Học Ngữ VănNghị luận xã hội

Giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm

392

Môi trường sống là thứ tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Chính vì thế ông cha ta đã có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.” Câu tục ngữ khuyên con người dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, nghèo đói ra sao cũng phải giữ mình, sống tử tế.

Giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm

“Đói” và “rách” là hai từ chỉ cuộc sống đầy khó khăn. Chính vì cái nghèo, cái khổ ấy mà nhiều người bị tha hóa, vì đói quá mà làm liều, vì nghèo khổ quá mà làm việc trái với lương tâm. Tuy nhiên, con người làm việc ác ắt sẽ gặp quả báo, vậy nên câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn hướng con người đến lối sống văn minh, tư duy đúng đắn. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải giữ được tâm lương thiện.

“Rách cho thơm” sống trong nghèo khó đôi khi quần áo của chúng ta không được lành lặn, phải chắp vá chỗ này đến chỗ kia. Thế nhưng chúng ta phải giữ cho chúng luôn sạch sẽ. Từ “thơm” ở đó mang một ý nghĩa đó là chúng ta phải sống có đạo đức, không làm những việc dơ bẩn.

Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, đó là thứ thử thách con người. Mặc dù nghèo đói nhưng chúng ta phải luôn giữ sạch sẽ trong việc ăn uống, nhà không có điều kiện nhưng vẫn phải sống có đạo đức. Tiền là thứ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, tuy nhiên chúng ta không thể vì tiền mà đánh mất chính mình, vì tiền mà đánh mất nhân phẩm của bản thân.

Tiền là thứ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, tuy nhiên chúng ta không thể vì tiền mà đánh mất chính mình

Con người sống trên đời này không có quyền lựa chọn bố mẹ sinh ra mình, nơi mình được sinh ra. Có người vừa sinh ra đã phải sống trong cái nghèo, cái khổ khiến họ có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Ngày xưa, khi chưa có nhiều thứ công nghệ hiện đại như bây giờ. Ông cha ta phải sống cực khổ, bị thế lực cầm quyền đàn áp. Chính vì sự độc ác, ích kỷ của tầng lớp cầm quyền đã đẩy nhiều người dân nghèo khổ vào hoàn cảnh tội nghiệp, trở thành kẻ xấu chuyên đi cướp giật của người khác.

Chúng ta có thể thấy hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, dù sống trong nghèo đói nhưng ông vẫn giữ được tấm lòng thiện lương của mình. Lão Hạc có một con chó tên Vàng, vì gia đình nghèo khổ Lão còn vừa trải qua một trận ốm nặng, Lão đã không còn đủ sức nuôi bản thân mình, chính vì thế Lão đã bán đi con chó mà mình luôn yêu thương. Vì quá thương Cậu Vàng, Lão Hạc luôn ngày đêm dằn vặt, sau đó vì quá nghèo khổ ông đã tự kết thúc đời mình bằng “bả chó”. Trước khi chết Lão Hạc gửi tiền đầy đủ cho ông Giáo lo hậu sự cho mình, điều này thể hiện sự tự trọng của ông.

dù sống trong nghèo đói nhưng Lão Hạc vẫn giữ được tấm lòng thiện lương của mình.

Khổng Tử là một minh chứng về thái độ sống đúng đắn, không bị cái xấu vấy bẩn. Dù cả đời sống trong nghèo khổ nhưng Khổng Tử chưa bao giờ nghe lời người khác dụ dỗ để làm việc xấu xa. Có thể nói trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy nhưng ông vẫn giữ được tâm hồn thanh cao của mình, quả là một vị thánh nhân.

Cuộc đời này không ai nói trước được tương lai, sẽ có lúc chúng ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng dù sống trong nghèo khổ như thế nào chúng ta cũng không được làm việc xấu xa, trái với lương tâm. Chỉ có như vậy cuộc sống của bạn mới vui vẻ và không cảm thấy hổ thẹn với lương tâm. Sống trong nghèo khổ, chúng ta sẽ lao động chân chính, không đi trộm cắp hay lừa đảo người khác.

Thực tế cho thấy xã hội ngày nay có không ít thanh niên không chăm chỉ nỗ lực, những người này chỉ thích ăn chơi hưởng thụ. Và khi không còn tiền tiêu những thanh niên này đi cướp giật để có tiền tiêu xài, những cuộc chơi không lối thoát và hậu quả về sau là mãi mãi. Nhiều thanh niên đã nhận bản án chung thân chỉ vì không biết “giữ mình” trước những tệ nạn xã hội. Những hành động này cần được trừng phạt, lên án để răng đe các thế hệ sau này.

Có thể thấy rằng những việc làm xấu xa sẽ nhận kết quả không tốt đẹp, thậm chí khiến chúng ta đánh mất cuộc đời của chính mình. Để giữ mình không bị những thứ xấu xí xung quanh vấy bẩn, hay bạn bè lôi kéo vào những con đường sai lầm chúng ta cần phải chọn bạn mà chơi, không nghe theo lời dụ dỗ của người khác. Đừng thấy “việc nhẹ lương cao” mà tham lam lao vào con đường ấy.

“Ta đừng chê cuộc đời méo mó

Hãy tự hỏi sao không tròn trong tâm?”

“Ta đừng chê cuộc đời méo mó. Hãy tự hỏi sao không tròn trong tâm?”

Cuộc đời này không xấu xí, cái xấu xí là lòng người. Thế mới nói việc học vô cùng quan trọng, hãy trau dồi bản thân mỗi ngày để biết giữ mình, biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai để không bị người khác “dắt mũi” đi làm những việc xấu xa, trái với lương tâm và đạo đức của một con người.

Đói cho sạch, rách cho thơm là lời dạy dỗ hướng con người đến lối sống đúng đắn. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần biết đâu là đúng, đâu là sai. Học tập và làm theo những giá trị tốt đẹp của ông cha ta. Nghe lời thầy cô và trở thành một học trò giỏi, không nghe theo lời bạn bè rủ rê để làm việc xấu.

Lời nhắn nhủ của ông cha ta thật sâu sắc và đúng đắn làm sao. Mỗi người cần biết sống lương thiện, dù trong hoàn cảnh nào bạn đều nhận được sự tôn trọng của người xung quanh. Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng chúng ta có thể chọn cách mà mình sống. Nếu may mắn sinh ra trong hoàn cảnh gia đình có điều kiện hãy phát huy tốt giá trị của bản thân. Nếu được sinh ra trong gia đình không có điều kiện, nhất định phải nỗ lực để vượt qua nghèo khó, dù không có cơm ăn cũng không được nghĩ đến việc trộm cắp hay lừa gạt người khác. Kẻ làm việc xấu sẽ nhận lại quả báo, chúng ta phải sống đúng với đạo đức, nói không với việc xấu. Hoàn cảnh khó khăn là thử thách giúp chúng ta cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn để đối diện với cuộc sống và không ngừng hoàn thiện bản thân.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời dạy bảo, nhắn nhủ của ông cha ta đến thế hệ con cháu đó là dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng không được làm việc xấu xa. Con người sống trên đời phải biết nhìn về tương lai, không ngừng hoàn thiện bản thân, không để bản thân phải hổ thẹn với lương tâm, và trở thành người có ích cho xã hội.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

0 ( 0 bình chọn )

Văn Học – Blog Văn Học Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
Văn Học (VanHoc.Net) - Trang web văn học online, nơi chia sẻ nhiều bài viết hay về văn học - nghệ thuật, các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới,...và nhiều thông tin bổ ích,hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm