Học Ngữ VănNgữ văn THPTTác giả - Tác phẩm

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài

1004

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền Văn học Việt Nam, ông dành cả cuộc đời để cống hiến cho nền Văn học nước nhà. Ông không chỉ được bạn đọc trong nước mà còn rất nhiều bạn bè quốc tế biết đến nhờ nhiều tác phẩm để đời của mình. Hãy cùng Văn học tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài

1. Tiểu sử của nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen, ông sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 và mất ngày 6 tháng 7 năm 2014. Tô Hoài được biết đến là nhà văn lớn, nhà văn có nhiều đóng góp cho nền Văn học Việt Nam.

Tô Hoài sinh ra tại gia đình quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lại lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Khi ở độ tuổi thiếu niên Tô Hoài đã phải lăn lộn ra xã hội, làm nhiều công việc khác nhau để kiếm tiền trang trải cuộc sống, có những lúc cuộc sống ông lâm vào khó khăn đủ thứ như thất nghiệp. Tuy nhiên, khi đến với văn chương mọi khả năng của Tô Hoài ngay lập tức được bộc lộ, ông nhanh chóng được nhiều độc giả biết đến qua các tác phẩm của mình.

Năm 1943 Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, lúc này ông hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực báo chí.

Từ năm 1954 trở đi Tô Hoài tập trung vào công việc sáng tác của mình.

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Văn học Tô Hoài đã có cho mình hơn 100 tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau.

Tiểu sử của nhà văn Tô Hoài

2. Phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài là người có trải nghiệm cuộc sống, tất cả những kinh nghiệm ấy ông đều mang lên trang sách và giúp người đọc có góc nhìn độc đáo hơn về cuộc sống. Độc giả khi đọc văn của Tô Hoài không chỉ học hỏi được từ ông nhiều cách viết hay mà còn là bài học về cuộc sống rất chân thật.

Trước cách mạng tháng 8 Tô Hoài tập trung viết chủ đề người nông dân nghèo và loài vật.

Sau cách mạng tháng 8 Tô Hoài tập trung viết chủ đề về nông thôn và điều ông quan tâm nhiều nhất chính là vùng núi Tây Bắc.

Phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài

3. Những tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài

Một cuộc đời của Tô Hoài dành để cống hiến cho Văn học. Tô Hoài viết văn từ trước năm 1945 và có nhiều tác phẩm để đời, tiêu biểu có:

Dế mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)

O chuột (tập truyện ngắn, 1942)

Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)

Mười năm (tiểu thuyết, 1957)

Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959)

Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)

Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (kinh nghiệm sáng tác, 1977)

Nghệ thuật và phương pháp viết văn (kinh nghiệm sáng tác, 1997)

Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)

Giữ gìn 36 phố phường (tập tạp văn, 2017)

Trong đó có tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký là một tác phẩm rất nổi tiếng của Tô Hoài viết cho thiếu nhi với nhiều bài học sâu sắc.

Từ lâu người đọc đã không còn xa lạ với cái tên Dế mèn phiêu lưu ký, đây là một câu chuyện mang rất nhiều ý nghĩa về bài học cuộc sống. Sách vở có thể mang lại cho chúng ta vô vàn câu chuyện, kinh nghiệm của những người đi trước. Tuy nhiên sự trải nghiệm cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Nếu không một lần va vấp, không một lần thử đặt chân ra ngoài xã hội thì chúng ta sẽ không thể thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Dế Mèn trong câu chuyện cũng phải trải qua rất nhiều chuyến đi, thử thách mới có thể lột xác để trưởng thành. Bài học rút ra từ tác phẩm chính là nếu chúng ta chỉ ở nhà ngồi đọc sách, ngồi nghiên cứu mà không cho phép bản thân được trải nghiệm, chúng ta sẽ khó tích lũy được kinh nghiệm thông qua những chuyến đi.

Những tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ trong tập truyện ngắn Tây Bắc (1952). Đây cũng được xem là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 12 của học sinh và tác phẩm còn được xuất hiện trong đề thi Tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia của học sinh.

Vợ chồng A Phủ viết về số phận bất hạnh của người phụ nữ nơi núi rừng Tây Bắc. Mị là một cô gái trẻ đẹp nhưng không may bị nhà thống lý Pá Tra bắt về làm con dâu gán nợ, từ đó cuộc đời của Mị bị giam cầm. Mang tiếng làm con dâu nhà giàu thế nhưng cuộc đời của Mị trăm nghìn điều khổ, ấy vậy mà sức sống tiềm tàng trong Mị chưa bao giờ bị dập tắt. Sự vùng dậy của Mị chứng minh rằng trong Mị luôn khao khát có được cuộc sống tốt đẹp và Mị luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp phía trước. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã lên án gay gắt xã hội phong kiến lạc hậu đã đẩy những người nông dân nghèo vào hoàn cảnh tội nghiệp. Qua đó còn ca ngợi sức sống tiềm tàng, vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của những người nông dân ở vùng núi Tây Bắc.

4. Nhận định về Tô Hoài

Tô Hoài là một trong những tác giả vĩ đại nhất thế kỷ 20. Nó thuộc thế hệ thứ 20, từ năm 1920. Đó là thế hệ vàng của văn học hiện đại, đạt được mùa gặt ngoạn mục nhất trong văn học thế kỷ 20 – với những mùa gặt từ 1930 đến 1945, bên cạnh Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận. Ông cũng là người hiếm hoi nhất của thế hệ này, cùng với nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh. – Giáo sư Phong Lê

Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đồng hành thân thiết với độc giả mọi lứa tuổi, sẵn sàng đưa họ vào thế giới mộng ảo của tuổi thơ, hay vào thế giới trái đất non trẻ, đến với những con người có chặng đường dài và cuộc sống rộng mở khi lớn lên.  – Phan Anh Dũng

Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20. – Trích bài viết “Nhà văn Tô Hoài nặng lòng với những trang văn về Tây Bắc”

Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút cháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam – Hà Minh Đức.

Cho đến thời điểm hiện tại Tô Hoài vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc, những tác phẩm của ông vẫn mang đến nhiều giá trị cho người đọc qua nhiều thế hệ!

Học Ngữ VănNgữ văn THPT

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

699

Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng trong làng văn học Việt Nam. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, ông thường miêu tả cuộc sống đời thực một cách sinh động nhất. Thạch Lam có lối viết rất hay, rất khác những nhà văn cùng thời. Tác phẩm của ông không có tiếng trống thúc sưu, thúc thuế, những tiếng ồn ào náo nhiệt như các nhà văn khác thế nhưng nó vẫn khơi gợi cảm xúc cho người đọc về số phận bất hạnh của người nghèo. Hai đứa trẻ là một tác phẩm như thế, thông qua việc miêu tả cảnh phố huyện nghèo, Thạch Lam mang đến cho người đọc một nỗi buồn man mác với số phận nghèo khổ của nhiều người.

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Hai đứa trẻ là tác phẩm nằm trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938). Tên tựa đề giúp độc giả hiểu rõ đây hai nhân vật chính của truyện ngắn là Liên và An. Gia đình của Liên và An có biến cố thế nên hai đứa trẻ theo mẹ về quê ngoại để sống, khi về quê hai chị em được mẹ giao nhiệm vụ đó là trông coi cửa hàng nhỏ của mẹ.

“Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”

Khung cảnh nơi phố huyện được hiện lên một cách chân thật nhất, hình ảnh chủ đạo đó là bóng tối, bóng tối như bao trùm nơi đây, với những con người bé nhỏ có số phận nghèo khổ. Âm thanh buổi chiều man mác buồn khiến người đọc cảm nhận được cảnh vật nơi đầy đìu hiu ra sao. Sự chậm rãi của buổi chiều làm cho lòng người đã buồn nay càng thêm não nề hơn.

Khác với ánh sáng nơi thành phố, ở phố huyện nghèo này ánh sáng le lói, lũ trẻ cũng chẳng tụ tập vui chơi như trên thành phố. Hai đứa trẻ ngắm nhìn mọi thứ bằng con mắt ngây thơ của chúng. Những hoạt động ở phố huyện nghèo này chỉ quanh quẩn trong gánh phở của bác Siêu thế nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được. Hình ảnh gánh phở của bác Siêu khiến Liên nhớ lại những tháng ngày khi còn ở Hà Nội, Liên được mẹ cho đi ăn nhiều món quà vặt ngon, lạ bởi lúc ấy mẹ Liên còn nhiều tiền. Hà Nội khác ở quê, đêm đến Hà Nội nhiều ánh đèn đối lập với hình ảnh điều hiu ở quê. Chị Tí bán hàng nước ế ẩm, tiếng đàn Bầu bật trong yên lặng của vợ chồng bác Xẩm, thằng con bò ra đất ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vui trong cát bên đường… mọi thứ làm hiện lên rõ cảnh nghèo khó ở nơi phố huyện.

“Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”

Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.

Cuộc sống của người dân nơi phố huyện cứ lặp đi lặp lại trong nhàm chán, tù túng vô cùng. Những hình ảnh nơi đầy đều tối tăm, giống như kiếp sống của những con người nơi đây. Một kiếp sống mòn mỏi trong bóng tối của một xã hội cũ, nhìn đi đâu cũng chẳng thấy tương lai tươi sáng.

Khi trời về khuya, cảnh vật phố huyện càng trở nên tĩnh lặng hơn. Thứ khiến phố huyện náo động chỉ có chuyến tàu mà thôi.

“An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống… nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu.”

Chuyến tàu từ Hà Nội qua như mang một ánh sáng khác biệt đến phố huyện nhỏ bé, mang đến niềm hy vọng cho người dân nơi đây. Mang một chút dư vị ồn ào, náo nhiệt từ thành phố đến nơi bóng tối. Chuyến tàu ấy giống như ước mơ của những số phận nhỏ bé như chị em Liên và An. Mặc dù chuyến tàu vụt qua trong vài phút thế nhưng nó cũng đủ để an ủi chị em Liên và An. Bởi những số phận nhỏ bé nơi đây đều tin tưởng rằng tương lai của họ vẫn có hy vọng.

Chuyến tàu từ Hà Nội qua như mang một ánh sáng khác biệt đến phố huyện nhỏ bé.

Có lẽ, Liên là nhân vật được Thạch Lam ưu ái nhất trong tác phẩm Hai đứa trẻ. Tuy Liên tuổi còn nhỏ nhưng ở cô bé có rất nhiều suy nghĩ. Sống trong cảnh tối tăm, không có tương lai nơi phố huyện nhỏ bé nhưng Liên vẫn hướng về tương lai. Liên nhớ lại lúc còn sống ở Hà Nội, ở đó cuộc sống khác hẳn với hiện tại. Liên cảm nhận cuộc sống hiện tại có chút buồn man mác chứ không ghét bỏ nó. Sự rung cảm của Liên và An, cả hai có sự cảm nhận sâu sắc về kiếp sống của những số phận bé nhỏ nơi phố huyện.

Sống trong hoàn cảnh nghèo khó ấy, nơi ánh sáng chỉ le lói bằng những ngọn đèn không đủ sáng ấy. Thế nhưng Thạch Lam vẫn muốn tìm một chút hy vọng cho nhân vật của mình bằng hình ảnh chuyến tàu đêm từ Hà Nội qua. Chuyến tàu đêm qua phố huyện giống như niềm vui, sự chờ đợi duy nhất của Liên và An trong ngày. Chuyến tàu từ Hà Nội về như chở đầy niềm vui ngày bé của chị em Liên và An, đó là thứ ánh sáng duy nhất chiếu rọi vào phố huyện nghèo nơi đây. Việc chờ đợi đoàn tàu đi qua giống như một thói quen của Liên và An. Chuyến tàu ấy giúp hai chị em nhớ về những tháng ngày vui vẻ khi còn được sống ở Hà Nội.

“Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tầu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.”

Khoảnh khắc khi đoàn tàu đến hai chị em vui mừng không thể tả nổi, dù chỉ nhìn thoáng qua thôi cả hai đã thấy được sự sang trọng của đoàn tàu ấy. Khi đoàn tàu đã đi xa chỉ còn lại những chấm đỏ nhỏ rồi biến mất. Đoàn tàu mang đến một thế giới khác đối lập với cuộc sống luẩn quẩn của hai đứa trẻ. Niềm hạnh phúc ấy chỉ diễn ra trong vài phút nhưng nó luôn là thứ khiến hai đứa trẻ mong chờ mỗi ngày.

Đoàn tàu mang đến một thế giới khác đối lập với cuộc sống luẩn quẩn của hai đứa trẻ.

Điều làm nên thành công của tác phẩm Hai đứa trẻ đó là cốt truyện đơn giản, tác giả tập trung khai thác nội tâm nhân vật. Mỗi một chi tiết trong truyện đều vô cùng tinh tế, mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc. Dù không có sự ồn ào, náo nhiệt nhưng sự nhẹ nhàng của tác phẩm lại khiến cho chúng ta phải suy ngẫm nhiều thứ.

Dưới ngòi bút tài hoa của Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ được hiện lên một cách sinh động, mang đến cho bạn đọc những cảm xúc khác nhau. Sự nhẹ nhàng được thể hiện trong từng con chữ của Thạch Lam, cùng với đó là sự đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Bóng tối như bao trùm lấy khu phố huyện nghèo ấy, cùng mong ước đã bị bỏ quên. Dù đã đi qua lớp bụi của thời gian nhưng tác phẩm “Hai đứa trẻ” vẫn luôn sống mãi trong lòng người đọc.

Học Ngữ VănNgữ văn THPT

Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

656

Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn lớn của nền Văn học nước nhà. Ông nổi tiếng với lối viết trào phúng, châm biếm. Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều để lại trong lòng độc giả nhiều suy ngẫm. Số đỏ là tác phẩm được đánh giá rất cao của ông, tác phẩm thể hiện sự căm phẫn về một gia đình, một xã hội đạo đức giả. Và nổi bật là đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”

Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Vũ Trọng Phụng được biết đến là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của nước ta vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian ông cống hiến cho Văn học nước nhà là rất ngắn thế nhưng cho đến hiện tại cái tên Vũ Trọng Phụng vẫn sống mãi trong lòng độc giả. Trước khi rời xa cõi đời, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông có tác phẩm Số đỏ

Số đỏ là một tiểu thuyết văn học, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Sự xuất sắc của Vũ Trọng Phụng được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, tình huống truyện. Cho đến hiện tại Số đỏ đã đi vào cuộc sống của mọi người, có những nhân vật, câu nói vẫn được nhiều người nhắc đến, tác phẩm còn được dựng thành phim, kịch và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Hạnh phúc của một tang gia được trích từ chương XV trong tác phẩm Số đỏ. Ngay từ nhan đề chúng ta đã cảm thấy sự mâu thuẫn và đối nghịch. Khi nhắc đến hạnh phúc chúng ta thường nghĩ đến đám cưới vậy mà ở đây lại là đám tang? Một gia đình nếu có người thân mất chúng ta sẽ rất đau buồn, không khí tang thương bao trùm… Yếu tố trào phúng này gây sự bất ngờ cho người đọc.

Hạnh phúc của một tang gia được trích từ chương XV trong tác phẩm Số đỏ

Cái chết của cụ cố tổ không làm cho con cháu trong nhà đau khổ, ngược lại ai cũng vui mừng vì khi cụ chết tất cả con cháu trong nhà sẽ được thừa hưởng gia tài khổng lồ của cụ. Một không khí vui mừng đến nỗi người ta tưởng rằng đây là một đám cưới chứ không phải đám tang. Sự vui sướng của mỗi người được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, thế nhưng bên ngoài họ vẫn tỏ ra đau buồn để người ngoài nhìn vào thấy được gia đình đau xót vì sự ra đi của cụ cố tổ. Thực tế cái chết ấy mang lại rất nhiều “lợi ích” cho người sống.

“Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Ông Phán mọc sừng đã được cụ Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền và vài nghìn đồng. Chính ông ta cũng không ngờ rằng giá trị đôi sừng huơu vô tình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế.”

Mỗi thành viên trong gia đình đều có một niềm vui riêng thông qua cái chết của cụ cố tổ.  Đây là cơ hội tốt để các thành viên đều được mang tiếng là người con, cháu hiếu thảo khi tổ chức đám tang một cách linh đình, hoành tráng. Bà Văn Minh kịch cỡm hơn khi biến đám tang thành sàn diễn thời trang của mình, bên cạnh đó bà còn được lăng xê mẫu quần áo cho tiệm may Âu hóa của mình. Ông Phán bị “mọc sừng” tuy nhiên cặp sừng to ấy khiến ông đổi đời, không chỉ được chia tiền gia sản mà còn được đền bù một khoản tiền khác là tiền danh dự. Còn với Tuyết, cô bị thiên hạ đồn hư hỏng nhiều quá đây là dịp cô mặc đồ ngây thơ để thiên hạ biết rằng mình chưa đánh mất chữ trinh. Với Tu Tân thì đây là dịp dùng máy ảnh mới mua của mình.

Mỗi thành viên trong gia đình đều có một niềm vui riêng thông qua cái chết của cụ cố tổ.

Xuân Tóc Đỏ một kẻ mưu mô và lươn lẹo, với cái chết của cụ cố tổ hắn được một phen củng cố địa vị của mình. Tại các con phố người dân xung quanh cũng vui mừng không kém vì được chứng kiến một đám ma linh đình như thế. Mỗi người trong đám tang đều có niềm vui riêng. Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ngoài mặt ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh thế nhưng sự thật đằng sau đó họ vẫn đang thì thầm với nhau chuyện vợ con, nhà cửa, cái tủ mới sắm, cái áo mới may,…

“Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu Hóa như ý ông Typn và bà Văn Minh. Cụ bà sung sướng vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả.”

Một đám ma đầy cảm xúc, vừa vui vẻ, hài hước lại vừa tràn ngập tiếng cười, đó là thói đời. Xe đám ma cứ đi, con cháu trong nhà mỗi người đều tự thưởng thức niềm vui của mình thông qua cái chết của cụ cố tổ. Bộ mặt giả dối của mỗi người đều được cất giấu bằng sự giả tạo.

Cảnh hạ huyết như trở thành một đoạn bi hài. Cậu Tú bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ… để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Ông Phán và Xuân Tóc đỏ tranh thủ khi đóng kịch khóc lóc cụ cố tổ đã kịp diễn ra một cuộc giao dịch. Ai nấy đều tỏ ra đau buồn, khóc thương cho cụ cố tổ thực tế trong lòng họ đang không ngừng nhảy múa, họ đang tự hỏi “Tại sao ngày này không đến sớm hơn?”

Từ cái chết của cụ cố tổ Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nên một vở hài kịch.

Từ cái chết của cụ cố tổ Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nên một vở hài kịch vạch mặt bộ mặt xấu xa của con cháu khi bên ngoài tỏ vẻ đau buồn, nhưng thực tế bên trong lại vui vẻ vì sắp được thừa hưởng tài sản lớn. Không chỉ đám con cháu vô đạo đức mà những người xung quanh cũng vui vẻ không kém.

“Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min Đơ và Min Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám ma. Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng.”

Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” Vũ Trọng Phụng đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau, đặc biệt có nghệ thuật trào phúng châm biếm. Ngôn từ của ông nhằm đả kích, phê phán xã hội thực dân phong kiến tư sản, xã hội “chó đểu” với màn kịch lố lăng.

Cái chết và đám ma của cụ cố Tổ như một màn kịch, vừa vui, vừa buồn. Con cháu trong gia đình ai nấy đều mừng vì những niềm vui riêng của mình. Tác phẩm vạch trần bộ mặt của xã hội phong kiến, vì đồng tiền họ có thể bán rẻ lương tâm, không màng đến sống chết của người thân.

Học Ngữ VănNghị luận xã hội

Giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm

644

Môi trường sống là thứ tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Chính vì thế ông cha ta đã có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.” Câu tục ngữ khuyên con người dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, nghèo đói ra sao cũng phải giữ mình, sống tử tế.

Giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm

“Đói” và “rách” là hai từ chỉ cuộc sống đầy khó khăn. Chính vì cái nghèo, cái khổ ấy mà nhiều người bị tha hóa, vì đói quá mà làm liều, vì nghèo khổ quá mà làm việc trái với lương tâm. Tuy nhiên, con người làm việc ác ắt sẽ gặp quả báo, vậy nên câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn hướng con người đến lối sống văn minh, tư duy đúng đắn. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải giữ được tâm lương thiện.

“Rách cho thơm” sống trong nghèo khó đôi khi quần áo của chúng ta không được lành lặn, phải chắp vá chỗ này đến chỗ kia. Thế nhưng chúng ta phải giữ cho chúng luôn sạch sẽ. Từ “thơm” ở đó mang một ý nghĩa đó là chúng ta phải sống có đạo đức, không làm những việc dơ bẩn.

Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, đó là thứ thử thách con người. Mặc dù nghèo đói nhưng chúng ta phải luôn giữ sạch sẽ trong việc ăn uống, nhà không có điều kiện nhưng vẫn phải sống có đạo đức. Tiền là thứ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, tuy nhiên chúng ta không thể vì tiền mà đánh mất chính mình, vì tiền mà đánh mất nhân phẩm của bản thân.

Tiền là thứ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, tuy nhiên chúng ta không thể vì tiền mà đánh mất chính mình

Con người sống trên đời này không có quyền lựa chọn bố mẹ sinh ra mình, nơi mình được sinh ra. Có người vừa sinh ra đã phải sống trong cái nghèo, cái khổ khiến họ có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Ngày xưa, khi chưa có nhiều thứ công nghệ hiện đại như bây giờ. Ông cha ta phải sống cực khổ, bị thế lực cầm quyền đàn áp. Chính vì sự độc ác, ích kỷ của tầng lớp cầm quyền đã đẩy nhiều người dân nghèo khổ vào hoàn cảnh tội nghiệp, trở thành kẻ xấu chuyên đi cướp giật của người khác.

Chúng ta có thể thấy hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, dù sống trong nghèo đói nhưng ông vẫn giữ được tấm lòng thiện lương của mình. Lão Hạc có một con chó tên Vàng, vì gia đình nghèo khổ Lão còn vừa trải qua một trận ốm nặng, Lão đã không còn đủ sức nuôi bản thân mình, chính vì thế Lão đã bán đi con chó mà mình luôn yêu thương. Vì quá thương Cậu Vàng, Lão Hạc luôn ngày đêm dằn vặt, sau đó vì quá nghèo khổ ông đã tự kết thúc đời mình bằng “bả chó”. Trước khi chết Lão Hạc gửi tiền đầy đủ cho ông Giáo lo hậu sự cho mình, điều này thể hiện sự tự trọng của ông.

dù sống trong nghèo đói nhưng Lão Hạc vẫn giữ được tấm lòng thiện lương của mình.

Khổng Tử là một minh chứng về thái độ sống đúng đắn, không bị cái xấu vấy bẩn. Dù cả đời sống trong nghèo khổ nhưng Khổng Tử chưa bao giờ nghe lời người khác dụ dỗ để làm việc xấu xa. Có thể nói trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy nhưng ông vẫn giữ được tâm hồn thanh cao của mình, quả là một vị thánh nhân.

Cuộc đời này không ai nói trước được tương lai, sẽ có lúc chúng ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng dù sống trong nghèo khổ như thế nào chúng ta cũng không được làm việc xấu xa, trái với lương tâm. Chỉ có như vậy cuộc sống của bạn mới vui vẻ và không cảm thấy hổ thẹn với lương tâm. Sống trong nghèo khổ, chúng ta sẽ lao động chân chính, không đi trộm cắp hay lừa đảo người khác.

Thực tế cho thấy xã hội ngày nay có không ít thanh niên không chăm chỉ nỗ lực, những người này chỉ thích ăn chơi hưởng thụ. Và khi không còn tiền tiêu những thanh niên này đi cướp giật để có tiền tiêu xài, những cuộc chơi không lối thoát và hậu quả về sau là mãi mãi. Nhiều thanh niên đã nhận bản án chung thân chỉ vì không biết “giữ mình” trước những tệ nạn xã hội. Những hành động này cần được trừng phạt, lên án để răng đe các thế hệ sau này.

Có thể thấy rằng những việc làm xấu xa sẽ nhận kết quả không tốt đẹp, thậm chí khiến chúng ta đánh mất cuộc đời của chính mình. Để giữ mình không bị những thứ xấu xí xung quanh vấy bẩn, hay bạn bè lôi kéo vào những con đường sai lầm chúng ta cần phải chọn bạn mà chơi, không nghe theo lời dụ dỗ của người khác. Đừng thấy “việc nhẹ lương cao” mà tham lam lao vào con đường ấy.

“Ta đừng chê cuộc đời méo mó

Hãy tự hỏi sao không tròn trong tâm?”

“Ta đừng chê cuộc đời méo mó. Hãy tự hỏi sao không tròn trong tâm?”

Cuộc đời này không xấu xí, cái xấu xí là lòng người. Thế mới nói việc học vô cùng quan trọng, hãy trau dồi bản thân mỗi ngày để biết giữ mình, biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai để không bị người khác “dắt mũi” đi làm những việc xấu xa, trái với lương tâm và đạo đức của một con người.

Đói cho sạch, rách cho thơm là lời dạy dỗ hướng con người đến lối sống đúng đắn. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần biết đâu là đúng, đâu là sai. Học tập và làm theo những giá trị tốt đẹp của ông cha ta. Nghe lời thầy cô và trở thành một học trò giỏi, không nghe theo lời bạn bè rủ rê để làm việc xấu.

Lời nhắn nhủ của ông cha ta thật sâu sắc và đúng đắn làm sao. Mỗi người cần biết sống lương thiện, dù trong hoàn cảnh nào bạn đều nhận được sự tôn trọng của người xung quanh. Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng chúng ta có thể chọn cách mà mình sống. Nếu may mắn sinh ra trong hoàn cảnh gia đình có điều kiện hãy phát huy tốt giá trị của bản thân. Nếu được sinh ra trong gia đình không có điều kiện, nhất định phải nỗ lực để vượt qua nghèo khó, dù không có cơm ăn cũng không được nghĩ đến việc trộm cắp hay lừa gạt người khác. Kẻ làm việc xấu sẽ nhận lại quả báo, chúng ta phải sống đúng với đạo đức, nói không với việc xấu. Hoàn cảnh khó khăn là thử thách giúp chúng ta cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn để đối diện với cuộc sống và không ngừng hoàn thiện bản thân.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời dạy bảo, nhắn nhủ của ông cha ta đến thế hệ con cháu đó là dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng không được làm việc xấu xa. Con người sống trên đời phải biết nhìn về tương lai, không ngừng hoàn thiện bản thân, không để bản thân phải hổ thẹn với lương tâm, và trở thành người có ích cho xã hội.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Học Ngữ VănNghị luận xã hội

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn

735

Kiến thức là điều vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, từ học tập, công việc cho đến đời sống chúng ta đều cần có kiến thức. Người thành công là người có vốn hiểu biết sâu rộng, họ không ngừng nỗ lực để trau dồi kiến thức. Chính vì thế việc học là chuyện cả đời người và ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn

“Đi” là hành động của con người, nói một cách dễ hiểu chúng ta đi ra xã hội để giao tiếp, học hỏi kiến thức từ những người xung quanh chúng ta. “Một ngày đàng” có thể hiểu là khoảng thời gian ngắn để chúng ta ra bên ngoài học hỏi. “Học” là một hành động tiếp thu kiến thức, “Một sàng khôn” được hiểu rằng đây là kiến thức bạn tích lũy được sau đó đem nó áp dụng vào cuộc sống của chính mình.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” muốn nhắn nhủ với chúng ta việc học là vô cùng quan trọng, kiến thức không chỉ có trong sách vở mà trải nghiệm thực tế cũng quan trọng không kém. Muốn trải nghiệm chỉ có một cách duy nhất chính là bước chân ra khỏi nhà, học trường đời. Nếu chỉ chăm chăm vào việc học trong sách mà không đi trải nghiệm chúng ta sẽ bị thiếu trải nghiệm. Muốn phát triển bản thân bạn phải chủ động bước chân ra thế giới bên ngoài để khám phá.

Muốn phát triển bản thân bạn phải chủ động bước chân ra thế giới bên ngoài để khám phá.

Kiến thức là đại dương, sự hiểu biết hiện tại của chúng ta chỉ như một giọt nước nhỏ bé giữa đại dương mênh mông. Học phải đi đôi với hành, có kiến thức cần phải biết áp dụng vào cuộc sống của mình, chúng ta mới có thể thành công. Dành thời gian đi trải nghiệm những thứ mới mẻ ngoài kia bạn mới phát triển, còn nếu ở nhà với mẹ biết ngày nào mới khôn lên được.

Chúng ta cần phải thoát khỏi vỏ bọc an toàn, dám dấn thân ra thế giới nguy hiểm ngoài kia để nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Lúc nào chúng ta cũng cần phải trong trạng thái muốn hiểu biết nhiều hơn, học hỏi mọi người xung quanh. “Sàng khôn” trong câu tục ngữ mang ý nghĩa đó là thế giới bao la rộng lớn, có rất nhiều kiến thức tuy nhiên không phải điều gì cũng tốt để mình tiếp thu mà hãy tiếp thu một cách có chọn lọc.

“Các bài giảng của giáo sư cho dù có đầy đủ, súc tích đến đâu, có chứa chan tình yêu tri thức đến đâu, thì về thực chất mà nói đó chẳng qua cũng vẫn chỉ là chương trình, là những lời chỉ dẫn tuần tự nhận thức của sinh viên. Người nào chỉ biết ngồi nghe giáo sư giảng chứ bản thân mình trong lòng không cảm thấy khát khao đọc sách, thì có thể nói lên tất cả những điều người ấy nghe giảng ở trường đại học cũng sẽ chỉ như một tòa nhà xây trên cát mà thôi. – I.A Gontcharov”

Lúc nào chúng ta cũng cần phải trong trạng thái muốn hiểu biết nhiều hơn, học hỏi mọi người xung quanh.

Nếu chúng ta chỉ ngồi nghe giảng ở ghế nhà trường mà không chịu tìm tòi học hỏi ở sách báo, ở những trải nghiệm vậy thì vốn hiểu biết của chúng ta sẽ trở nên nhỏ bé vô cùng. Hãy nhìn những người thành công, họ có rất nhiều thói quen tốt như ngủ sớm, dậy sớm, đặc biệt mỗi ngày họ đều phát triển bản thân.

Thực tế cho thấy giới trẻ ngày nay có không ít người chọn lối sống thu mình, lựa chọn lối sống an toàn, không dám đi ra ngoài để phát triển bản thân. Tệ hơn nhiều người chỉ biết ở nhà nằm chơi điện thoại, chìm đắm vào thế giới ảo mà không biết tự phát triển bản thân. Hãy nhớ rằng hiện tại, khi bạn ở nhà chơi điện thoại, xem phim thì ở ngoài kia có biết bao người thức khuya dậy sớm làm đủ công việc khác nhau để tích lũy kinh nghiệm.

Nếu bạn ra ngoài tiếp xúc với nhiều người, không ngừng nâng cao năng lực bản thân bằng cách làm nhiều công việc khác nhau bạn mới có thể trở nên cứng cáp hơn, xử lý tình huống tốt hơn. Khi bạn lựa chọn an toàn là bạn đang tự đánh mất cơ hội được phát triển của bản thân. Bởi vì chỉ có trải nghiệm thực tế mới là bài học đánh giá nhất với con người.

Những tư tưởng hiện tại đã có Internet tại sao chúng ta không lên đấy tìm thông tin mà cứ phải ra ngoài đường làm gì cho mệt mỏi, tốn thời gian chính là suy nghĩ của những người thụ động. Trên mạng tràn lan thông tin khác nhau, không phải thông tin nào cũng bổ ích, đặc biệt nếu không trải nghiệm thứ bạn nhìn thấy chỉ là ánh hào quang của người thành công. Còn phía sau đó, sự nỗ lực mệt mỏi của họ bạn không bao giờ nhìn thấy, bởi không trải nghiệm chúng ta sẽ chẳng thể biết để có được thành công chúng ta sẽ phải nỗ lực nhiều thế nào. Đó là tháng ngày học hành không biết mệt mỏi là gì, là tháng ngày thức khuya dậy sớm, không than vãn câu nào. Và kết quả cuối cùng đó là sự thành công của chúng ta.

Ở thời đại nào đi chăng nữa việc học tập đều mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Đối với thế hệ trẻ như chúng ta việc tiếp thu kiến thức là vô cùng quan trọng, có thời gian tranh thủ đọc sách, ra ngoài khám phá thế giới, đi làm thiện nguyện, đi khắp nơi để biết rằng thế giới này vô cùng rộng lớn. Thời gian rảnh chỉ biết ở nhà chơi điện thoại, xem phim mà không làm gì thì bạn chẳng thể phát triển bản thân được. Đặc biệt môi trường cũng là yếu tố quan trọng không kém, chỉ khi tiếp xúc với bạn tốt, kiến thức hay chúng ta mới phát triển đúng hướng, tích cực được.

Ở thời đại nào đi chăng nữa việc học tập đều mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” giúp chúng ta ý thức được bản thân mỗi ngày cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Đất nước Việt Nam có thể phát triển giàu mạnh trong tương lai hay không đều phụ thuộc vào sự chăm chỉ học hành của thế hệ trẻ bây giờ. Học tập không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai mà đó là chuyện cả đời người. Học có nhiều cách khác nhau, học ở trường lớp, học ở bạn bè, học ở những va vấp ngoài xã hội.

Mỗi người cần rèn luyện cho mình tinh thần tự học, luôn tìm tòi, học hỏi những thứ mới mẻ trong cuộc sống mà không cần sự đôn thúc của bất cứ ai. Khi đi đúng phương pháp học tập chúng ta mới phát triển bản thân được. Vậy nên hãy áp dụng đúng phương pháp, làm chủ bản thân khỏi những cám dỗ. Chỉ có tri thức mới làm con người ta giàu đẹp.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” muốn nhắn nhủ chúng ta đừng giới hạn bản thân, hãy dũng cảm bước chân ra thế giới bên ngoài để học hỏi, để phát triển bản thân. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta cần tiếp xúc với nhiều kiểu người, làm nhiều công việc, trải nghiệm nhiều thứ mới có tích lũy kiến thức.

Học Ngữ VănNghị luận xã hội

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Có chí thì nên

771

Mỗi người trong chúng ta muốn thành công phải đánh đổi rất nhiều thứ, đặc biệt là trải qua khó khăn, thăng trầm trong cuộc sống. Đặc biệt nó đòi hỏi niềm tin, ý chí của chúng ta. Chính vì thế ông cha ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên” chứa đựng bài học quý báu tiếp sức bạn đi đến thành công.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Có chí thì nên

Từ “chí” trong câu tục ngữ chỉ “ý chí” đây là sự kiên cường của mỗi chúng ta trong cuộc sống. Theo ông cha ta chỉ khi có ý chí con người sẽ làm “nên” chuyện. Câu tục ngữ này có ý nghĩa nếu nỗ lực, kiên cường chúng ta sẽ chạm tay đến với ước mơ hay thành công mà mình hằng ao ước. Nếu không có ý chí con người sẽ không thể thành công được.

Như vậy trong cuộc sống nếu muốn thành công chúng ta cần có ý chí, một tinh thần thép. Ước mơ của chúng ta dù lớn hay nhỏ đều cần sự nỗ lực. Chúng ta ai rồi cũng lớn lên và trưởng thành, lúc đó cha mẹ sẽ chẳng thể ở bên cạnh chúng ta mỗi ngày để bạn dựa dẫm vào nữa. Cuộc sống của bạn do chính bạn làm chủ. Để có một tương lai tốt đẹp bạn chẳng còn cách nào khác ngoài nỗ lực.

Giống như trong cuốn sách nổi tiếng “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” tác giả Rosie Nguyễn có viết một đoạn như thế này:

“Thành công trong quá khứ không thể đảm bảo thắng lợi trong tương lai. Những gì tạo dựng trong quá khứ chỉ là tiền đề cho hiện tại. Khả năng không thể phát triển nếu không được mài dũa liên tục. Ta chỉ có một cách là cố gắng, liên tục liên tục, từng ngày từng giờ để phát triển bản thân. Không một nơi nào gọi là kết thúc, chỉ là tiến lên hay thụt lùi.”

Con người muốn thành công phải nỗ lực liên tục, mỗi giai đoạn sẽ có một nhiệm vụ khác nhau. Cố gắng là cách duy nhất để chúng ta trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày, những người giỏi hơn chúng ta đang cố gắng không ngừng nghỉ, vậy chúng ta lấy tư cách gì để lười biếng đây?

Câu chuyện tự học tiếng Anh miễn phí mỗi ngày của tỷ phú giàu nhất Trung Quốc JackMa

Những hình mẫu có ý chí nghị lực phi thường xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Đó là hình ảnh các anh hùng đã “nằm xuống” để đổi lại hòa bình, cuộc sống bình yên cho chúng ta hiện tại. Ai mà chẳng sợ bom đạn, sợ “nằm xuống”. Tuy nhiên với các anh hùng, chiến sĩ việc cứu nước và đem lại sự bình yên cho nhân dân quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy nên các anh đã không ngại khó khăn mà làm đủ mọi cách để chiến đấu để chúng ta có được cuộc sống như hiện tại.

Câu chuyện tự học tiếng Anh miễn phí mỗi ngày của tỷ phú giàu nhất Trung Quốc JackMa đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trẻ. JackMa chia sẻ, hồi còn 12, 13 tuổi ông có niềm đam mê với tiếng Anh thế nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, không được tiếp cận với nhiều thứ công nghệ hiện đại, sách vở để phục vụ cho việc học như thời điểm hiện tại nên mỗi ngày ông đều đạp xe hơn 40 phút để đi đến khách sạn, gặp gỡ khách du lịch để được nói chuyện cùng họ. “Cứ như vậy trong suốt 9 năm, tôi làm hướng dẫn viên miễn phí cho khách du lịch và đổi lại họ dạy tôi tiếng Anh. – Jack Ma chia sẻ.”

Người trẻ ngày nào rất “ngại khó” chỉ cần một chút mệt mỏi nhiều người sẽ lựa chọn bỏ cuộc.

Mỗi ngày đều đạp xe hơn 40 phút chỉ để được nói chuyện với người nước ngoài. Mặc dù vất vả nhưng mỗi ngày Jack Ma đều kiên trì để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Ngày ấy, Jack Ma chỉ là cậu bé 12 13 tuổi thế nhưng ý chí của ông vô cùng lớn, sự kiên trì của ông cũng rất bền bỉ. Jack Ma chính là minh chứng sống cho câu tục ngữ: “Có chí thì nên” nhờ có sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ mà đến thời điểm hiện tại Jack Ma trở thành hình mẫu lý tưởng của nhiều người, cuộc sống của ông chính là cuộc sống mơ ước của không ít người.

Tuy nhiên, thực tế không phải người trẻ nào cũng hiểu được chân lý ấy. Người trẻ ngày nào rất “ngại khó” chỉ cần một chút mệt mỏi nhiều người sẽ lựa chọn bỏ cuộc. Vì sợ thất bại, sợ bản thân phải chịu khổ nên họ không kiên trì với mục tiêu của mình. Thế nhưng nếu không nỗ lực bạn chẳng có tư cách gì đòi thế giới này phải đền đáp cho bạn. Một bài chỉ giải vài phút chưa ra kết quả bạn liền bỏ cuộc, một bài văn hơn 30 phút chưa học vào bạn liền oán thán. Sai lầm của tuổi trẻ đó là không chịu khó, không dám làm, không dám cho bản thân cơ hội được thành công.

Chúng ta là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta may mắn vì được sinh ra trong thời bình, được tiếp xúc với rất nhiều công nghệ hiện đại. Việc học của chúng ta cũng trở nên dễ dàng hơn thời ông cha ta vậy nên chúng ta cần phải biết ơn, biết ơn để hiểu rằng bản thân cần nỗ lực, cần phát triển bản thân để sau này phụng sự cho xã hội.

Mỗi ngày hãy chăm chỉ học tập, giải toán 10 phút chưa ra thì chúng ta giải trong 30 phút. Làm gì cũng đừng sợ khó, làm gì cũng đừng sợ thất bại. Có thất bại rồi mới thành công, có khó khăn mới hiểu được để thành công chúng ta bắt buộc phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Một chút khó khăn chỉ là chuyện nhỏ, nếu không thể vượt qua được bạn sẽ không thể làm chuyện lớn. Vượt qua khó khăn, dám đối diện với khó khăn là cách người thành công làm. Họ cũng phải đánh đổi rất nhiều mới có được ánh hào quang hiện tại.

. Không có thành công nào từ trên trời rơi xuống.

“Tất cả mọi người vấp ngã ở một số tình huống nào đó trong cuộc sống của họ. Điều duy nhất khiến họ khác biệt chính là cách họ cố gắng để đứng dậy hay cách họ chọn để vấp ngã lần nữa.”

Hãy nhớ rằng tất cả đều là thử thách, thử thách đến tìm bạn để thử độ kiên trì, bền bỉ của bạn. Bỏ cuộc tức là bạn không có bản lĩnh, bỏ cuộc tức là bạn đang lấy đi cơ hội thành công của chính mình. Mọi thành công đều phải đánh đổi, muốn mình đạt được ước mơ bạn phải nỗ lực. Không có thành công nào từ trên trời rơi xuống “há miệng chờ sung” không chỉ khiến cho cuộc sống của chúng ta ngày càng đi xuống mà khiến bản thân bạn ngày càng nản chí.

Bất cứ ánh hào quang nào cũng cần phải đánh đổi, phải trả giá. Cuộc sống của người thành công chưa bao giờ là dễ dàng. “Có chí thì nên” là một câu tục ngữ có ý nghĩa thúc đẩy con người luôn nỗ lực trong cuộc sống vì chỉ có nỗ lực mới giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Mong rằng lời khuyên dạy của ông cha ta sẽ giúp thế hệ con cháu chúng ta không ngừng học tập, nỗ lực để trở thành một người có ích cho xã hội, cho đất nước.

Tổng hợp

Muốn giàu có, sống tốt, sống lâu hãy đọc sách

635

Đọc sách được xem là một trong những kỹ năng quan trọng góp phần giúp chúng ta thành công. Tuy nhiên ngày nay với sự xâm chiếm của công nghệ hiện đại làm cho con người ta dễ bị xao nhãng, ít đọc sách và thậm chí có nhiều người trẻ một năm không đọc nổi 1 cuốn sách. Chúng ta vô tình lãng quên giá trị của sách mang lại. Nếu “Muốn giàu có, sống tốt và sống lâu hãy đọc sách”.

Muốn giàu có, sống tốt, sống lâu hãy đọc sách

Đọc sách giúp chúng ta tăng tuổi thọ

Theo một nghiên cứu trên thế giới những người thuộc nhóm có thói quen đọc sách thường có tuổi thọ cao hơn người không đọc sách trung bình 2 năm. Thói quen này thật ra rất dễ thực hiện, mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra một ít thời gian là 30 phút để đọc sách và duy trì thói quen này tuổi thọ của bạn sẽ được kéo dài.

Đọc sách là một thói quen hữu ích giúp chúng ta phát triển các kỹ năng sống, đặc biệt là người trẻ cần phải đọc nhiều sách. Trong xã hội cạnh tranh cao như ngày nay các bạn trẻ phải không ngừng trau dồi bản thân vậy nên việc không “update” bản thân và không đọc sách sẽ khiến các bạn bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa.

Đọc sách giúp chúng ta tăng tuổi thọ

Đọc sách có nhiều thể loại sách khác nhau đó là báo, tạp chí, truyện ngắn, sách truyền cảm hứng, sách kỹ năng, sách chuyên ngành,… tất cả sẽ phục vụ cho cuộc sống của bạn tốt lên mỗi ngày.

Muốn giàu có về tri thức hãy đọc sách

Bài vở trên trường lớp không bao giờ là đủ nếu bạn không chủ động tìm thêm kiến thức để học hỏi mỗi ngày. Sách sẽ mang lại cho chúng ta nhiều góc nhìn, sách mang lại động lực, truyền cho chúng ta thật nhiều năng lượng để tiến bước trên hành trình chinh phục thành công của mỗi người.

Tri thức sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức, để vững bước hơn khi bước vào cuộc đời. Sống không thể thiếu tri thức, bởi sự phát triển của cuộc sống ngày một cao hơn, mỗi ngày nó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, phát triển toàn diện các kỹ năng để theo kịp bước tiến mới của xã hội.

Muốn giàu có về tri thức hãy đọc sách

Giống như Barack Obama đã từng nói rằng: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.” Khi hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách chúng ta sẽ ý thức về kiến thức mà mình đang có hiện tại giống như muối bỏ bể và bạn phải không ngừng trau dồi bản thân nhiều hơn nữa để khám phá những thứ hay ho, mới mẻ và cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn.

Làm thế nào để duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày?

Để hình thành bất cứ thói quen nào trong cuộc sống cũng cần có sự lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài. Nếu trước đây bạn rất ít đọc sách vậy thì hãy bắt đầu từ kế hoạch nhỏ và dễ thực hiện nhất. Ví dụ tuần đầu tiên bạn đặt “deadline” cho bản thân mỗi ngày phải hoàn thành 5-10 trang sách chẳng hạn, sau đó sẽ tăng dần mức độ khi bạn đã quen với việc đọc ít nhất 10 trang sách mỗi ngày.

Để rèn luyện được thói quen này chúng ta phải kiểm soát thời gian thật tốt, hãy chọn cho mình khoảng thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày, nhấm nháp tách trà, đọc vài trang sách. Duy trì thói quen này mỗi ngày sẽ giúp cho chúng ta luôn ý thức được việc phát triển bản thân mỗi ngày.

Làm thế nào để duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày?

Làm thế nào để tìm được đầu sách phù hợp với bản thân?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đầu sách khác nhau được bày bán, bạn dễ dàng chọn lựa cuốn sách mình yêu thích qua các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên để biết được nội dung sách có phù hợp với bản thân hay không bạn có hoàn toàn có thể tham khảo trước bằng cách đọc thử, đọc review sách trên mạng. Có rất nhiều trang review sách đa dạng và uy tín như Sách Hay 24H, Anybooks, VanHoc.Net, Tramdoc.vn, Reader.com.vn,…

Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà chúng ta sẽ chọn những đầu sách khác nhau phù hợp với nhu cầu. Ví như giai đoạn đi học chúng ta cần trau dồi nhiều kiến thức về các kỹ năng giúp cho việc học đạt được kết quả tốt hơn. Khi đi làm chúng ta trau dồi kỹ năng mềm, các kiến thức chuyên môn cần cho công việc. Hãy tham khảo thật kĩ và nhờ sự hỗ trợ của những người xung quanh có chuyên môn về sách nếu cần.

Làm thế nào để tìm được đầu sách phù hợp với bản thân?

Gợi ý cho bạn một số đầu sách hay

1. Trưởng thành là khi nỗi buồn cũng có deadline

Đây là một cuốn sách dành cho thế hệ Gen Z, những bạn trẻ đang ở độ tuổi mới lớn chúng ta sẽ trải qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, học tập và cả hành trình trở thành người lớn. Trưởng thành là khi nỗi buồn cũng có deadline giúp người trẻ có thêm động lực bước tiếp, tác giả chia sẽ những câu chuyện, cảm xúc chạm đến trái tim người đọc để bạn cảm thấy được chữa lành khi đi qua nhiều tổn thương.

2. Bước chậm lại giữa thế gian vội vã

Cuộc sống vội vã khiến chúng ta chỉ mải lao đầu vào công việc mà quên mất rằng mình cũng cần được nghỉ ngơi. Bước chậm lại giữa thế gian vội vã sẽ giúp bạn bước chậm lại, cảm nhận cuộc sống nhiều hơn, trân trọng từng phút giây được sống, bạn sẽ nỗ lực nhiều hơn và cũng không quên yêu thương bản thân.

3. Đắc nhân tâm

Đắc nhân tâm được xem là bậc thầy giao tiếp, giúp chúng ta có thêm nhiều kỹ năng về giao tiếp, giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp, trau dồi kiến thức về cuộc sống để từ đó chúng ta có thể làm chủ bản thân, biết cách đối nhân xử thế và con đường tiến đến thành công của bạn sẽ dễ dàng hơn.

Đọc sách là một thói quen tốt mà bất cứ bạn trẻ nào cũng nên xây dựng. Hãy bớt thời gian lướt web, bớt thời gian đi chơi dành nhiều thời gian hơn để đọc sách, đọc sách giúp bạn tốt lên mỗi ngày. Những kiến thức trong sách sẽ giúp chúng ta trở thành phiên bản tốt hơn. Lãng phí thời gian vào những thú vui, trò chơi vô bổ ngoài kia không giúp bạn thành công mà chỉ làm cho bạn dậm chân tại chỗ. Người thông minh là người biết đầu tư bản thân vào những thứ xứng đáng cần đầu tư. Duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày, tương lai rộng mở chào đón bạn!

Sách haySách kỹ năng

Lời từ chối hoàn hảo – Cách đưa ra lời từ chối tích cực

826

Giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng và nghệ thuật nói lời từ chối sẽ giúp bạn không khiến đối phương cảm thấy khó chịu, ngược lại còn nhận được sự đồng thuận từ họ. “Lời từ chối hoàn hảo” cuốn sách giúp bạn chăm sóc các mối quan hệ xung quanh trong cuộc sống.

Cảm nhận về sách Lời từ chối hoàn hảo

Giới thiệu về sách

Lời từ chối hoàn hảo không chỉ dạy kỹ năng đàm phán mà còn dạy các kỹ năng sống, vì cuộc sống là sự hòa quyện của Đồng thuận và Từ chối. Chúng ta nói Không, có thể với bạn bè, các thành viên trong gia đình, ông chủ, về nhân viên, đồng nghiệp hay thậm chí là với chính mình. Từ chối hay không từ chối như thế nào quyết định đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Đó có lẽ là từ quan trọng nhất cần phải học hỏi để nói hiệu quả và lịch sự.

Đôi nét về tác giả

William Ury sinh năm 1953, ông là một tác giả, nhà học thuật, chuyên gia đàm phán người Mỹ. William Ury tốt nghiệp tại học viện Andover năm 1970, ông đồng sáng lập dự án Harvard Negotiation, là tác giả viết sách nổi tiếng.

Nổi bật trong sự nghiệp của William Ury đó là ông từng làm cố vấn đàm phán và hòa giải trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, Liên Xô cũ, Indonesia, Nam Tư,..

Cảm nhận về sách

Rất nhiều người trong chúng ta thường xuyên đóng vai người tốt, cuối cùng bạn chẳng thể sống theo những gì mình mong muốn. Chúng ta luôn đáp ứng mọi yêu cầu từ người khác để bản thân không cảm thấy áy náy thế nhưng có những ngày bạn trong tình trạng quá tải, làm gì cũng không đến nơi đến chốn bạn lại áy náy với tất cả mọi người. Một lời nói từ chối người khác không khó, thực tế để làm được điều này chúng ta cần biết bản thân muốn gì, điều gì thật sự quan trọng và có ý nghĩa với cuộc sống của bạn.

Chúng ta thật khó để nói ra lời từ chối với ai đó, vì sợ mất lòng, sợ đánh mất mối quan hệ và nhiều nỗi sợ khác nhau. Và thực tế khi không từ chối điều này còn khiến bản thân chúng ta càng bối rối. Vậy nên tất cả chúng ta đều phải học cách nói “Không” một cách khéo léo. Và cuốn sách này sẽ giúp chúng ta làm điều đó dễ dàng hơn.

Lời từ chối hoàn hảo – cuốn sách đưa ra lời từ chối tích cực, không làm tổn hại đến các mối quan hệ của bạn. Quy trình được chia làm 3 bước

Bước 1: Chuẩn bị từ chối

Bước 2: Đưa ra lời từ chối

Bước 3: Hoàn tất lời từ chối.

Cuốn sách giúp bạn đưa ra những lý do từ chối thuyết phục nhất, hiệu quả nhất.

Ba món quà lớn của lời từ chối tích cực

Nếu bạn biết cách từ chối khôn khéo, bạn sẽ không làm phật ý đối phương, ngược lại bạn có thể tạo ra những gì mình muốn, bảo vệ những gì bạn coi trọng và thay đổi những thứ không còn đúng nữa.

“Để bảo vệ những gì thỏa mãn nhu cầu của bạn hay của người khác, bạn phải từ chối những yêu cầu hay đề nghị không mong muốn, những hành vi sỉ nhục không phù hợp, những tình huống không công bằng, hệ thống không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.”

Tạo ra những gì bạn muốn

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải đối diện với rất nhiều sự lựa chọn khác nhau ở các vấn đề. Và có một bí mật người đời đó là bạn không thể thật sự Đồng thuận khi bạn chưa thật sự từ chối.

Ví dụ về một hãng hàng không Southwest, đây được xem là hãng hàng không thành công nhất tại Hoa Kỳ với mức phục vụ rẻ. Bí mật đằng sau sự thành công ấy đó là hãng hàng không này đưa ra lời từ chối tích cực với khách hàng. Chiến lược của hãng là Không đặt chỗ trước, không phục vụ bữa ăn nóng, không chuyển hàng lý trong các chuyến bay nội địa. Không triển khai ba dịch vụ này – những dịch vụ được xem là vì lợi ích của khách hàng – nên các máy bay của hãng có chu kỳ quay vòng ở sân bay rất nhanh. Chiến lược này đã giúp Southwest có giá vé máy bay hợp lý, nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng.

Tạo ra những gì bạn muốn

Bảo vệ những gì bạn coi trọng

Một lời từ chối tích cực có thể giúp chúng ta thiết lập, duy trì và bảo vệ những ranh giới sống còn – cá nhân, công ty và xã hội – những ranh giới cần thiết để bảo vệ những gì chúng ta coi trọng.

Đừng ngại khi nói ra quan điểm của mình để từ chối người khác, điều này không có gì xấu. Nếu bạn không dám nói ra những gì mình suy nghĩ vậy một mối quan hệ cũng rất khó duy trì. Thành thật với nhau và đưa ra lời từ chối khi bạn không có khả năng giúp đỡ ai đó.

Thay đổi những thứ không còn đúng nữa

Cuộc sống có rất nhiều cám dỗ và chúng ta thường xuyên bị những cám dỗ ấy “hấp dẫn” thường thì con người sẽ phản ứng lại bằng việc thích nghi với cám dỗ đó hoặc tấn công chúng bằng hành động tự phán xét bản thân, né tránh nó. Học cách từ chối tích cực với bản thân chính là bạn đang tôn trọng, bảo vệ những lợi ích của mình, đây cũng là hướng thay đổi tích cực mà bất cứ ai cũng nên học hỏi.

“Việc đào sâu khám phá những nhu cầu cơ bản của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Càng đào sâu, bạn càng có nhiều khả năng đến được gốc rễ của vấn đề, nó sẽ giúp cho lời Từ chối của bạn có cơ sở vững chắc hơn”

Thể hiện cảm xúc khi muốn từ chối

Khi chuẩn bị từ chối ai đó hãy giữ thái độ hòa nhã, khéo léo nhất để đối phương cảm thấy cảm thông cho bạn. Đừng từ chối một cách thẳng thắn, như vậy họ cho rằng bạn đang không tôn trọng mối quan hệ này. Sự nhẹ nhàng, từ tốn sẽ giúp bạn ghi điểm với đối phương, trái ngược với sự quát nạt hay to tiếng.

Thể hiện cảm xúc khi muốn từ chối

Trích đoạn hay trong sách

Sự tôn trọng là món quà rẻ nhất bạn có thể tặng cho người khác. Nó lấy đi của bạn rất ít và mang lại cho bạn rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên khi một trong những tôn chỉ của Toyota – công ty ô tô thành công nhất thế giới – là tôn trọng nhân viên, đối tác kinh doanh, cộng đồng và khách hàng.

Tóm lại, sự tôn trọng là chìa khóa mở cánh cửa dẫn đến suy nghĩ và tâm hồn của mọi người. Khi bạn tôn trọng người khác, đừng nghĩ rằng bạn ban ân huệ cho họ. Hãy nghĩ rằng điều đó ban cho bạn một ân huệ vì nó giúp thỏa mãn nhu cầu của bạn. Sự tôn trọng có ý nghĩa không chỉ bởi nó đúng đắn mà còn thật sự có ích. Hãy tôn trọng mọi người vì chính lợi ích của bạn.

Có hai cách chủ yếu để thể hiện thái độ tôn trọng tích cực của bạn: lắng nghe và công nhận.

Lời kết

Lời từ chối hoàn hảo – cuốn sách bắt đầu cho hành trình của người trẻ. Bạn muốn thành công, bạn muốn giao tiếp tốt hơn và nắm giữ cuộc đời của mình. Cuốn sách này sẽ giúp bạn làm điều đó, để không bị “thao túng tâm lý”.

Mỹ thuậtNghệ thuật

Claude Monet: Họa sĩ nổi tiếng của trường phái hội họa ấn tượng

1210

Mỗi một tác phẩm nghệ thuật chân chính ra đời đều mang đến những ý nghĩa riêng biệt và có những người tiên phong đã mở lối phát triển cho những tư tưởng, trường phái nghệ thuật mới ra đời. Claude Monet là một trong số đó, mời bạn cùng chúng tôi khám phá về cuộc đời và sự nghiệp của “cha đẻ” trường phái Ấn Tượng qua bài viết dưới đây nhé!

Claude Monet - Người họa sĩ mang trường phái ấn tượng

Về Claude Monet

Claude Monet (14/11/1840 – 5/12/1926) là một họa sĩ nổi tiếng người Pháp, ông được biết đến là một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng.

Claude Monet lớn lên tại Le Havre, đam mê nghệ thuật được bắt đầu từ khi Monet còn nhỏ, ông bị thu hút bởi những phong cảnh thiên nhiên quanh mình. Có thể nói vẻ đẹp tự nhiên mang đến cho Monet nguồn cảm hứng và sức sống mới mẻ. Điều này cũng đã mở lối tư duy nghệ thuật cho ông sau này. Trái ngược với sự mong muốn mình trở thành một người bán tạp hóa của bố, Monet lại mơ ước được theo đuổi con đường nghệ thuật. Bất chấp sự phản đối kịch liệt từ bố, thậm chí là bị cắt đi khoản hỗ trợ tài chính. Monet chỉ nhận được sự ủng hộ từ mẹ.

Cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Claude Monet

Con đường sự nghiệp được mở rộng hơn khi Monet được đi du lịch đến Paris để thăm bảo tàng Louvre. Tại đây, ông đã có cơ hội được gặp rất nhiều họa sỹ trẻ khác.

Năm 1861, Monet được đưa vào Trung đoàn I Khinh bỵ binh Châu Phi (Chasseurs d’Afrique) ở Algeria để thực hiện nghĩa vụ quân sự trong bảy năm. Sau 1 năm đóng quân ở Algiers, Monet không may bị bệnh sốt thương hàn và được vắng mặt trong một khoảng thời gian ngắn mà không cần nghỉ phép. Sau khi bệnh tình thuyên giảm, cô của Monet đã giúp ông ra khỏi quân đội với điều kiện là ông phải hoàn thành một khóa học tại một trường nghệ thuật.

Năm 1862, Monet chính thức trở thành sinh viên của Charles Gleyre ở Paris, ông cùng những người bạn Pierre – Auguste Renoir, Alfred Sisley và Frédéric Bazille đã cùng nhau bàn luận và chia sẻ những cách thức tiếp cận nghệ thuật mới mẻ, sáng tạo hơn… trường phái Ấn tượng cũng từ đó được ra đời.

Cuộc đời và sự nghiệp của Claude Monet

Năm 1870, Monet kết hôn và ông phải chuyển đến London vì chiến tranh Pháp – Phổ. Đây cũng là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Monet, ông kết nối với nhiều nghệ sỹ khác có cùng quan điểm, tư duy nghệ thuật để cùng nhau phát triển.

Năm 1871, Monet cùng vợ chuyển đến Argenteuil, tại đây ông tiếp tục sự nghiệp hội họa của mình bằng cách khơi nguồn cảm hứng từ những cảnh đẹp tự nhiên. Monet mua một chiếc thuyền và xem chiếc thuyền như một phòng vẽ của riêng mình. Camille, người vợ đã cùng vượt qua cảnh nghèo khó cùng Monet luôn được xem là “nàng thơ” xinh đẹp trong những bức tranh của Monet. Những bức vẽ về vợ luôn gây sự ấn tượng cho người xem khi khuôn mặt của bà luôn được giấu kín.

Năm 1876, bà Camille không may mắc bệnh ung thư cổ tử cung và sức khỏe từ đây cũng bị tụt dốc… Monet cũng đã vẽ bức Camille Holding a Posy of Violets để khắc họa vợ trong những năm tháng bệnh tật.

Sau khi Camille sinh con trai thứ hai vào năm 1878 thì bà đã qua đời, những ngày cuối đời của vợ cũng được Monet khắc họa qua bức chân dung bà nằm trên giường bệnh. Monet tâm sự: “Tôi chụp lấy khoảnh khắc bi thảm trên vầng tráng của cô ấy, quan sát trình tự thay đổi của sắc thái cái chết trên gương mặt cứng đơ của vợ. Màu xanh, màu vàng, màu xám… phản xạ của tôi bắt buộc tôi phải hành động vô thức bất chấp chính bản thân tôi”.

Triển lãm Ấn tượng được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1874. Tuy nhiên nó lại không thành công được như mong đợi bởi gặp phải những chỉ trích của nhiều nhà phê bình. Mãi đến triễn lãm lần thứ ba của Monet và nhiều họa sĩ khác vào năm 1876 thì thuật ngữ “ấn tượng” mới được chấp nhận và có tầm ảnh hưởng lớn trong giới.

Monet nổi tiếng trong giới nghệ thuật với các tác phẩm: Cây cầu nhật bản, Quý bà Monet trong bộ kimono, thiếu nữ trong vườn, hoa súng,…

Bức tranh Ấn tượng, mặt trời mọc của Monet được trưng bày ở Bảo tàng Marmottan tại thành phố Paris, nước Pháp.

Giai đoạn năm 1880 – 1890, Monet tiếp tục cho ra những tuyệt phẩm về cảnh nhà thờ ở Rouen, ấn tượng với những thời điểm khác nhau trong ngày. Các tuyệt phẩm này cũng đã được triển lãm lại phòng tranh Durand – Ruel vào năm 1985.

Năm 1883, khi tiếng tăm ngày càng được nổi tiếng, Monet đã thành công rực rỡ với tư cách là một nghệ sĩ. Monet đã thuê một ngôi nhà ở Giverny, ở ngoại ô Paris. Ông biến ngôi nhà trở thành một nơi lý tưởng để phát triển nghệ thuật. Monet đã dành hàng giờ để tạo nên khu vườn trong mơ và tạo nên nhiều kiệt tác cho riêng mình.

“Trong cuộc đời tôi phải luôn luôn và luôn luôn có hoa”, “Sự giàu có mà tôi có được đến từ thiên nhiên, nguồn cội cảm hứng sáng tác của tôi”.

Phong cách hội họa của “cha đẻ” trường phái Ấn tượng

Monet được xem là một trong những người nghệ sĩ mở lối cho con đường sáng tạo một cách mới lạ, độc đáo. Không đi theo “lối mòn”, ông phát triển theo đúng những gì bản thân mong muốn và yêu thích… Phá cách và sáng tạo là hai yếu tố trong hội họa khiến nhiều người biến đến Monet và trường phái Ấn tượng.

Phong cách hội họa của “cha đẻ” trường phái Ấn tượng

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng dồi dào cho những kiệt tác của Monet, ông say mê và yêu thích cái đẹp của sự tự nhiên. Khác với những tư duy nghệ thuật khác, Monet thích vẽ những gì ông nhìn thấy. Nhưng đến năm 1911 thì Monet mất hoàn toàn thị lực mắt phải. Bất chấp những biến chứng của căn bệnh, ông vẫn không rời khỏi công việc nghệ thuật này. Chính vì thế mà bắt đầu từ năm 1923 những bức tranh của ông đều mang sắc màu lạnh, Monet chỉ nhìn thấy màu xanh chứ không nhìn thấy những màu khác ở những ngày cuối đời. Những tác phẩm sau đó cũng được xem là nhuốm đầy màu sắc của sự cô đơn, bất lực và vô cùng tuyệt vọng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng độc giả đã có những thông tin hữu ích về “cha đẻ” của trường phái Ấn tượng. Theo dõi chúng tôi ở những bài viết tiếp theo nhé.

Xem thêm:

=>> Top 10 họa sĩ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng nhất thế giới

=>> Top 6 bức tranh đắt giá nhất thế giới vượt mọi thập kỷ

Sách haySách kỹ năng

Buông bỏ, buồn buông – tâm sáng, cuộc đời sẽ nở hoa

689

Làm thế nào để thanh tẩy tâm hồn, gột rửa những bộn bề cuộc sống đang nhấn chìm chúng ta mỗi ngày? Không còn cách nào khác ngoài sự “buông bỏ” và “chuyển hóa”. Tìm kiếm sự an lạc trong nội tâm qua cuốn sách “Buông bỏ, buồn buông

Cảm nhận về sách Buông bỏ, buồn

Giới thiệu về tác giả

Ajahn Brahmavamso Mahathera (tên gọi trìu mến là Ajahn Brahm) được sinh ra tại London, nước Anh và xuất thân trong một gia đình lao động. Ông là một nhà sư đáng kính bởi những cống hiến của thầy cho xã hội, ngoài ra ông vẫn dành thời gian và công sức cho các bệnh nhân hiểm nghèo, các tù nhân, những người muốn học thiền và dĩ nhiên là do tăng đoàn tư thầy tại Bodhinyana.

Cảm nhận về sách

“Buông bỏ, buồn buông” một cuốn sách gợi mở tâm hồn trong sáng và tích cực hơn trong những câu chuyện cuộc sống đời thường…

Hơn 70 mẫu chuyện ngắn gọn, thú vị chứa đầy “triết lý nhân sinh” cùng sự trải nghiệm sâu sắc của thầy Ajahn Brahm giúp bạn đọc tìm thấy những năng lượng tích cực hơn để cải thiện tâm trạng, tìm thấy sức sống mới mẻ trong những câu chuyện tiêu cực…

“Buông bỏ, buồn buông” một thông điệp tích cực phù hợp cho tất cả mọi người trong thời đại sống nhanh, sống xô bồ như bây giờ… khi mà những giá trị bình an nội tại là nội dung, chủ đề được đề cập ở khắp nơi trong sách vở, đời sống.

 “Chuyển hóa” năng lượng tiêu cực

Khi cuộc sống mang đến cho bạn những niềm vui nho nhỏ hay sự thuận lợi trong công việc, ta liền biết ơn cuộc sống. Thế nhưng khi mọi chuyện không thuận theo ý bản thân hay bị vướng phải khó khăn ta liền tức giận với một mớ chuyện không vui đó, bản thân liền bị bủa vây bởi rất nhiều năng lượng tiêu cục. Mà không lựa chọn cách nhìn mọi việc tích cực hơn, sự linh hoạt trong cách nhìn cuộc sống sẽ khiến bản thân bạn lúc nào cũng duy trì được nguồn năng lượng vui vẻ, hồn nhiên. Và sau khi nếm trải những đắng cay của cuộc đời, phần bên trong của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và vững chãi hơn rất nhiều.

“Sự thông thái sâu sắc và tình yêu ngọt ngào ấy chính là từ những đống phân cuộc đời chuyển hóa mà thành”

 “Chuyển hóa” năng lượng tiêu cực

Giấy phép hạnh phúc

“Quyền mãi mãi được hạnh phúc

Dù vô cớ hay vì bất cứ điều gì,

Đều không bao giờ bị bất kỳ ai cản trở.”

Thường thì chúng ta có rất nhiều loại giấy phép như giấy phép lái xe, giấy phép nuôi chó mèo, giấy phép hành nghề,… nhưng lại chẳng có giấy phép hạnh phúc. Những mầm mống đau khổ trong quá khứ dễ dàng tiếp tục che mờ tâm trí của chúng ta… Nhiều người không chấp nhận được việc tha thứ cho chính mình, dần dà khiến cuộc sống chẳng mấy vui vẻ nhưng được ta âm thầm chấp thuận… Thật tồi tệ khi sự sống ngắn ngủi này chẳng được ta cảm nhận một cách trọn vẹn qua việc yêu thương chính mình hơn. Hãy tự cấp cho bản thân một chiếc giấy phép thông hành tích cực mang tên giấy phép hạnh phúc… để chính bạn được sống, được trải nghiệm trọn vẹn hơn ở đất trời này.

Cho đi để vui sống

“Khi cho đi, khi phụng sự những việc cao đẹp của cuộc sống, chúng ta sẽ nhận được phản hồi đầy tình cảm”

Không chỉ mang đến thông điệp sống thanh thản, dọn dẹp những tạp niệm trong tâm hồn. “Buông bỏ, buồn buông” còn mang đến quan niệm sống cao đẹp khi sống không chỉ là “làm đẹp cho tâm hồn” của chính mình. Hơn hết chính những lần ta ý thức rõ về việc mình phải phụng sự cho cuộc đời này những việc cao đẹp thì chính tâm ta cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn bao giờ hết… Sự sống bao la, rộng lớn và tình người cũng vậy. Cho đi không phải là chăm chăm chờ đợi món quà mà ta sẽ được nhận lại, chỉ đơn giản là ta sẽ nhận được phản hồi đầy ấm áp khiến tâm hồn trở nên thanh thản của cuộc đời này mà thôi.

Cho đi để vui sống

Hạnh phúc không bao giờ nằm ngoài tầm với của chúng ta

Mọi hoàn cảnh, sự việc trong đời chẳng nằm dưới sự “định đoạt” của chính mình thế nhưng hạnh phúc cũng không bao giờ là một điều gì đó quá xa xỉ. Bởi nếu trái tim bình ổn, từ từ trau dồi sự thông thái và lòng trắc ẩn, cách nhìn đời của bạn sẽ khác đi rất nhiều. Thế nên những bài học quý giá trong đời sẽ làm nên con người bạn, và chỉ cần không ngừng bồi đắp sự thông thái và lòng trắc ẩn, bạn sẽ tìm được đáp án cho một cuộc đời bình an, hạnh phúc.

Đời gấp gáp giao phó cho chúng ta quá nhiều nhiệm vụ khiến trái tâm trí nhiều khi chẳng đủ sức chống chọi với cuộc sống này… Tuy nhiên ta vẫn còn quyền lựa chọn để sống hạnh phúc hơn bằng sự “buông bỏ” những thứ khiến ta đau khổ cùng quẫn, những câu chuyện xảy ra trong đời ngang nhiên “chiếm đoạt” hạnh phúc nhỏ bé của ta…

Chỉ cần mở rộng tâm trí, đón nhận những cách tư duy khác biệt đi thì những cảm nhận và những cơ hội quý giá khi được sống và trải nghiệm sẽ trở nên phong phú và đáng trân quý hơn bao giờ hết. Bởi ta biết rằng mọi sự đều khởi phát từ chính tâm ta, nếu tâm ta an thì mọi việc đều sẽ trở nên hanh thông.

Hạnh phúc không bao giờ nằm ngoài tầm với của chúng ta

Trích dẫn hay từ sách

Nếu bạn thích nghĩ rằng mình hơn một ai đó, bạn sẽ đau khổ khi gặp phải người hơn mình. Cho nên tốt hơn hết là đừng so sánh mình với ai cả.

Khi sợ hãi, tiếng động của một con chuột cũng trở nên giống như âm thanh của một con cọp ăn thịt người. Sự sợ hãi có thể khiến cho một căn bệnh cỏn con cũng trở thành ung thư giai đoạn cuối, hay biến triệu chứng rôm sảy thành một cơn dịch hạch. Rõ ràng, sự sợ hãi đã phóng đại mọi thứ lên rất nhiều.

Bạn đã phí hoài bao nhiêu giờ, bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng trong đời chỉ để chờ đợi một điều gì đó xảy ra, chẳng hạn như chờ máy bay cất cánh, chờ hết ngày làm để về nhà hay chờ một đứa con ra đời? Tiếc rằng phần lớn cuộc đời của chúng ta lại dành cho những khoảnh khắc lưng chừng đó.

Nếu như chúng ta nhận ra cuộc đời mình đã bị phí hoài biết mấy như thế thì có lẽ người ta sẽ không còn giết thời gian nhiều đến thế. Khi đó, chúng ta sẽ không còn chú trọng vào đích đến nữa mà thay vào đó, chúng ta sẽ tìm thấy những giá trị mới mẻ trong chính cuộc hành trình đó…

Lời kết

Cuốn sách “Buông bỏ, buồn buông” là một liều thuốc cho những “cơn đau đầu” trong đời sống hiện đại. Hy vọng đọc xong cuốn sách giản dị rất đỗi đời thường này, độc giả cũng sẽ sống một cuộc đời an nhiên và mang theo phong cách sống mới mẻ “buông bỏ, buồn buông”, để mọi khó khăn không còn bị ràng buộc nơi tâm trí của ta nữa.

VanHoc.Net hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm được cuốn sách phù hợp với bản thân. Cảm ơn bạn đã luôn ủng VanHoc.Net trong thời gian vừa qua, mong rằng trong thời gian tới chúng tôi vẫn sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ độc giả.

Review bởi Dương Hà