“Chiếc lá cuối cùng” là một tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn O. Henry. Tác phẩm được ví như một kiệt tác của văn học thế giới bởi giá trị nhân văn, nghệ thuật mang lại.
Vài nét về nhà văn O Henry
Nhà văn O Henry được sinh ra tại Mỹ. Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến bởi những tác phẩm để đời. Sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của O Henry khiến một giải thưởng truyện ngắn hay nhất ở nước Mỹ đã dùng tên của ông để đặt tên cho giải thưởng.
O Henry được biết đến là một trong tám doanh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới quyết định kỉ niệm vào năm 1962 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Sự nghiệp văn chương của O Henry bắt đầu nở rộ vào năm 1988, sức viết của ông khiến người khác phải kinh ngạc với số lượng tác phẩm khổng lồ, hơn 400 truyện ngắn. Với kinh nghiệm sống phong phú, các nhân vật trong truyện của ông hầu hết đều làm những nghề mà chính O Henry đã làm.
Những tác phẩm nổi tiếng của O Henry được nhiều người biết đến: Chiếc lá cuối cùng, Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Món quà giáng sinh,…
Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá cuối cùng
Linh hồn của một tác phẩm không chỉ nằm ở nội dung hấp dẫn mà còn là tựa đề của câu chuyện, ban đầu tựa đề sẽ là thứ khơi gợi sự tự mò của tác giả với tác phẩm, từ đó việc đặt tựa đề cho tác phẩm là cả một công trình nghệ thuật.
Với “Chiếc lá cuối cùng” nhà văn O Henry đặt ra nhiều tâm tư, tình cảm của ông vào tựa đề. Không phải một tựa đề giật gân, khơi gợi sự tò mò của độc giả chỉ đơn giản là vài câu chữ giản dị nhưng lại làm nên cả một kiệt tác văn học.
Chiếc lá cuối cùng là một món quà cụ Bơ men tặng cho Giôn xi khi cô đang đối diện với vô vàn nỗi buồn đến từ tháng ngày chiến đấu với căn bệnh quái ác của mình. Món quà với thông điệp mong cô hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Chiếc lá ấy cũng chính là thông điệp của tác phẩm muốn gửi người đọc, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải giữ tinh thần lạc quan. “Chiếc lá cuối cùng” mang lại nhiều suy ngẫm cho người đọc.
Chiếc lá cuối cùng – Cuộc sống của những người họa sĩ nghèo đam mê nghệ thuật
Đầu truyện tác giả mở ra khung cảnh hàng ngày của những người họa sĩ nghèo. Xiu và Giôn – xi thuê một căn hộ gần công viên Oa-sinh-tơn để sống, ở tầng dưới cũng có một họa sĩ khác đó là cụ Bơ – mơn mặc dù hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng nó không phải lý do khiến cụ Bơ – mơn từ bỏ việc cống hiến cho nghệ thuật.
Giôn – xi lúc ấy không may mắc phải căn bệnh sưng phổi quái ác, sự dày vò của bệnh tật cùng với sự nghèo khổ khiến cô rơi vào tuyệt vọng. Công việc hàng ngày của Giôn – xi đó là cô ngồi đếm lá cây trên câu thường xuân ở cửa sổ, cô nghĩ rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cuộc đời của cô coi như xong.
Vậy mà bằng một sức mạnh thần kỳ nào đó, sau trận mưa tuyết dữ dội một chiếc lá thường xuân vẫn bám trên tường gạch. Điều này khiến Giôn – xi vô cùng bất ngờ, chính chiếc lá ấy đã cứu vớt cuộc đời của Giôn – xi, khi nhìn thấy chiếc lá Giôn – xi vô cùng xúc động và cô đã không còn tuyệt vọng, cô có động lực và niềm tin vào cuộc sống hơn.
“Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và khoan đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.”
Khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng, Giôn – xi như có tinh thần, cô bắt đầu suy ngẫm về những tháng ngày mình chán nản, không muốn sống và đặt niềm tin vào cây thường xuân kia. Đến hiện tại sau khi cơn mưa bão tuyết dữ dội đi qua mà chiếc lá ấy vẫn còn bám trên tường, nó thể hiện sức mạnh của niềm tin.
Bởi sự sống vô cùng quý giá, bất cứ ai trong chúng ta cũng cần phải trân quý sự sống ấy. Vì được sinh ra đã là một điều may mắn vậy nên mỗi người chúng ta nhất định phải sống thật ý nghĩa.
Cụ Bơ mơn sau khi biết chuyện nên đã dành hết tâm huyết của mình tạo nên tác phẩm “chiếc lá cuối cùng” giúp Giôn – xi có thêm niềm tin vào cuộc sống. Trong đêm mưa gió người họa sĩ già đã ngồi tạo nên kiệt tác để đời của mình.
Nghệ thuật là tình thương
“Chiếc lá cuối cùng” được xem là một kiệt tác nghệ thuật, bởi giá trị nhân văn và tình người mà nó mang lại. Khi được xuất bản tác phẩm đã nhận lại cơn mưa lời khen từ bạn đọc, tác phẩm lấy đi nước mắt của rất nhiều độc giả.
Sự ấm áp và tình yêu thương của con người giúp cho Giôn – xi một cô họa sĩ trẻ sau chuỗi ngày chán nản có thể yêu đời trở lại. Các họa sĩ nghèo dù sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng họ chưa một lần ngừng cống hiến cho nghệ thuật.
O Henry luôn dành tình cảm của mình cho những mảnh đời bất hạnh, chính vì thế truyện ngắn của ông vô cùng sâu sắc, khai thác nội tâm nhân vật và rất nhiều truyện của ông nhân vật chính có hoàn cảnh khó khăn làm lay động triệu trái tim người đọc. Đến sau này, rất nhiều nhà văn trẻ lấy ông làm hình mẫu lý tưởng để noi theo.
“Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lỗn với nhau, và em thân yêu ơi, hãy nhìn ra cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hay lay động khi gió thổi không?” Một tác phẩm văn học vượt trên cả nghệ thuật, bởi nghệ thuật cần hướng đến con người, nghệ thuật là một bức tranh phản ánh chân thật cuộc sống của chúng ta. Tác phẩm để đời của cụ Bơ – mơn làm lay động rất nhiều trái tim!
Lời kết
Chiếc lá cuối cùng một câu chuyện cảm động với những góc nhìn về cuộc sống để chúng ta suy ngẫm về cuộc đời của một con người. Một câu chuyện vô cùng nhân văn và mang lại nhiều giá trị cho người đọc.
Sự sống là vô cùng quý giá, hy vọng bạn đọc có thể trân trọng cuộc sống của mình. Bởi được sinh ra với hình hài lành lặn là một điều vô cùng may mắn. Chúng ta nhất định phải sống thật ý nghĩa, sống cho chính mình, không ngừng nỗ lực và trở thành người có ích cho xã hội.