Nam Cao – một nhà văn chân chính và luôn viết những trang sách cho người nông dân, ông luôn tâm niệm rằng “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối.” Nghệ thuật phải là tiếng đau khổ được thoát ra từ những kiếp người lầm than ngoài kia. Sự đẹp đẽ trên trang sách làm sao có thể khắc họa được sự đau khổ, lầm than của nhân dân ta ngoài kia. Khi cuộc sống đang còn đau khổ, khó khăn, nhiều người phải chịu sự bất công vậy thì người nghệ sĩ phải đem nó vào trang sách.
Nền Văn học Việt Nam có một nhà văn rất nổi tiếng, những trang sách của ông đều viết cho người dân nghèo, người lao động mang đến sự cảm động, chạm đến trái tim của người đọc. Đó là Nam Cao, đương thời ông quan niệm rằng văn chương phải phán ảnh chân thật cuộc sống của chúng ta, nó không nên xa rời thực tế và nghệ thuật chân chính cần phải được lấy cảm hứng từ đời sống hiện thực của nhân dân, phản ánh đúng về thực tại của con người, một tác phẩm phải vượt lên trên mọi tất cả những cung bậc cảm xúc, giúp chúng ta đầu tranh với những điều đang còn bất công cho người dân.
Trong truyện ngắn Trăng Sáng, Nam Cao có viết một đoạn như thế này: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than.”
Nếu chúng ta từng đọc các tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố hay Nam Cao bạn sẽ hiểu rõ hơn về những cảnh lầm than của nhân dân ta khi bị áp bức bởi các tên địa chủ độc ác. Tiêu biểu có tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Nhân vật Chí Phèo được xem là một trong những nhân vật nổi tiếng cho đến thời điểm hiện tại, không ai là không biết đến tên Chí nát rượu, chuyên rạch mặt ăn vạ ở cái làng Vũ Đại. Thế nhưng mấy ai biết đến quá khứ đau buồn của hắn, khi vừa sinh ra Chí đã bị bỏ rơi ở lò gạch cũ được nhặt về nuôi, sau đó vì một cơn ghen tuông của Bá Kiến hắn đã đẩy Chí vào tù, sau khi ra tù Chí lột xác trở thành một người khác hoàn toàn. Hắn bắt đầu rượu chè suốt ngày cho đến khi gặp Thị Nở cuộc sống của hắn đã thay đổi, Thị chính là người khiến hắn nhớ lại những ước mơ nhỏ bé của mình. Giá trị của tác phẩm nằm ở chỗ tình người có thể làm thay đổi một kẻ như Chí.
“Yêu thân như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết… cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy việc thôi ư? Và có sung sướng gì cái kẻ suốt đời chỉ biết chúi mũi vào cái cối xay bột, chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút, thu hẹp cuộc sống và sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của mảnh đất con con của mình. – Sống mòn”. Tác phẩm này đã khắc họa cảnh nghèo đói, bi kịch của những kiếp người. Chính cái nghèo khiến con người ta trở nên ích kỷ, héo mòn tâm hồn. Nó khiến chúng ta trở thành nô lệ của đời người. Nhân vật Thứ trong truyện chính là điển hình cho một người bị cái nghèo dằn vặt, anh sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó và với những đồng lương ít ỏi của mình, Thứ chẳng thể lo nổi cho gia đình chính vì bị cái nghèo bám riết Thứ đã đổ mọi tội lỗi lên đầu vợ mình là Liên. Cuộc sống cứ như vậy rơi vào đống bi kịch đến đáng sợ.
Từ lời nói cho đến các tác phẩm của Nam Cao đều mang giá trị nhân vân sâu sắc, ông hay còn được gọi với cái tên là nhà văn của người nông dân. Có rất nhiều nhà văn lựa chọn con đường đi theo dòng văn lãng mạn, thoát li hiện thực thì Nam Cao lại đi ngược lại với xu hướng. Ông chọn hiện thực và nhân đạo, ngòi bút của ông lột tả sự thật về xã hội lúc đương thời. Đó là số phận của Hộ, một người có tài về văn chương, anh luôn ôm mộng xây dựng cho mình một sự nghiệp vững mạnh thông qua con chữ. Ấy thế mà sau khi cưới một cô gái lỡ làng, Hộ đã phải gánh trên vai trọng trách nuôi cả gia đình, lúc ấy anh mới thấm thía về cuộc sống, những áp lực về đồng tiền khiến Hộ phải viết nhanh, viết vội để kiếm tiền nuôi sống gia đình, ấy thế mà nhiều lúc anh rất day dứt về chính hành động của mình. Bởi “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương.”
Câu nói của Nam Cao thật thấm thía và sâu sắc khi nói về nghệ thuật, đương thời ông sinh ra và sống trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy những bất công với người nông dân nghèo chính vì thế Nam Cao có sự cảm thông sâu sắc với tầng lớp này. Họ là những người thấp cổ bé họng, không đủ sức mạnh để chống lại sự bất công ấy, quan niệm của Nam Cao mang ý nghĩa tích cực, đó là hãy cảm thông cho số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo. Các nhà văn nên nhìn thẳng vào vấn đề hiện thực xã hội, dũng cảm bóc trần những thói hư, tật xấu, dùng ngòi bút để viết lên những tác phẩm chân thực nhất và hãy khóc cùng nỗi đau của người nông dân.
Qua rất nhiều tác phẩm của mình, Nam Cao khẳng định người nghệ sĩ làm nghệ thuật phải làm một cách chân chính, nói lên nỗi lòng của những người dân nghèo, nói lên thực trạng hiện tại của cuộc sống. Dường như Nam Cao sinh ra để dành cho những trang sách, ngòi bút của ông lập luận sắc bén, thuyết phục được người đọc qua từng câu chữ mà ông viết.
Trong tác phẩm Đời thừa ông viết rằng: Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất các các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần với người hơn.”
Thông qua bài viết này VanHoc.Net hy vọng độc giả có thể hiểu sâu, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu nói “Nghệ thuật không phải là ánh trắng lừa dối” của nhà văn Nam Cao.