách, bởi sách là kho báu chứa đựng rất nhiều kiến thức mà con người cần phải trau dồi mỗi ngày. Tuy nhiên, thời buổi công nghệ phát triển hiện đại con người dần chìm vào những trò chơi điện tử, sống ảo mà quên mất giá trị của việc đọc sách.

Nghị luận xã hội về hiện tượng lười đọc sách

Sách là phương tiện ghi chép, lưu trữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển tri thức của con người. Sách giúp con người phát triển bản thân và có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, ngày nay có quá nhiều thứ khiến chúng ta xao nhãng mà quên mất sự tồn tại của người bạn là sách, nhiều học sinh, sinh viên ngày nay gần như không đọc cuốn sách nào trong một năm. Đối với họ, đọc sách là điều gì đó rất lạ lẫm, họ chẳng thích đọc sách và cho rằng đọc sách rất buồn ngủ, không mang lại niềm hứng thú, sự vui vẻ khi đọc mà ngược lại họ xem đọc sách như một cực hình.

Chúng ta có thể thấy được sức mạnh và tầm quan trọng của sách từ rất lâu, khi ông cha ta ở thời nguyên thủy, tiền sử, thời kỳ bao cấp,… mặc dù điều kiện sống khó khăn thế nhưng họ vẫn cố gắng lưu giữ những giá trị tri thức thông qua các cuốn sách, họ muốn thế hệ sau hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách. Đọc sách không chỉ bồi dưỡng kiến thức mà đọc sách còn là gốc rễ để con người thay đổi tư duy, thay đổi cách sống và hướng đến tương lai tốt đẹp đang ở phía trước.

Hình thức ban đầu của những cuốn sách khá đơn giản như chữ được khắc lên mai rùa, thẻ tre, tấm vải,… Cho đến khi chúng được đưa lên trang sách và cho đến hiện tại, thời buổi công nghệ phát triển, sách còn xuất hiện trên nền tảng số, khi bạn có một chiếc điện thoại thông minh, bạn đi đến bất cứ nơi đâu cũng có thể đọc sách. Sách ngày nay rất dễ bảo quản, tiện lợi cho người đọc.

Khi đến trường thầy cô luôn nói với học sinh về tầm quan trọng của việc đọc sách, báo đài cũng không ít lần khẳng định vai trò của đọc sách đối với con người.

Khi đến trường thầy cô luôn nói với học sinh về tầm quan trọng của việc đọc sách, báo đài cũng không ít lần khẳng định vai trò của đọc sách đối với con người. Thế nhưng số người đọc sách chăm chỉ lại chỉ đếm trên đầu ngon tay. Ở độ tuổi học sinh, khi chúng ta cần phải trau dồi kiến thức, làm đẹp bản thân bằng con chữ, bằng tri thức thì học sinh ngày nay lại ít người làm được như vậy. Nếu có thời gian rảnh, học sinh dùng để sống ảo, lướt mạng xã hội thay vì đọc sách để phát triển bản thân.

Nguyên nhân khiến học sinh không còn nhiều hứng thú đọc sách đầu tiên phải kể đến đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Thời đại của “nội dung nhanh, gọn” bùng nổ, khi học sinh chỉ thích nghe cái gì đó thật ngắn gọn, chứ không thích ngồi nghiền ngẫm một cuốn sách dày cộm. Sự phát triển của các chương trình giải trí, mạng xã hội khiến nhiều học sinh chỉ mải mê sống ảo mà quên đi giá trị của việc đọc sách.

Học sinh ngày nay không giống như thế hệ trước, nhiều em không chịu lo học hành suốt ngày chỉ biết chúi đầu vào máy tính, điện thoại

Học sinh ngày nay không giống như thế hệ trước, nhiều em không chịu lo học hành suốt ngày chỉ biết chúi đầu vào máy tính, điện thoại hâm mộ thần tượng một cách bất chấp, không kiểm soát được hành vi của mình. Hay có những em thường xuyên truy cập vào các trang web có nội dung không lành mạnh. Sự u mê vào game online, vào phim ảnh khiến cho kết quả học tập của học sinh bị giảm sút nghiêm trọng.

Nhiều phụ huynh vì quá bận rộn đi làm không có thời gian để quan tâm đến con cái, không rèn luyện và khuyến khích con đọc sách từ nhỏ. Nhà trường thiếu các chương trình thúc đẩy văn hóa đọc, không có nhiều không gian đọc cho học sinh. Bên cạnh đó việc đọc sách vẫn chưa thực sự nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội và lâu dần chúng ta bỏ quên thói quen đọc sách.

Các nhà xuất bản chỉ tập trung vào lợi nhuận của mình mà quên mất cần phải đầu tư vào chất lượng sách dẫn đến nhiều người không còn hứng thú với việc đọc sách. Hay các cuốn sách nhái, sách giả được tuồng vào thị trường rất nhiều khiến người đọc khó lòng phân biệt được đâu là sách thật và đâu là sách giả, điều này làm mất niềm tin vào bạn đọc.

Tác hại của việc không đọc sách khiến cho học sinh ngày nay gặp không ít khó khăn trong học tập, khi gặp phải các bài khó, bài nâng cao nhiều em nhanh chóng bỏ cuộc vì nguồn tri thức hạn hẹp. Thêm một tác hại dễ nhìn thấy nhất đó là không ít em không có kiến thức về cảm nhận văn học, bởi từ vựng hạn chế, năng lực đọc hiểu cũng rất kém dẫn đến diễn đạt rất lủng củng, viết sai chính tả.

Không đọc sách khiến tâm hồn của học sinh trở nên khô khan, ít có sự thấu cảm với người khác. Học sinh ngày nay còn tồn tại rất nhiều thói hư tật xấu của xã hội như nói tục chửi thề, cư xử vô lễ với giáo viên. Không đọc sách khiến học sinh bị thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm trầm trọng và không biết làm chủ bản thân. Đây chính là nguyên nhân khiến các vụ bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều.

Học sinh là những mầm non tương lai của đất nước vì thế chúng ta cần phải không ngừng học tập, nỗ lực và trau dồi tri thức thông qua việc đọc sách. Trước hết mỗi học sinh cần nhận thức đúng về việc học, việc đọc, đọc sách cho mình, để bản thân được mở rộng kiến thức và phát triển bản thân.

Đối với phụ huynh cần động viên, khuyến khích con em mình đọc sách từ nhỏ, rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày cho con. Kiểm soát các thể loại sách con đọc, đó cần là sách phát triển bản thân, có nội dung lành mạnh. Nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến đọc sách để học sinh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc đọc sách.

Thay vì dành cả ngày chỉ để ở trên giường chơi điện thoại, hãy thay đổi thói quen bằng cách đọc sách mỗi ngày, dù ít dù nhiều hãy tranh thủ đọc để phát triển bản thân, đọc để hiểu về cuộc sống, có thêm kiến thức để bước vào đời một cách vững vàng hơn. Là học sinh chúng ta cần phải chăm chỉ đọc sách, rèn luyện bản thân.

Thế hệ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày bằng cách đọc sách.

Xin mượn câu nói của Henry Daivd Thoreau thay cho lời kết này: “Một cuốn sách hay dạy tôi nhiều điều hơn là đọc nó. Tôi phải nhanh chóng đặt nó xuống, bắt đầu sống theo những điều mà sách chỉ dẫn. Tôi khởi đầu bằng cách đọc và tôi kết thúc bằng hành động.” Thế hệ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày bằng cách đọc sách. Đọc sách chưa bao giờ là dư thừa, đọc sách mở ra cho ta chân trời mới!

0 ( 0 bình chọn )

Văn Học – Blog Văn Học Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
Văn Học (VanHoc.Net) - Trang web văn học online, nơi chia sẻ nhiều bài viết hay về văn học - nghệ thuật, các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới,...và nhiều thông tin bổ ích,hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm