Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THCS

Nghị luận xã hội: Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

603

Lời nói là phương tiện giao tiếp trong cuộc sống của con người với con người. Lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kết nối con người lại với nhau, và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên lời nói cũng giống như con dao hai lưỡi, nếu biết ăn nói sẽ được lòng cả thiên hạ nhưng nếu không biết cách ăn nói chúng ta có thể sẽ dễ dàng đánh mất các mối quan hệ của mình. Khi nói về giao tiếp hàng ngày, ông cha ta đúc kết nên kinh nghiệm qua câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Nghị luận xã hội: Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Lời nói là âm thanh, ngôn ngữ được phát ra miệng của con người, được dùng để giao tiếp với mọi người. Lời nói không chỉ thể hiện mong muốn của con người mà khi sử dụng lời nói chúng ta cần phải thể hiện sự lịch sự của bản thân. Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua” ý muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lịch sự với mọi người xung quanh. Khi chúng ta là một con người lịch sự sẽ nhận được sự yêu quý của mọi người. Khi ai cũng ý thức được việc nói lời hay, ý đẹp với nhau cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Lời nói tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, nói những điều tích cực, cuộc sống của chúng ta cũng tự nhiên trở nên vui vẻ, tích cực và hạnh phúc hơn.

Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, chúng ta đều phải học nói. Khi còn bé, cha mẹ sẽ dạy chúng ta cách nói để giao tiếp chủ yếu với cha mẹ, để họ biết được mong cầu của chúng ta. Lớn hơn một chút khi đi học chúng ta học những lễ nghi, phép tắc khi đến trường. Trưởng thành hơn chúng ta phải biết giữ mồm giữ miệng bởi không phải câu từ nào cũng có thể phát ngôn. Khi ngôn từ mất kiểm soát chúng ta dễ khiến người xung quanh bị tổn thương và đánh mất các mối quan hệ ấy.

Biểu hiện của một người để ý đến lời ăn tiếng nói của mình là người luôn suy nghĩ trước khi nói, biết phát ngôn phù hợp với hoàn cảnh. Với thầy cô, bố mẹ, người lớn tuổi sẽ nói chuyện tôn trọng, lễ phép. Với bạn bè cần có ngôn từ phù hợp, nói chuyện tích cực, không nói chuyện doạ nạt bạn. Với những người xung quanh luôn có sự tôn trọng, nói chuyện có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ. Một người biết lắng nghe người khác là khi họ biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của họ. Sự tinh tế trong giao tiếp, những người này sẽ nói chuyện nhẹ nhàng với những câu từ phù hợp với ngữ cảnh. Điều này phụ thuộc phần lớn vào việc sử dụng ngôn từ của chúng ta, để trau dồi ngôn từ, có thêm vốn sống và kiến thức chúng ta cần phải học hành chăm chỉ, không ngừng tìm tòi kiến thức để học hỏi.

Biểu hiện của một người để ý đến lời ăn tiếng nói của mình là người luôn suy nghĩ trước khi nói, biết phát ngôn phù hợp với hoàn cảnh.

Tuy nhiên có rất nhiều người ăn nói thô lỗ, không tôn trọng người khác. Có nhiều trường hợp học sinh nói tục chửi thề gây phản cảm trong môi trường giáo dục. Đặc biệt là khi mạng xã hội phát triển, nhiều học sinh sử dụng mạng xã hội nhưng ngôn từ lại mất kiểm soát, ngày nay “bạo lực ngôn từ” trở nên phổ biến bao giờ hết. Chúng ta dễ dàng truy cập vào mạng, cập nhật thông tin hàng ngày trên mạng. Chính vì để kiếm tiền mà có không ít người đưa thông tin sai lệch nhằm bôi nhọ, xúc phạm người khác, điều này gây nên làng sóng tranh cãi gay gắt. Nhiều người không biết thực hư thông tin là gì nhưng vẫn buông lời cay đắng để chế giễu người khác và rồi những nạn nhân của bạo lực ngôn từ không thể chịu nổi khi bị xúc phạm, có trường hợp bị trầm cảm, tệ hơn nhiều em chọn cách tự tử để giải thoát.

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp, sử dụng lời nói dù trực tiếp hay gián tiếp cũng nên dùng từ vừa phải, nói chuyện không lớn tiếng, tiết chế bản thân và tôn trọng người khác. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt mọi người, mở rộng thêm những mối quan hệ chất lượng, góp phần xây dựng xã hội văn minh. Thế nhưng chúng ta cần phải để ý, nói lời hay ý đẹp không đồng nghĩa với việc bạn nói những câu từ sáo rỗng, không đúng với thực tế về ai đó. Điều này sẽ mang đến những thứ tiêu cực, không thể kéo dài một mối quan hệ. Lựa lời nói đó là nói những từ dễ nghe, không nặng lời với người khác. Lời nói chân thành ban đầu đôi khi không mang đến tình cảm, nhưng về lâu dài người khác sẽ có cảm tình với bạn. Nói ra những lỗi sai của người khác để họ biết và sửa lỗi.

Câu tục ngữ giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng khác nhau mà chúng ta cần biết lựa lời nói làm sao cho phù hợp thể hiện sự văn minh, lịch sự. Để lời nói của mình trở nên có giá trị, thuyết phục người nghe chúng ta cần biết lựa chọn từ ngữ, giọng điệu thế nào, cảm xúc ra sao để phù hợp với ngữ cảnh, giúp người nghe dễ hiểu và ấn tượng với lời nói của bạn.

Một lời nói có thể trở thành động lực, sức mạnh để ai đó vượt qua quãng thời gian khó khăn của cuộc đời họ, đó là lời an ủi, động viên khi cần thiết. Thế nhưng một lời nói cũng có thể khiến con người ta trở nên tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống. Không chỉ mang đến sự tổn thương về tinh thần, những lời nói không hay cũng dễ trở thành nguyên nhân của những cuộc ẩu đả, đâm chém nhau. Đã có không ít trường hợp chỉ vì lời nói mà dẫn đến những trường hợp đáng tiếc, đánh nhau nhập viện hay đâm chém nhau đến mất mạng.

Một lời nói có thể trở thành động lực, sức mạnh để ai đó vượt qua quãng thời gian khó khăn của cuộc đời họ, đó là lời an ủi, động viên khi cần thiết.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta nhận thức rõ vai trò của giao tiếp và lời nói. Lời nói của chúng ta có tốt đẹp và có giá trị hay không phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng ngôn từ vậy nên việc trau dồi vốn từ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp là điều bạn cần phải học hỏi mỗi ngày. Để chúng ta trở thành người có kỹ năng giao tiếp thông thạo và là người mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác thông qua câu từ.

Được sống trong thời đại phát triển của một xã hội văn minh, chúng ta cần phải biết ơn cuộc sống và không ngừng khẳng định bản thân mình bằng những giá trị thực tế đem lại. Ai cũng cần phải hiểu được vai trò của giao tiếp. Chúng ta sẽ có nhiều mối quan hệ chất lượng nếu bạn giỏi ăn nói, sử dụng câu từ của mình để thuyết phục người khác và để thể hiện mình là một người có đạo đức, nhân cách.

0 ( 0 bình chọn )

Văn Học – Blog Văn Học Việt Nam và Thế Giới

https://vanhoc.net
Văn Học (VanHoc.Net) - Trang web văn học online, nơi chia sẻ nhiều bài viết hay về văn học - nghệ thuật, các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới,...và nhiều thông tin bổ ích,hấp dẫn!

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm