Kiến thức vui

Nguồn gốc và ý nghĩa sự tích bánh chưng bánh giầy

1065

Là người con Việt Nam không ai là không biết hai loại bánh truyền thống có tên bánh chưng, bánh giầy. Đây là hai loại bánh truyền thống, đặc biệt xuất hiện vào dịp lễ Tết, cúng Tổ của Việt Nam. Vậy bạn đã thật sự biết về nguồn gốc và ý nghĩa sự tích bánh chưng, bánh giầy chưa? Nếu chưa rõ hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau cùng chúng tôi. 

Sự tích bánh chưng bánh giầy thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời tốt đẹp của dân tộc

Nguồn gốc ra đời bánh chưng và bánh giầy

Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu có rất nhiều người con, nhà vua đau đầu tìm người kế ngôi mà chưa biết chọn ai bèn nghĩ ra một cách để tìm người tài kế vị. Vua Hùng đã quyết định bằng một cách rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được truyền ngôi”. Lúc bấy giờ, các hoàng tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp nơi để dâng lên cúng Tổ nhằm mong muốn có được ngôi vua. Duy chỉ có hoàng tử thứ 18 tên Tiết Liêu là người không nhận được giúp sức nào bởi mẹ mất từ nhỏ nên không biết xoay sở ra sao cả. Vào đêm ấy, Tiết Liêu nằm mơ thấy có vị Thần đến báo mộng và bày cho cách làm lễ vật rằng: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Sự tích bánh chưng bánh giầy bắt nguồn từ thời vua Hùng thứ 18

Tiết Liêu quyết định làm hai loại bánh ấy, ban đầu ai cũng bất ngờ trước vật phẩm dâng lên vua cha, tuy nhiên hai loại bánh ấy lại rất được vua Hùng ưng ý và đã quyết định truyền ngôi cho Tiết Liêu, đồng thời đặt tên bánh hình tròn tượng trưng cho trời là bánh giầy, bánh có hình vuông tượng trưng cho đất có tên là bánh chưng. Từ đó kể về sau mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên mâm cúng tổ tiên, nhân dân thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất. Đặc biệt vào ngày mùng mười tháng ba – cúng tổ các vua Hùng luôn luôn phải có hai loại bánh này trong mâm cỗ để tưởng nhớ về công ơn của các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. 

Nguyên liệu chính làm nên bánh chưng và bánh giầy

Cả hai loại bánh đều được làm từ gạo nếp. Riêng bánh chưng thì có thêm đỗ, thịt lợn và được gói bằng lá dong. Để có được một chiếc bánh chưng ngon, dẻo thơm thì phải chọn được loại gạo nếp thượng hạng, thịt phải là thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc để tăng độ béo cho nhân bánh, không khô bã. Gạo nếp sau khi ngâm và đãi sạch được xóc gia vị cho ngấm, đổ vào khuôn lót lá dong, lấy đậu xanh là nhân và trong cùng là miếng thịt lợn. Và vỏ bánh và nhân thì tùy theo mỗi vùng miền nên có sự biến tấu khác nhau đôi chút. Dưới bàn tay khéo léo của người gói bánh, những chiếc bánh được gói cẩn thận bằng lá dong xanh mướt, buộc bên ngoài là lạt mềm, sau đó cho vào nồi luộc chín. Khi bánh chín, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo thơm của gạo, béo bùi của đậu xanh, thịt lợn, tất cả hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo. Khi ăn bánh chưng ta có thể chấm với nước mắm thật ngon, thêm củ hành muối, củ cải dầm hay dưa góp sẽ làm món bánh thêm đậm, khó quên.

Về phần bánh giầy, đây là loại bánh được làm từ gạo nếp nhưng được giã nhuyễn, sau đó vo tròn xếp vào lá dong, rồi dùng tay chia thành từng cục bột nhỏ, nặn tròn và ấp bẹp xuống. Thế là ta có những chiếc bánh giầy dẻo thơm. Bánh giầy thường được ăn kèm với giò, chả… rất ngon miệng. 

Cả hai loại bánh đều được làm từ gạo nếp cùng những gia vị chuẩn Việt Nam

Ý nghĩa hình ảnh bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa của Việt Nam

Sự tích bánh chưng bánh giầy ra đời tượng trưng cho quan niệm về trời đất, vũ trụ của người Việt xưa. Bánh chưng có hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, nên tượng trưng cho Đất. Bánh giầy hình tròn không có góc cạnh, hình khối thuộc dương, tượng trưng cho Trời nên màu trắng, không nhân vị. Còn theo tín ngưỡng phồn thực thì bánh chưng và bánh giầy mang ý nghĩa của sự sinh sổi, nảy nở. Ngoài ra câu chuyện còn đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa – một đặc trưng không thể thiếu trong nền văn minh nông nghiệp. 

Câu chuyện còn muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống biết ơn tới ông bà, tổ tiên – một trong những đạo lý được nhân dân ta giữ gìn và phát huy. Bánh chưng dành cho mẹ, bánh dầy dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và đặc biệt ngày Tết cổ truyền, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt Nam. Tất cả chúng ta đều là con của Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. 

Bánh chưng bánh giầy là hai loại bánh phổ biến trong đời sống hiện nay

KẾT LUẬN

Có thể thấy, nếu như thời xưa, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp…

Mong rằng qua bài viết chia sẻ trên về nguồn gốc và ý nghĩa sự tích bánh chưng bánh giầy đã giúp các bạn củng cố kiến thức về một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống ngày hôm nay.

0 ( 0 bình chọn )

VanHoc.Net – Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
VanHoc.Net - Chuyên trang Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Thế giới,...với nhiều thông tin bổ ích, hay & hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm