Cuộc sốngTổng hợp

Overthinking là gì? Biểu hiện và cách để khắc phục Overthinking

605

Bạn đã bao giờ gặp tình trạng suy nghĩ quá nhiều những điều tiêu cực mặc dù chúng không có khả năng xảy ra trong hiện thực chưa? Bạn đắm chìm trong nó và không biết cách thoát ra. Overthinking là một thói quen tâm lý mà rất nhiều người trẻ mắc phải, vậy Overthinking là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng Overthinking? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Overthinking là gì? Biểu hiện và cách để khắc phục Overthinking

Overthinking là gì?

Overthink hay Overthinking được xem là một hành động suy nghĩ quá nhiều, đó là khi con người luôn trong tình trạng cảm thấy không hài lòng về những khía cạnh trong cuộc sống, đau khổ với chính suy nghĩ của mình.

Trước một cuộc thi, trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống, con người có xu hướng lo lắng ở thời gian ngắn, điều này sẽ thúc đẩy bạn làm việc, bạn nỗ lực để vượt qua nó. Tuy nhiên, Overthinking đôi khi sẽ chuyển hướng thành một dạng tâm lý vô cùng độc hại ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.

Overthinking là gì?

Dấu hiệu của Overthinking

1/ Có nhiều suy nghĩ tiêu cực về viễn cảnh xấu trong cuộc sống

Khi cuộc sống của bạn vẫn đang diễn ra một cách bình thường thế nhưng bạn lại có vô vàn suy nghĩ với nhiều tình huống không xảy ra. Ví dụ bạn còn cách kỳ thi học kì sắp tới 3,4 tháng tuy nhiên lúc này bạn đã lo lắng và suy nghĩ đến nhiều trường hợp xấu nhất nếu bạn không thể vượt qua kỳ thi ấy.

2/ Lo lắng và bất an

Đây là hai biểu hiện dễ thấy nhất ở người Overthinking, tuy việc đó chưa xảy ra nhưng tâm trí chúng ta luôn lo lắng và bất an, sợ rằng nó không xảy ra theo cách mà chúng ta mong muốn, sợ mọi thứ sẽ tệ đi.

Dấu hiệu của Overthinking

3/ Phóng đại tiểu tiết

Phóng đại tiểu tiết là khi sự việc không hề nghiêm trọng như vậy, nó chỉ đơn giản là một việc vô cùng nhỏ nhưng chúng ta lại thích phóng đại nó lên khiến cho mọi việc trở nên phức tạp. Ví dụ sáng hôm nay khi ra đường, bạn không may đụng trúng một người, họ không nói gì và bỏ đi. Bạn luôn nghĩ rằng họ suy nghĩ không tốt về bạn, họ có định kiến với bạn. Tuy nhiên người ấy chỉ gặp chúng ta một lần trong đời mà thôi!

4/ Không thể thư giãn hay nghỉ ngơi đúng nghĩa

Khi tâm trí chúng ta luôn luôn tồn tại rất nhiều suy nghĩ khiến cho bản thân không lúc nào được nghỉ ngơi đúng nghĩa. Tâm trí chúng ta nghĩ rất nhiều về mọi thứ vậy nên bạn khó tập trung để nghỉ ngơi hoặc thư giãn sau khi đi học, đi làm về.

Tác hại khi chúng ta Overthinking

Biểu hiện đầu tiên và dễ thấy nhất chính là bản thân bạn luôn trong trạng thái tiêu cực, mệt mỏi. Khi mắc chứng overthinking chúng ta sẽ liên tục suy nghĩ về những điều tiêu cực, không tin tưởng vào chính mình, tự tưởng tượng ra hàng loạt sự việc tiêu cực không có khả năng xảy ra.

Khi mắc chứng overthinking lâu ngày, chúng ta dễ mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe tinh thần như trầm cảm, khó ngủ, không muốn ăn uống. Tệ hơn nữa nhiều người phải phụ thuộc vào thuốc, đồ uống có cồn.

Tác hại khi chúng ta Overthinking

Có thể nói Overthinking gây nên rất nhiều tình trạng tiêu cực trong cuộc sống, tuy nhiên đây chỉ là một thói quen tinh thần vậy nên người mắc chứng Overthinking không nên quá lo lắng, chúng ta chỉ cần xây dựng thói quen tích cực, chăm sóc sức khỏe tinh thần bản thân là có thể khắc phục được chứng Overthinking.

Cách khắc phục tình trạng Overthinking

1/ Đối diện với tiêu cực

Khi gặp phải chuyện tiêu cực, hãy có cái nhìn đa chiều về vấn đề đó. Một người chỉ trưởng thành thông qua nghịch cảnh, và tiêu cực tìm đến bạn cũng như vậy, nó giúp bạn trưởng thành hơn.

Quá trình này sẽ không dễ dàng, tuy nhiên nếu mỗi ngày bạn đều kiên trì rèn luyện thì mọi thứ sẽ có kết quả.

2/ Thiền định

Thiền là một trong những cách giúp chúng ta tịnh tâm hơn. Bởi khi thiền chúng ta sẽ dồn hết tâm trí để hít thở thật sâu, đây được xem là cách giúp chúng ta học cách tập trung.

3/ Hạn chế sử dụng điện thoại

Điện thoại thông minh là một trong những thứ khiến bạn mất tập trung vậy nên chúng ta cần hạn chế thời gian sử dụng điện thoại. Thay vào đó hãy “hòa mình vào thiên nhiên” hít thở không khí trong lành, đi bộ, tập thể dục sẽ tốt hơn rất nhiều.

Cách khắc phục tình trạng Overthinking

Một nghiên cứu đã chỉ ra nếu mỗi ngày chúng ta đi bộ 90 phút ở môi trường có nhiều cây xanh, điều này sẽ tốt cho cả thể chất lẫn sức khỏe tinh thần của chúng ta. Ở một môi trường trong lành, không có quá nhiều tiếng động cơ xe cộ, âm thanh ồn ào sẽ giúp chúng ta cân bằng lại cảm xúc.

4/ Xác định được nguyên nhân khiến bạn suy nghĩ nhiều

Việc suy nghĩ nhiều thường do một số nguyên nhân nhất định có thể là quá khứ hoặc cũng có thể lo lắng về tương lai phía trước, không tin tưởng vào chính mình. Hoặc suy nghĩ nhiều có thể đến từ việc áp lực trong học tập. Khi xác định được nguyên nhân chúng ta cần tìm cách giải quyết. Quá khứ là thứ không thể quay lại để sửa chữa, tương lai là điều không thể dự đoán trước và chỉ có hiện tại mới là điều chúng ta cần tập trung.

Gợi ý những cuốn sách người Overthinking nên đọc

1/ Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều

Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là cuốn sách khám phá nội tâm của con người. Khi chúng ta đang sống trong một thế giới vô cùng phức tạp với nhiều suy nghĩ tiêu cực, chúng ta không biết cách sắp xếp cuộc sống của mình như thế nào cho phù hợp nhất, chúng ta luôn suy nghĩ mọi thứ một cách “quá lố” và từ đó bạn là người đau khổ.

Cuốn sách này sẽ phù hợp với người trẻ, giúp chúng ta bổ sung những kiến thức tâm lý cần thiết trong cuộc sống, hiểu rõ hơn về bản thân.

2/ Sức hút của sự điềm tĩnh

Nếu bạn là người chưa tự tin trong các mối quan hệ của mình, bạn chưa học cách làm chủ cảm xúc của bản thân. Bạn đang muốn thay đổi hình ảnh của bản thân vậy thì cuốn sách “Sức hút của sự điềm tĩnh” dành cho bạn. Điềm tĩnh mang một sức hút ma mị, khi chúng ta bình tĩnh đối diện với tất cả mọi thứ xung quanh từ hành động, lời nói đều vô cùng dịu dàng. Điều này cần học hỏi rất nhiều từ cuộc sống.

3/ Hiểu hết về tâm lý học

Đây là cuốn sách hữu ích giúp chúng ta hiểu rõ về tâm lý con người, cuốn sách dẫn dắt chúng ta tìm hiểu về các học thuyết, lý thuyết của các nhà tâm lý học khi giải thích về hành xử và tâm trí của con người. Và tại sao chúng ta lại có những cách hành xử như hiện tại, ám ảnh tâm lý là gì, tư duy, ký ức và cảm xúc của con người…

Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện về Overthinking, mong rằng mỗi chúng ta đều có thể yêu thương bản thân, chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình tốt hơn để khắc phục tình trạng Overthinking trong cuộc sống!

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THCS

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Lửa thử vàng gian nan thử sức

519

Con đường đi đến thành công chưa bao giờ là dễ dàng. Để có được thành công, mỗi người trong chúng ta đều phải nỗ lực hết mình, vượt qua khó khăn. Nhưng không phải ai cũng dũng cảm để vượt qua mọi giông bão, khó khăn ấy, những người không vượt qua thử thách, ngại chịu khổ sẽ không bao giờ thành công. Chính vì thế ông cha ta có câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức.”

=>> Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Có chí thì nên

=>> Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Lửa thử vàng gian nan thử sức

Trong cuộc sống hằng ngày vàng được xem là một đồ vật rất có giá trị, để thử xem vàng có phải là hàng thật hay chỉ là hàng thau lẫn lộn, ông cha ta thường dùng lửa để thử, bởi vàng thật sẽ không bị ảnh hưởng khi hơ trên ngọn lửa có nhiệt độ bình thường. Đây là một mẹo vặt được lưu truyền và dường như ai trong chúng ta cũng đều biết. Chính vì thế vế thứ hai của câu tục ngữ đó là “Gian nan thử sức”. Gian nan ở đây được hiểu là những khó khăn, vất vả chúng ta sẽ gặp phải khi trên hành trình chinh phục thành công. Sức ý muốn nói đến sức mạnh của con người, đó là một ý chí vững bền, một tinh thần thép vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Câu tục ngữ muốn nhắc nhở con người làm gì cũng phải kiên trì, khó khăn giống như một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nếu không dám bước qua khó khăn bạn sẽ mãi chẳng thể bước đến thành công.

Cuộc sống không phải là bộ phim truyền hình, khi chúng ta có khó khăn nhất định sẽ có người đến cứu giúp, tất cả đều phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người. Thực tế chẳng hề dễ dàng như trên phim, thực tế lại vô cùng phũ phàng. Khó khăn sẽ ập đến bất cứ lúc nào, vậy nên con người luôn phải để mình trong tình thế sẵn sàng với mọi thứ. Chúng ta cần học hỏi, trau dồi bản thân mỗi ngày, tri thức sẽ là thứ giúp chúng ta vượt qua khó khăn. Ngày nay với sự phát triển tiến bộ của công nghệ, chúng ta sử dụng Internet như một công cụ hằng ngày không thể thiếu. Vậy nên khi đứng trước một bài toán khó, có học sinh sẽ kiên trì ngồi suy nghĩ cách giải, cũng có nhiều học sinh khác không muốn tư duy, họ lên mạng và bắt đầu tìm đáp án. Việc ỷ lại sẽ khiến cho chúng ta không có động lực để cố gắng, chúng ta sẽ luôn tìm mọi cách để dựa dẫm vào ai đó thay vì tự bản thân nỗ lực để đạt lấy điều mình mong muốn. Đứng trước vô vàn khó khăn, ông cha ta vẫn có thể vượt qua được bằng tinh thần yêu nước, sự dũng cảm. Những trang lịch sử hào hùng của ông cha ta chính là minh chứng sống cho một dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, thà hy sinh chứ quyết không đầu hàng trước giặc.

Cuộc sống không phải là bộ phim truyền hình, khi chúng ta có khó khăn nhất định sẽ có người đến cứu giúp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó để thế hệ con cháu như chúng ta noi theo, Bác có câu:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.”

Câu nói của bác như một lời cổ vũ, động viên mỗi chúng ta, dù có khó khăn như thế nào nhất định sẽ có cách, chỉ là chúng ta có muốn vượt qua khó khăn đó hay không mà thôi. Sự nỗ lực, kiên trì sẽ giúp con người đạt được thứ mình mong muốn.

“Chơi ít game hơn vào thời gian rảnh. Bạn có thể có sở thích chơi game nhưng phải kiểm soát được thời gian. Việc bạn thắng game, chơi giỏi không có nghĩa là bạn thành công ngoài cuộc sống. Ngược lại, nó sẽ ảnh hưởng và chiếm trọn thời gian của bạn.” – đây là câu nói nổi tiếng của tỷ phú Lý Gia Thành. Lý Gia Thành được biết đến là tỷ phú giàu nhất Hong Kong hiện tại, ông nắm giữ trong tay khối lượng tài sản kết xù. Thế nhưng ít ai biết được rằng trước khi ngồi được ở vị trí hiện tại ông đã có tuổi thơ vất vả như thế nào. Năm 15 tuổi vị tỷ phú này đã phải nghỉ học vì bố qua đời, nhưng ông là một người có tinh thần tự lập và ham học, thời thanh niên ông đi làm công nhân vô cùng vất vả, sau đó tiết kiệm được một khoản tiền. Chỉ vài năm sau đó, khi đầu tư vào một nhà máy sản xuất, ông bắt đầu giàu lên. Người ta nói rằng ở tuổi 30 Lý Gia Thành đã có thể nghỉ hưu với số tiền khổng lồ ông kiếm được, tuy nhiên ông không dừng tại đó, Lý Gia Thành tiếp tục làm việc, nỗ lực và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Chơi ít game hơn vào thời gian rảnh. Bạn có thể có sở thích chơi game nhưng phải kiểm soát được thời gian.

Lý Gia Thành là một điển hình của việc càng nỗ lực, càng may mắn. Không vì hoàn cảnh khó khăn mà ông lấy đó làm lý do để mình không thể phát triển. Sự nỗ lực mỗi ngày của Lý Gia Thành giúp ông có được sự nghiệp vững chắc và vươn lên trở thành người giàu nhất Hong Kong hiện tại. Nếu không có tinh thần thép, không chịu được áp lực vậy thì chẳng ai có thể thành công. Bởi thành công đến một cách dễ dàng, không cần sự nỗ lực vậy thì cả thế giới này ai cũng có thể thành công. Tuy nhiên, cuộc sống luôn mang đến cho con người nhiều thử thách để thử độ kiên trì, bạn yếu đuối, không nỗ lực vậy thì bạn chỉ có thể chấp nhận cuộc sống tầm thường, ngược lại bạn luôn nỗ lực, bạn có mục tiêu trong cuộc sống của mình bạn nhất định sẽ thành công.

Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn, thế hệ trẻ ngày nay có một bộ phận thanh niên sức dài vai rộng nhưng lại “ngại” vượt khó. Suốt ngày nằm trong nhà xem phim, lướt điện thoại đến chán rồi đi ngủ, ngủ đến khi không thể ngủ nữa mới bắt đầu thức dậy ăn uống tạm bợ, sống một cách buông thả, không kỷ luật, không có nguyên tắc sống cho chính mình. Họ chỉ biết ăn chơi, hưởng thủ nhưng không nghĩ đến việc nỗ lực, đi làm để nuôi sống chính mình, để tự lập trong cuộc sống. Hễ có một chút khó khăn là họ liền chạy trốn, không muốn đối diện. Những người này chỉ sống tạm bợ, không có định hướng và dần dần họ cảm thấy lạc lối với chính cuộc đời của mình.

Thành công không có đường tắt, thành công chỉ có một con đường duy nhất chính là nỗ lực hết mình mà thôi. Bạn không cố gắng, ngày mai người khác sẽ ngồi ở vị trí đáng lẽ ra phải là của bạn. Vậy nên mỗi người cần phải rèn luyện mỗi ngày, không ngừng cố gắng vì tương lai của chúng ta.

Mỗi học sinh cần chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta là những mầm non tương lai của đất nước. Mỗi học sinh cần chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, tìm tòi và phát triển bản thân để mai sau có thể trở thành một người công dân tốt, phục vụ đất nước ta.

Câu tục ngữ “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” như một bài học quý giá với mỗi thế hệ, chúng ta cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ để vươn đến thành công, làm những công việc chúng ta yêu thích, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

Tác giả - Tác phẩmVăn học

Nguyễn Nhật Ánh: Nhà văn của tuổi thơ

870

Nguyễn Nhật Ánh được xem là cây cổ thụ trong làng Văn học Việt Nam khi ông luôn miệt mài sáng tác, những năm gần đây nhà văn Nguyễn Nhật Ánh liên tục có những tác phẩm mới đã cho thấy sự chăm chỉ và nhiệt huyết của ông. Các cuốn sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dành cho rất nhiều lứa tuổi từ thiếu nhi cho đến người lớn, nó chứa đựng nhiều bài học về cuộc sống khác nhau!

Nguyễn Nhật Ánh: Nhà văn của tuổi thơ

Đôi nét về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam. Từ nhỏ ông là một người rất ham học, đến năm 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào Sài Gòn sinh sống và theo nghề sư phạm tại đây.

Khả năng văn chương của Nguyễn Nhật Ánh được bộc lộ từ rất sớm, năm 13 tuổi ông đã có bài thơ đầu tay. Ông rất đa tài trong nhiều thể loại khác nhau, tuy nhiên những năm sau này ông chủ yếu tập trung vào văn xuôi, sáng tác các truyện ngắn và dài khác nhau.

Trong sự nghiệp cầm bút của mình Nguyễn Nhật Ánh khiến giới báo chí tốn không ít giấy mực về những thành tích đáng ngưỡng mộ. Sách của ông bán rất chạy và thường nhanh chóng cháy hàng trong một thời gian ngắn phát hành.

Một số tác phẩm nổi bật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Hạ đỏ, Bồ câu không đưa thư, Trại hoa vàng, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Bảy bước tới mùa hè, Cây chuối non đi giày xanh, Cảm ơn người lớn, Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng, Những người hàng xóm, Cô gái đến từ hôm qua, Ngày xưa có một chuyện tình,…

Đôi nét về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nỗi ám ảnh lớn nhất của tôi là tuổi thơ

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ: “Nỗi ám ảnh lớn nhất của tôi là tuổi thơ. Tôi sống xa quê hương, xa đất đai quê xứ, xa tuổi thơ rất sớm nên tâm hồn tôi luôn neo vào bến tuổi thơ. Tâm tính của tôi phù hợp với tuổi thơ nên có thể tôi sẽ viết mãi về tuổi thơ. Những đề tài khác đã có nhà văn khác đảm nhiệm.” Chính vì vậy mà trong những cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh chủ đề liên quan đến tuổi thơ xuất hiện rất nhiều, nó khiến người đọc như được quay trở lại tuổi thơ tươi đẹp của mình.

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một tác phẩm xoay quanh các nhân vật là Mận, Tường, Thiều,… câu chuyện về tình bạn giúp chúng ta quay trở về tháng năm tuổi thơ đầy mơ mộng. Mặc dù sống ở nơi thôn quê, không có nhiều điều kiện tốt như ở thành phố nhưng tuổi thơ lại luôn tràn ngập tiếng cười. Đặc biệt qua đôi mắt của trẻ thơ, nó lại càng đẹp và đáng trân trọng biết bao.

Cho tôi một vé đi tuổi thơ” cũng được xem là một trong những tác phẩm viết về tuổi thơ thành công nhất trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Truyện xoay quanh các bạn nhỏ đáng yêu đó là cu Mùi, Hải cò, con Tủn và con Tí sún. Bằng giọng văn dí dỏm, Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho độc giả một khung cảnh tuổi thơ vô cùng vui nhộn. Đó là mơ ước của nhiều người, có được một vé đi tuổi thơ, để được vô tư cười nói không cần lo nghĩ đến cơm áo gạo tiền như thế giới của người trưởng thành. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” – một tác phẩm giúp người đọc quay trở về tuổi thơ trên từng trang sách. Được biết tác phẩm này hiện tại đã được tái bản hơn 50 lần in và xuất sắc dành được nhiều giải thưởng văn học lớn. Và được dịch sang các thứ tiếng khác phát hành tại Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ.

“Kính vạn hoa” cũng được xem là một tác phẩm để đời của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, cuốn truyện kể về những vui buồn, giận hờn của thời học sinh mà bất cứ ai cũng đã đang và từng trải qua. Những trò nghịch ngợm của thời con nít, những trò chơi hay suy nghĩ vô tư ngày ấy được xem như một thước phim tua chậm giúp chúng ta một lần nữa được quay về tuổi thơ của mình.

Nỗi ám ảnh lớn nhất của tôi là tuổi thơ

“Thuở bé, tôi mê cái kính vạn hoa, và bây giờ, tôi vẫn mê thứ đồ chơi này. Nếu được bỏ phiếu, tôi sẽ không ngần ngại bình chọn ống kính vạn hoa là đồ chơi kỳ thú nhất của tuổi thơ, là quà tặng tuyệt diệu nhất mà người lớn đã nghĩ ra cho trẻ em. Hằng hà bông hoa lần lượt xuất hiện dưới tay mình, chỉ sau mỗi cái lắc nhẹ. Những cánh hoa không ngừng thay dáng, những sắc hoa không ngừng đổi màu, có tới hàng vạn, hàng triệu những bông hoa như thế, và tuyệt vời thay, không bông hoa nào giống bông hoa nào trong hàng vạn hàng triệu cái kia.”

Có lẽ tuổi thơ cũng chúng ta đã từng như thế, từng ao ước nhanh chóng trở thành người lớn để được tự do. Mãi đến khi lớn thật rồi mới khao khát trở thành một đứa nhỏ được vô tư, hồn nhiên nghĩ về tháng ngày chỉ có đi học, rồi về nhà đi chơi cùng lũ bạn trong xóm. Cả lũ cùng bày ra rất nhiều trò chơi khác nhau, chỉ như vậy thôi cũng đủ khiến năm tháng ấy thật quý giá và bình yên biết bao.

Sau này trưởng thành rồi, nỗi lo cơm áo gạo tiền đôi khi khiến chúng ta từ bỏ ước mơ ngày bé. Chúng ta bắt đầu lao vào con đường kiếm tiền đến mức quên mất bản thân mình là ai, mình cần phải làm gì và dần dần đánh mất đi tháng ngày bình yên vốn có của mình. Vậy nên với nhiều người tuổi thơ luôn là khoảng thời gian vui vẻ và tuyệt vời nhất, thực tế ở độ tuổi nào cũng có thuận lợi và vất vả riêng. Chỉ hy vọng chúng ta dù là đứa nhỏ hay một người lớn đã trưởng thành đều vui vẻ đón nhận mọi thứ!

Nguyễn Nhật Ánh và những quan niệm về văn chương

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng cho rằng đối với ông viết sách chẳng có bí quyết gì đặc biệt cả. Bởi những nhà văn sáng tác câu chữ đều được lấy chất liệu từ cuộc sống ngoài kia.

“Tôi thích viết văn, giản dị vậy thôi. Tôi viết văn không vì những lý do ngoài văn chương nên tôi không bị mất cảm hứng hay động lực. Khi viết, tôi thấy rõ mình đang sống. Tôi vẫn nói với bạn bè rằng tôi viết vì tôi yêu nghề văn. Vì tôi cảm thấy hạnh phúc khi ngồi dưới mái nhà của mình thong thả viết những trang văn mình thích.”

Nguyễn Nhật Ánh và những quan niệm về văn chương

Với lý do giản dị là nhà văn thích viết văn, thông điệp của những cuốn sách Nguyễn Nhật Ánh viết mang đến cho người đọc rất nhiều suy ngẫm khác nhau. Trong nhiều năm sáng tác, những cuốn sách của ông không chỉ nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ độc giả mà còn rất nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim như: Nữ sinh, Kính vạn hoa, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc, Thằng quỷ nhỏ, Bong bóng lên trời,…

Sự thành công trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Nhật Ánh minh chứng một điều đó là với sự chăm chỉ, miệt mài, không ngừng sáng tạo của nhà văn đã mang đến cho độc giả những luồng gió mới giúp cho độc giả có thêm góc nhìn và rất nhiều sự hoài niệm khác nhau.

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THCS

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Học, học nữa, học mãi

461

Từ trước đến nay, dù trong thời trong thời đại nào thì việc học vẫn luôn được đề cao, nó được xã hội và tất cả mọi người xem trọng. Con người phải không ngừng học tập mới có thể phát triển bản thân. Khi nhắc đến tầm quan trọng của việc học Lê nin có câu nói nổi tiếng đó là: “Học, học nữa, học mãi”.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Học, học nữa, học mãi

Việc học đó là sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống của con người bằng cách học tập. Câu nói “Học, học nữa, học mãi” như một triết lý sống đó là mỗi chúng ta cần phải học hỏi mỗi ngày. Sự học là chuyện của cả đời vậy nên chúng ta không được dừng việc học tập. Câu nói của Lê nin nhắc nhở toàn nhân loại đó là phải chăm chỉ học tập ,học từ ngày hôm qua, hôm nay và cả ngày mai. Bởi học không bao giờ là dư thừa, có thể hiện tại chúng ta chưa thấy công dụng của nó, nhưng đến một lúc nào đó kiến thức bạn đã học, sẽ cần dùng đến!

Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã bắt đầu phải học, đầu tiên đó là học đi những bước đi đầu đời, học cách ăn, uống, và đến một độ tuổi chúng ta bắt buộc phải đến trường để học chữ, dần dần nâng cấp mức độ khó của việc học lên cho đến giai đoạn con người trưởng thành. Trong quá trình đó, chúng ta được học kiến thức, học về thế giới, học cách đối nhân xử thế và học cách làm người. Việc học giúp cho mỗi chúng ta có thể thích ứng được với sự thay đổi của xã hội.

Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã bắt đầu phải học

Mạc Đĩnh Chi là một trong những vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam bởi ông rất thông minh và là tấm gương vượt nghèo. Thuở còn bé, không giống như bạn bè đồng trang lứa khác là được đi học, Mạc Đỉnh Chi phải đi kiếm sống cùng gia đình nghèo khó của mình. Không vì hoàn cảnh khó khăn mà bỏ cuộc, Mạc Đỉnh Chi thường đứng phía bên ngoài lớp học để nghe thầy cô giảng bài. Mỗi ngày đều nhìn thấy cậu học trò nhỏ ham học nên thầy đã cho ông vào học cùng các bạn khác. Buổi tối không có đèn dầu để học bài ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để làm ánh sáng cho mình học bài. Bằng mọi sự nỗ lực, ham học hỏi của mình, Mạc Đỉnh Chi đã đổ Hội Nguyên và sau đó tiếp tục đỗ Trạng nguyên.

“Học, học nữa, học mãi” có nghĩa là chúng ta cần phải học hỏi mọi lúc, mọi nơi tuy nhiên học nhiều không có nghĩa là học không chọn lọc, điều gì cũng học hỏi một cách bất chấp. Việc học cũng có thể trở thành xấu xí nếu chúng ta không chọn lọc thông tin để học hỏi. Hiện nay ở trên mạng có rất nhiều thông tin sai lệch, vậy nên chúng ta có tinh thần ham học hỏi là rất tốt, tuy nhiên cần có sự chọn lọc. Hãy học nhiều điều hay ho thú vị về cuộc sống, không học những thứ “xấu xí”. Hấp thu những thông tin tốt, tích cực sẽ giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Ngược lại, nếu chúng ta nghe theo những lời nói tiêu cực, những thông tin không đúng sự thật trên mạng sẽ khiến bạn hoang mang. Thế nên học cũng cần phải chọn lọc, học là sự tư duy để bản thân không ngừng tiến bộ.

“Học, học nữa, học mãi” có nghĩa là chúng ta cần phải học hỏi mọi lúc, mọi nơi

Thực tế đáng buồn, ngày nay nhiều học sinh sau giờ học trên trường chỉ mải mê chơi điện thoại, không tự mình tìm tòi để học hỏi thêm kiến thức. Nhiều người cho rằng chỉ cần học trên trường, lớp là đủ còn về nhà họ không có động lực để học bài. Tất nhiên việc chơi một ván game, xem một bộ phim sẽ không mất công sức bằng việc giải một bài toán, đọc một vài thông tin mới trong ngày. Thế nhưng việc chơi game, xem phim không thể giúp chúng ta có thêm kiến thức, chúng ta còn rất trẻ vậy nên đừng lãng phí thời gian vào những trò vô bổ. Hãy hướng đến tương lai tri thức, học hỏi, tìm tòi, đọc thật nhiều sách để rút ra cho mình bài học cuộc sống.

Vậy học thế nào mới gọi là hiệu quả? Chúng ta học lấy chất lượng chứ không học vì số lượng. Mỗi người cần đưa ra cho mình những mục tiêu đúng đắn về việc học, học để có kiến thức, học để làm người và học để phát triển bản thân, theo kịp với những bước tiến của xã hội. Chúng ta không chỉ học ở những bài giảng trên lớp của thầy cô mà khi về nhà, bạn phải là người chủ động tìm kiếm thêm nguồn thông tin, tài liệu để tự học.

Học tập là chuyện của cả đời người, ý nghĩa sâu xa đằng sau câu nói “Học, học nữa, học mãi” đó là con người cần phải không ngừng nỗ lực, tiếp thu thật nhiều kiến thức. Kiến thức sẽ “làm đẹp” chúng ta, một người tri thức sẽ luôn sống lạc quan, tích cực và có nhiều sáng tạo trong công việc, học tập và cuộc sống. Để việc học của chúng ta đạt được thành tích tốt bạn phải hiểu rõ mục tiêu học tập của mình đó là học để phục vụ Tổ quốc, vì sự phát triển của dân tộc ở phía trước.

Học tập để biết được rằng cuộc sống này vô cùng tốt đẹp, chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc luôn xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Việc học giúp cho tâm hồn của chúng ta trở nên giàu đẹp, để mỗi người đều biết rằng sự tồn tại trên đời này của mình đều mang một ý nghĩa riêng. Từ đó, ai cũng đều nhận thức được trách nhiệm của mình với bản thân, với gia đình và xã hội. Chăm chỉ học tập có nghĩa là bạn đang yêu thương chính bạn, yêu gia đình và yêu đất nước Việt Nam của chúng ta.

Học tập để biết được rằng cuộc sống này vô cùng tốt đẹp.

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.” – Phát biểu của Bác Hồ kính yêu. Bác chúng ta cho rằng tương lai của đất nước phụ thuộc phần lớn vào sự nỗ lực của thế hệ con cháu sau này. Vậy nên chúng ta mỗi người cần phải chăm chỉ học tập, rèn luyện về thể chất lẫn tinh thần. Học ở bạn bè, thầy cô và những người xung quanh mình để mỗi ngày của chúng ta đều trôi qua ý nghĩa.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải ý thức được nhiệm vụ hiện tại của mình chính là phải học tập thật tốt. Ở trên lớp phải nghiêm túc lắng nghe bài giảng của thầy cô, về nhà phải tự chủ động trong việc học bằng cách tự tìm tài liệu, sách để đọc trau dồi thêm kiến thức.

Lời nhắc nhở của Lê nin ở bất cứ thời đại nào cũng đều có giá trị, ý nghĩa. Bởi việc học là điều vô cùng quan trọng với cuộc sống của mỗi người. Đó là lý do vì sao ở cổng trường của rất nhiều trường có viết dòng chữ “Học, học nữa, học mãi”. Hãy nhớ rằng chỉ có học tập mới giúp con người sống một cuộc đời ý nghĩa, tri thức sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui.

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THPT

Nghị luận xã hội về tình trạng gian lận trong thi cử ở học sinh

729

Ở bất cứ thời đại nào việc giáo dục cũng vô cùng quan trọng. Bởi học sinh chính là mầm non tương lai của đất nước. Thế nhưng thực tế đáng buồn đó là vấn đề học đường ở Việt Nam có rất nhiều vấn đề tiêu cực. Trong đó có thể kể đến thái độ thiếu trung thực của một bộ phận học sinh quay cóp, gian lận trong thi cử.

Nghị luận xã hội về tình trạng gian lận trong thi cử ở học sinh

Thiếu trung thực là gì? Đó là hành vi làm không đúng đắn, không thật thà với nhiệm vụ mà chúng ta được giao. Trong học tập hành vi thiếu trung thực đó là gian lận, quay cóp ở học sinh. Thiếu trung thực trong thi cử đem lại nhiều hệ quả khôn lường.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy vấn đề gian lận trong các kỳ thi, những giờ kiểm tra trên lớp của học sinh, rất nhiều bạn đã mang tài liệu vào phòng thi, mang điện thoại vào để lên mạng tìm đáp án, chụp đề nhờ người khác giải hộ. Và có thể là các bạn học sinh trong giờ kiểm tra lén lút trao đổi bài với nhau, khi giám thị không để ý sẽ trao đổi đáp án cho nhau. Tình trạng này đã và đang diễn ra nghiêm trọng tại môi trường học đường hiện nay.

Vì sao học sinh lại quay cóp nhiều đến vậy? Bởi vì kết quả sẽ đến ngay lập tức, không cần học bài nhưng vẫn được điểm cao. Tuy nhiên cái lợi trước mắt ấy sẽ mang đến hậu quả lâu dài về sau đó là khi học sinh đã quen thực hiện hành vi tiêu cực đó, học sinh không muốn học bài một cách nghiêm túc, dễ có tư duy sai lệch.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận trong thi cử đó là thái độ lười học của nhiều học sinh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận trong thi cử đó là thái độ lười học của nhiều học sinh, hay với những suy nghĩ muốn điểm cao nhưng lại không muốn học bài, vậy nên nhiều học sinh đã chọn cách quay cóp, gian lận trong thi cử thay vì tốn rất nhiều thời gian để học bài. Và chúng ta có thể kể đến một lý do đến từ phía giáo viên khi thầy cô ra đề khó, nâng cao vậy nên dẫn đến tình trạng nhiều học sinh nản chí, không muốn học bài. Áp lực học hành, thi cử và sự áp đặt của phụ huynh khiến nhiều học sinh ám ảnh việc học, không thể học nhiều bài cùng một lúc nên có không ít bạn đã chọn cách quay cóp, gian lận trong thi cử để đạt được điểm cao, làm hài lòng bố mẹ.

Thời kỳ phát triển của công nghệ, cuộc sống của con người có nhiều sự tiện nghi hơn và hành vi gian lận trong thi cử ngày càng trở nên tinh vi hơn. Nhiều học sinh đã tìm đến các nơi mua bán tai nghe siêu nhỏ, trong giờ thi vì tai nghe nhỏ được nhét trong tai nên thầy cô không thể phát hiện ra điểm bất thường từ học sinh, học sinh sẽ đọc đề thông qua tai nghe, nhờ người khác làm hộ. Vì độ thành công của nó rất cao chính vì thế món hàng này được bán rất chạy.

Năm 2018, một sự việc gây hoang mang dư luận trong ngành giáo dục đó là việc gian lận điểm thi khiến cho 11 cán bộ ngành giáo dục bị bắt tạm giam. Trong đó có đến 347 bài thi THPT Quốc gia bị can thiệp nâng điểm được phát hiện tại Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình. Được biết vụ việc này gây ra hậu quả rất nghiêm trọng trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Việc bắt giữ và xử lý nghiêm những hành vi gian lận trong thi cử đã được diễn ra, tuy nhiên hậu quả để lại khiến chúng ta phải xót xa. Chính hành động này đã làm đánh mất hình ảnh đẹp đẽ của thầy cô giáo, những người tận tâm tận huyết vì sự nghiệp trồng người. Và những bạn học sinh luôn nỗ lực, học ngày học đêm lại nhưng lại không thể đậu vào ngôi trường mà mình mong muốn chỉ vì các thí sinh mua điểm có điểm số quá cao. Đa số những thí sinh gian lận điểm đều theo học tại các ngôi trường Đại học nổi tiếng cả nước với điểm đầu vào cao ngất ngưỡng.

Chính hành động này đã làm đánh mất hình ảnh đẹp đẽ của thầy cô giáo, những người tận tâm tận huyết vì sự nghiệp trồng người.

Qua sự việc mua điểm, nâng điểm đại học như một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng không trung thực của một số nhà trường, phụ huynh, học sinh và các cán bộ giáo dục. Khi học sinh phụ thuộc vào thói quen gian lận, quay cóp học sinh này sẽ trở nên lười biếng, không muốn nỗ lực trong học tập. Từ đó, học sinh mang tiếng đi học thế nhưng kiến thức thì không có dẫn đến tình trạng học sinh không thể ứng dụng bài giảng của thầy cô vào thực tế cuộc sống. Khi không nhận thức đúng đắn về việc học, học sinh sẽ bị lệch lạc trong tư tưởng, dễ kết bạn với nhiều bạn bè xấu, không nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai. Điều này dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Khi kết giao với bạn xấu, nhiều học sinh đã tham gia vào nhiều tệ nạn xã hội khác nhau, không biết đâu là điều mình phải làm. Rồi từ đó trở thành một người ăn chơi, sa đọa, không nỗ lực vì cuộc sống tốt đẹp phía trước.

Để tình trạng gian lận trong thi cử được giải quyết một cách triệt để thì nhà trường cần có những biện pháp, chiến lược đúng đắn, nghiêm khắc xử lý những ai cố tình thiếu trung thực trong thi cử. Cùng với đó, giáo viên phải là người truyền cảm hứng học tập một cách nghiêm túc cho học sinh. Bố mẹ cần giáo dục con cái một cái nghiêm túc, đặc biệt không dạy cho con cách dựa dẫm, phải để con tự lập, không phụ thuộc. Dạy con từ ngày bé để con nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học đó là để con có được cuộc sống tốt hơn. Điểm trên lớp chỉ là một con số, quá trình học tập, trau dồi kiến thức mới là quan trọng, đây sẽ là yếu tố giúp cho một người trở nên thành công trong cuộc sống.

Để tình trạng gian lận trong thi cử được giải quyết một cách triệt để thì nhà trường cần có những biện pháp, chiến lược đúng đắn

Là một học sinh chúng ta cần ý thức rõ về mục đích của việc học là gì. Học tập giúp cho chúng ta trở thành một công dân tốt, một người có hiểu biết về cuộc sống và những điều xảy ra xung quanh chúng ta. Mỗi học sinh cần nâng cao ý thức tự học, nói không với quay cóp và khi thấy các bạn quay cóp, gian lận cần phải tự giác báo cáo ngay đến thầy cô để trường hợp ấy được xử lý kịp thời, làm gương cho những bạn khác.

Học sinh cần nâng cao ý thức học tập bằng cách động viên các bạn của mình cùng học tập một cách nghiêm túc. Có thể lập thành nhiều nhóm khác nhau, cùng nhau trao đổi bài vở trên lớp. Sự tiêu cực trong giáo dục có thể giết chết nhiều thế hệ, mỗi người tự ý thức được vai trò của học tập để không ngừng đẩy lùi thực trạng quay cóp, gian lận trong thi cử.

Học tập là cách giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày, bạn cần thiết lập cho mình một kế hoạch học tập rõ ràng, có hiệu quả. Đọc sách mỗi ngày, không ngừng tự trau dồi kiến thức trên lớp và cả ngoài giờ học. Tuyệt đối nói không với gian lận trong thi cử. Trở thành người trung thực từ hôm nay, cuộc sống sau này của bạn sẽ thuận lợi hơn.

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THPT

Nghị luận xã hội về tình trạng nói tục chửi thề của học sinh

749

Giới trẻ ngày nay được tiếp xúc sớm với mạng Internet đó là một lợi thế, tuy nhiên đi đôi với mặt lợi ích đó là tác hại. Hiện nay tại môi trường học đường tồn tại rất nhiều thói hư, tật xấu được nhiều học sinh “học tập”. Một trong những vấn đề nổi bật có thể kể đến tình trạng nói tục, chửi thề xảy ra ở rất nhiều học sinh.

Nghị luận xã hội về tình trạng nói tục chửi thề của học sinh

Nói tục, chửi thề là những ngôn từ mang tính xúc phạm, chúng ta có thể gọi đó là lời nguyền rủa, từ ngữ xấu xí, thô tục, ngôn ngữ tục tĩu. Việc sử dụng những ngôn ngữ như vậy chúng ta gọi là nói tục, chửi bậy. Lời nói thô tục được xem là mất lịch sự, xúc phạm người khác. Việc một ai đó nói tục, chửi thề thể hiện họ là người không có văn hóa.

Ông cha ta có câu: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. Câu ca dao nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn nói trong đời sống của con người. Nói lời dịu dàng dễ nghe để những người xung quanh không cảm thấy bị xúc phạm hay khó chịu trong quá trình giao tiếp với chúng ta. Giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nó giúp con người hiểu nhau hơn và dễ dàng làm việc, trao đổi với nhau. Vậy nên lời nói dịu dàng, dễ nghe sẽ khiến cho mọi người thêm quý mến chúng ta.

Bao đời nay ông cha ta luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lưu truyền những bài học giá trị về cuộc sống. Tuy nhiên, thời nay hiện tượng nói tục, chửi thề xảy ra ở học sinh rất nhiều. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh tụm năm tụm bảy ở cổng trường nói tục, chửi thề một cách rất tự nhiên, thoải mái. Và nó như một thói quen cứ hễ mở miệng là một số học sinh sẽ văng tục, lâu ngày thành thói quen khó bỏ, khi gặp bất cứ sự việc gì trong cuộc sống những học sinh này sẽ chửi thề. Nhiều bạn còn cho rằng nói tục để nhấn mạnh câu chữ, phải nói tục mới thể hiện được cảm xúc của bản thân.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh tụm năm tụm bảy ở cổng trường nói tục, chửi thề.

Môi trường học đường cần phải nghiêm túc, học sinh phải học hỏi những lời hay ý đẹp. Vậy nên hình ảnh học sinh nói tục, chửi thề rất phản cảm. Đặc biệt khi sử dụng mạng xã hội nhiều học sinh nói tục, chửi thề rất nhiều. Hành động này làm mất hình ảnh đẹp đẽ của giáo dục, khiến cho học sinh ấy có ấn tượng rất xấu trong mắt những người xung quanh.

Thực tế đáng buồn, rất nhiều người trẻ đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên được xem là những con người được đi học, có tri thức nhưng lại văng tục, chửi bậy rất nhiều. Những bạn này thoải mái nói tục trước mặt người lớn tuổi, đi đâu, làm gì cũng nói tục khiến nhiều người lớn cảm thấy khó chịu. Nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra chỉ vì một vài câu nói tục, chửi thề xúc phạm lẫn nhau của học sinh. Sự biến chất của việc sử dụng ngôn từ trong học sinh ngày nay khiến cho đạo đức của học sinh xuống cấp, khiến những người xung quanh cảm thấy vô văn hóa, không có ý thức.

Rất nhiều bạn trẻ đang ở độ tuổi học sinh, sinh viên nói tục, chửi bậy rất nhiều và có thể là mọi lúc mọi nơi, không kể có trẻ em hay người già ở đó. Việc thể hiện “cái tôi” cá nhân hay nói tục để thể hiện mình với người khác. Trong các buổi tụ tập bạn bè ở các quán cà phê, quán nước đâu đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh, sinh viên nói tục bất chấp. Một số từ ngữ nói tục giới trẻ sử dụng nhiều có thể kể đến như “Vãi chưởng”, “Địt mẹ”, “Con gái mẹ mày”,… và rất nhiều từ ngữ khác khiến cho người nghe bức xúc.

Năm 2022, trên trang báo Tuổi trẻ có đăng bài viết chia sẻ về thực trạng học sinh nói tục, chửi thề trước mặt thầy cô. Được biết, tại thời điểm đó T.L đang là học sinh lớp 9 của một trường THCS tại TP.HCM, T.L liên tục không chép bài, không làm bài tập và bị thầy giáo nhắc nhở sẽ báo cáo sự việc lên hiệu trưởng nếu em này không nghiêm túc học hành. Tuy nhiên, phản ứng của nữ sinh này khiến nhiều người hoảng hốt, T.L đáp lại thầy: “Méc thì méo đi, đây đ sợ, nói gì nói hoài.” Một nữ sinh khác tên N.M.C chia sẻ với phóng viên báo Tuổi Trẻ, đã rất nhiều lần em phải nghe lời nói tục tĩu, chửi rủa thầy cô sau giờ học của nhiều bạn cùng lớp. Sự việc này như một hồi chuông cảnh báo về cách ứng xử của học sinh ngày nay, nhiều em nói tục, chửi thề với cả giáo viên của mình gây nên hình ảnh rất phản cảm về học sinh.

Nói tục chửi thề không chỉ là một hành động vô văn hóa, thiếu đạo đức mà nó còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khôn lường. Khi chúng ta mất kiểm soát trong việc sử dụng ngôn từ có thể dẫn đến những cuộc cãi vã không đáng có giữa bạn bè, người thân và những người xung quanh chúng ta. Đó là nguyên nhân dẫn khiến tình bạn bè rạn nứt chỉ vì dùng từ ngữ thô bạo để xúc phạm người khác.

Nói tục chửi thề không chỉ là một hành động vô văn hóa, thiếu đạo đức mà nó còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khôn lường.

Học sinh cần phải gắn liền với hình ảnh chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, bố mẹ chứ không phải hình ảnh học sinh hút thuốc, nói tục chửi thề để thể hiện bản thân. Tình trạng này cần phải có sự tham gia của gia đình, nhà trường để triệt để tình trạng học sinh nói tục, chửi thề trong môi trường học đường. Đầu tiên, cha mẹ cần cẩn trọng trong lời nói của mình, luôn giữ chừng mực trước mặt con cái để giáo dục chúng một cách tốt nhất. Vì nếu một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình bố mẹ suốt ngày cãi nhau, nói tục trước mặt con thường xuyên thì đứa trẻ này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen xấu đó. Thứ hai, về phía nhà trường cần phải nghiêm túc xử lý những trường hợp học sinh nói tục, chửi thề.

Mỗi cá nhân cần ý thức về việc phát ngôn của mình, nói tục chửi thề là hành vi không tốt, khi người khác thấy mình nói tục họ sẽ đánh giá mình là người vô văn hóa. Vậy nên là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải học hỏi những điều tốt đẹp, nói không với những điều xấu xí như nói tục chửi thề. Đất nước Việt Nam có phát triển được hay không đều phụ thuộc vào sự nỗ lực ngày hôm nay của thế hệ trẻ. Chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của mình để học hành chăm chỉ, hoàn thiện bản thân.

Một người trưởng thành không chỉ lớn lên về thể xác mà tâm hồn của họ cũng vô cùng quan trọng. Lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày là điều mà bất cứ chúng ta cần có sự quan tâm nhất định đến nói. Thông qua hành động, lời nói người ta có thể đánh giá bạn là người có học hay là người không có văn hóa. Vậy nên hãy thể hiện mình là một người văn minh, lịch sự, nói không với nói tục, chửi bậy, giữ hình ảnh tốt đẹp của học sinh đối với người khác đó cũng là cách bạn đang tôn trọng thầy cô, nhà trường và bố mẹ mình.

Nghệ thuậtTác giả - Tác phẩmThư viện

Tiểu sử và cuộc đời của nhà văn William Shakespeare

929

Nhắc đến William Shakespeare người ta sẽ nhớ ngay đến những kỷ luật trong Nghệ thuật mà ông đạt được. Đến chính ông cũng không thể ngờ được thành công của mình lại rực rỡ đến như vậy. Hôm nay hãy cùng Văn học tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác rực rỡ của William Shakespeare nhé!

Tiểu sử và cuộc đời của nhà văn William Shakespeare

1. Tiểu sử cuộc đời của nhà văn William Shakespeare

William Shakespeare có tên phiên âm là Uy-li-am Sếch-xpia, hiện tại ngày sinh của ông vẫn được chưa được xác thực nhưng theo trương truyền ông được sinh vào năm 1564 và mất năm 1616. William được xem là một nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại nhất mọi thời đại và được xem là biểu tưởng của văn học nước Anh thời bấy giờ.

William Shakespeare là con trai của một người thợ làm găng tay và ủy viên hội đồng địa phương đến từ Snitterfield và Mary Arden, con gái của một chủ đất giàu có.

Ghi chép về cuộc đời William Shakespeare vào giai đoạn đầu tiên không còn nhưng các nhà nghiên cứu về tiểu sử của ông đồng ý rằng William Shakespeare được giáo dục tại Trường Văn phạm mới của nhà Vua ở Stratford đây là ngôi trường miễn học phí thành lập vào năm 1553/.

William Shakespeare sinh ra và lớn lên tại Startford-upon-Avon. Ông kết hôn khá sớm, năm 18 William Shakespeare kết hôn với Anne Hathaway và có ba người con.

Từ những năm 1585 – 1592 sự nghiệp của William Shakespeare thành công rực rỡ tại Luân Đôn với vai trò là một diễn viên, nhà văn và là người sử hữu một công ty kịch.

Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của William Shakespeare được sáng tác vào giai đoạn 1589 đến 1613. Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử. Giai đoạn sau đó ông chủ yếu hướng đến bi kịch. Nhiều vở kịch của ông liên tục được tái bản.

Tuy nhiên thông tin và cuộc sống của William Shakespeare trong giai đoạn ông kết hôn gần như rất bí ẩn. Rất nhiều ý kiến cho rằng trong giai đoạn “mơ hồ” này ông hành nghề thầy cãi vì các vở kịch của ông thể hiện kiến thức luật pháp. Nhiều người khác cho rằng ông làm thợ vườn vì các nhân vật xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của ông đều có am hiểu nhất định về thiên nhiên.

Ở thời bấy giờ, nước Anh có rất nhiều gánh hát lưu động đi diễn ở khắp các miền quê. William Shakespeare bị hấp dẫn bởi các sân khấu kịch và các gánh hát lưu động đó, cũng chính vì đam mê ông đã quyết định rời quê hương để lên Luân Đôn tìm cho mình ánh hào quang và từ đó sự nghiệp của William Shakespeare lên như diều gặp gió bởi tài năng hơn người của ông.

Năm 1585, khi ở quê lên Luân Đôn, ông được Bá tước Southampton giúp đỡ nhiệt tình. Khi ở cùng nhau, có một người Ý tên Giovani Florio đã giúp ông tìm hiểu về văn học Phục Hưng của ý và Pháp. Tuy nhiên cuộc sống chẳng diễn ra êm đềm như thế, trong một vụ án Essex và Southampton (1601) năm đó khiến William Shakespeare phải trốn biệt.

Năm 1613 William Shakespeare về quê để nghỉ hưu và sau 3 năm đó thì ông qua đời.

Tiểu sử cuộc đời của nhà văn William Shakespeare

2. Tài năng văn học của William Shakespeare

Các vở kịch, bài thơ của ông được chuyển thể thành 420 phim truyện và phim truyền hình.

Có lẽ vở kịch Romeo Và Juliet đã trở thành vở kịch về tình yêu bất hủ với mọi thời đại. Vở kịch này rất nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của William Shakespeare. Romeo và Juliet xoay quanh câu chuyện tình yêu đầy cảm động của hai người. Tuy nhiên cả hai bên có sự xung động gay gắt của hai gia tộc vậy nên chẳng ai tác thành cho tình yêu ấy. Không vì lý do này mà Romeo cùng Juliet từ bỏ tình yêu của mình. Vì tình yêu cả hai đã bất chấp tất cả, vượt qua những định kiến, lễ giáo phong kiến. Mặc dù kết thúc bằng cái chết của Romeo và Juliet nhưng tác phẩm đã truyền cảm hứng cho những người yêu nhau. Đó là đừng bao giờ từ bỏ, dù có khó khăn đến đâu chỉ cần chúng ta kiên định, chúng ta tin tưởng người mình yêu thì tất cả đều sẽ qua. Tình yêu của Romeo và Juliet cảm động khiến người xem không kìm được nước mắt, cho đến thời điểm hiện tại người ta vẫn nhắc về vở kịch này như một tác phẩm bất hủ muôn đời. Sức lan tỏa của vở kịch này rất lớn.

Có thể nói William Shakespeare là một nhà văn đi trước thời đại, ông tạo ra vô số tác phẩm để đời và có sức ảnh hưởng rất lớn trên toàn thế giới. Chỉ một mình ông cũng đủ để thâu tóm cả nền kịch nghệ thế giới. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ như vậy, mỗi tác phẩm một màu sắc và mang đến cho người đọc nhiều sự bất ngờ khác nhau. Sự sáng tạo, sự vĩ đại được thể hiện trong từng tác phẩm ông viết.

Sức ảnh hưởng của William Shakespeare rất lớn, tại nước Anh William Henry Ireland, con của một người bán sách và vật cổ đã làm ra rất nhiều tác phẩm giả mạo của William Shakespeare, tuy nhiên bằng tài năng lươn lẹo của mình “hàng giả mạo” ban đầu vẫn được đánh giá là là chân thực đến nỗi nhiều người đã tin rằng đó là thật.

Tài năng văn học của William Shakespeare

3. Tác phẩm tiêu biểu

As You Like It, Love’s Labour’s Lost, Người lái buôn thành Venice, Giông tố, Đêm thứ mười hai, The Two Noble Kinsmen, A Yorkshire Tragedy, Sir Thomas More, The Puritan, Thomas Lord Cromwell, A Love’s Complaint, Cardenio, The Londo Prodigal, Rome and Juliet, Hamlet,…

4. Những câu nói hay của William Shakespeare

Điều đã được làm không thể vãn hồi

Những ngày tháng vàng son ở trước chúng ta, không phải ở sau ta.

Cái vỏ rỗng tạo ra âm thanh rất lớn.

Đến sớm ba giờ vẫn hơn đến muộn một phút.

Tính tự phụ là mạnh nhất khi ở trong những con người yếu đuối.

Chúng ta biết mình là ai nhưng không biết mình rồi sẽ trở thành ai.

Chẳng có gì xấu hay tốt nhưng suy nghĩ khiến điều đó trở thành như vậy.

Sự ngu dốt là lời nguyền rủa của Chúa trời, tri thức là đôi cánh đưa ta bay tới thiên đường.

Lắng nghe nhiều người, nói với ít người.

Không di sản nào quý bằng lòng trung thực.

Kẻ ngu dốt cho là mình thông thái nhưng người thông thái thì biết mình là ngu dốt.

Yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm tới ai hết.

Khi cha cho con, cả hai đều cười. Khi con biếu cha, cả hai cùng khóc.

Ai cũng coi tính mạng là quý giá nhưng người đáng quý coi danh dự quý giá hơn tính mạng nhiều.

Lời kết

Tài năng và đóng góp của William Shakespeare cho nền văn học của thế giới là vô cùng lớn. Mặc dù các tác phẩm của ông đã đi qua rất lâu, tuy nhiên cho đến hiện tại chúng ta vẫn chưa tìm được một người nghệ sĩ nào vĩ đại như thế. Thế nhưng, cuộc đời của William Shakespeare vẫn là một điều khiến giới nghiên cứu Văn học tò mò bởi nó vô cùng bí ẩn, những thông tin về ông hiện tại vẫn rất ít, nếu có thì chỉ là tác phẩm của ông mà thôi còn đời tư thì vô cùng ít.

Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm và theo dõi Văn học, hy vọng trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của bạn đọc. Chúc các bạn đọc sách và vui vẻ và có nhiều trải nghiệm thú vị tại đây!

Học Ngữ VănNgữ văn THPTTác giả - Tác phẩm

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ

900

Nguyễn Công Trứ là nhà thơ lỗi lạc của Việt Nam, ông được người đời nhớ đến với những vầng thơ ngất ngưởng, sự sáng tạo trong văn chương khiến độc giả thích thú. Hôm nay hãy cùng Văn học tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ trong bài viết dưới đây nhé!

cuoc-doi-va-su-nghiep-sang-tac-cua-nha-tho-nguyen-cong-tru-1

1. Tiểu sử của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1859) là một nhà chính trị, nhà quân sư, nhà thơ Đại Nam thời Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Từ nhỏ Nguyễn Công Trứ đã bộc lộ tài năng của mình, ông nổi tiếng học giỏi, thích văn thơ và tính cách rất phóng khoáng. Sau này khi trưởng thành ông đã trải qua một thời gian vô cùng gian nan và vất vả, mãi cho đến năm 1819 ông mới thi đậu Giải nguyên và làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

Cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ cũng có nhiều thăng trâm khác nhau. Ông được thăng thưởng nhiều lần vì những thành tích nhưng đã không ít lần bị tước chức… ông bị giáng phạt, năm 1841 ông bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha.

Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên trong thời kì này xảy ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng lại được giao cầm quân, làm tướng và đánh đâu thắng đó:

Năm 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành

Năm 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Năm 1835 dẹp giặc Khánh.

Nguyễn Công Trứ góp công rất lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Xiêm năm 1841 – 1845

Trong một câu đối ở những ngày cuối đời, Nguyễn Công Trứ viết như sau:

“Cũng may thay công đăng hỏa có là bao, theo đòi nhờ phận lại nhờ duyên, quan trong năm bảy thứ, quan ngoài tám chín phen, nào cờ quạt, nào mã nào đai, nào hèo hoa gươm bạc, nào võng tía dù xanh, mặt tài tình trong hội kiếm cung, khắp nơi Nam bể Bắc cũng tung hoành, mùi thế trải qua ngần ấy đủ; Thôi quyết hẳn cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng chẳng tiên mà chẳng tục, hầu gái một vài cô, hầu trai năm bảy cậu, này cờ này kiệu, cày rượu này thơ, này đàn ngọt hát hay, này chè chuyên chén mẫu, tay thao lược ngoài vòng cương tỏa, lấy gió mát trăng trong làm tri thứ, tuổi trời ít nữa ấy là hơn.”

Tiểu sử của Nguyễn Công Trứ

2. Phong cách sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ là một người tài hiếm có, cuộc đời của ông trải qua rất nhiều gian khó khác nhau chính vì thế ông luôn đem những trải nghiệm của mình lên trên câu chữ. Nguyễn Công Trứ có một lối viết rất khác người, vậy nên điều mà độc giả thích thú ở ông đó là ông luôn sáng tạo và có một lối đi cho riêng mình. Ông không muốn văn chương là điều lặp lại, mà mỗi tác phẩm nhất định phải có màu sắc riêng.

Bài ca ngất ngưởng thể hiện đúng tâm thế của tác giả và mang đậm dấu ấn cá nhân, cách xưng hô cũng vô cùng khí chất. Nguyễn Công Trứ luôn hiểu rõ vai trò của đấng nam nhi với sự nghiệp bảo vệ đất nước của mình. Ông không trói buộc mình mà sống một cách tự do. Ngày còn trẻ ông nỗ lực để được làm quan, nhưng sau đó ông lại từ bỏ cuộc sống làm quan đầy phức tạp để trở về ở ẩn với cuộc sống tự do tự tại của mình, không bị ai làm phiền mà cũng chẳng làm phiền đến ai. Thái độ sống của Nguyễn Công Trứ luôn khiến chúng ta phải bất ngờ và nể phục. Người khác có nói xấu ông, ông cũng chẳng quan tâm mà điều Nguyễn Công Trứ để ý đó là những thú vui của bản thân như làm thơ, uống rượu, ca hát. Đó là một cuộc sống khiến ai cũng khát khao, làm điều mình muốn, hòa nhập với thiên nhiên.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

Đô mô giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Được mất dương dương người tái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Phong cách sáng tác của Nguyễn Công Trứ

3. Tác phẩm tiêu biểu

Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ có rất nhiều bài thơ hay và mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc khó tả. Có lẽ vì cuộc đời có nhiều thăng trầm chính vì thế ông cho ra đời nhiều bài thơ, bài kịch hay đến như vậy/

Dại khôn, Cảnh xa nhà, Cảm tác lúc về già, Bài ca ngất ngưỡng, Tương tư, Tự tình, Vui cảnh nghèo, Yêu hoa, Vô cầu, Mượn rượu làm vui, Lời tiểu thiếp tự tình, Nợ công danh, Nợ phong lưu, Quen thú vẫy vùng, Thành sự do thiên, Thú rượu thơ, Thú say sưa, Tuổi già cưới vợ hầu, Trường An hoài cổ, Vịnh Thúy Kiều, Vịnh mùa thu, Vịnh mùa hạ,…

4. Nhận định về Nguyễn Công Trứ

Công Trứ là người trác lạc, có tài khí, có tài làm văn, càng giỏi về quốc âm, làm ra thi ca rất nhiều, khí hào mại, phổ đầy trong âm luật; đến nay hãy còn truyền tụng. Trứ làm quan thường bị bãi cách rồi được cất nhắc lên ngay; tỏ sức ở chiến trường nhiều lần lập được công chiến trận. Buổi đầu Trứ lĩnh chức doanh điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn. Khi tuổi già về nghỉ, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thủy, trải sơn 10 năm có cái hứng thú phớt thoảng ra ngoài sự vật. Đến người ta, phần nhiều tưởng đến phong độ khí thái của ông. Sau khi Trứ mất, các huyện ấp do ông lập ra đều dựng đền để thờ. –  Đại Nam liệt truyện

Ở đời có ba điều bất hủ: Một là lập công. Hai là lập đức. Ba là lập ngôn… Trong ba điều ấy, có được một vẫn đã khó, mà gồm được cả ba chưa dễ mấy ai. Thường xét nước ta, có một bậc vĩ nhân. Nói về công thời rất lớn. Nói về đức thời đức rất dày. Mà nói về ngôn thời ngôn luận văn chương rất có giá trị. Nước nhà có được một bậc vĩ nhân như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, không nên tượng đồng bia đá hay sao? – Giáo sư Lê Thước

Nhận định về Nguyễn Công Trứ

Tiếng nói chí nam nhi là chủ đến lớn nhất tập trung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ thuở hàn vi và thời làm quan đắc chí. – Nguyễn Đăng Na

Lời kết

VanHoc.Net hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Chúc bạn có kết quả học tập thật tốt với bộ môn Ngữ văn và đừng quên hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi ở những bài viết tiếp theo nhé!

Học Ngữ VănNgữ văn THPTTác giả - Tác phẩm

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trung Thành

832

Nguyễn Trung Thành được biết đến là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, ông được độc giả biết đến nhiều nhất qua tác phẩm “Rừng xà nu”, với tài năng của mình Nguyễn Trung Thành thu hút nhiều độc giả qua các tác phẩm lớn, nhỏ khác nhau. Ở bài viết này hãy cùng Văn học tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành nhé!

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trung Thành

1. Tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông có bút danh Nguyên Ngọc, ông sinh năm 1932 tại Quảng Nam.

Nguyễn Trung Thành có khoảng thời gian sống tại mảnh đất Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ chính vì thế ông có sự gắn bó với mảnh đất này. Chính nhờ sự cảm nhận sâu sắc về đất trời, về cuộc sống và ông biết cách khai thác cuộc sống lên trên câu chữ nên sự nghiệp viết văn của Nguyễn Trung Thành thành công rực rỡ. Và cũng trong khoảng thời gian ông ở Tây Nguyên, sự nghiệp của ông có nhiều bước tiến mới.

“Được sống ở Tây Nguyên là may mắn lớn nhất đời tôi. Không có cuộc gặp gỡ với mảnh đất ấy chắc tôi không bao giờ trở thành nhà văn. Tây Nguyên cũng tạo nên tôi, tâm hồn, cuộc đời và rồi văn chương của tôi. – Nguyễn Trung Thành tâm sự.”

Tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Năm 1950, trong thời gian đang học trung học phổ thông, Nguyễn Trung Thành gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam hoạt động ở khu vực Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian được học tập, chiến đấu ông có nhiều kinh nghiệm vậy nên Nguyễn Trung Thành đã làm phóng viên cho Báo Quân đội nhân dân liên khu V, bút danh của ông là Nguyên Ngọc.

Đến năm 1962 Nguyễn Trung Thành trở về miền Nam và hoạt động với vai trò Chủ tịch Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của quân khu V.

Sau chiến tranh, Nguyễn Trung Thành có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.

Tuy nhiên trong sự nghiệp viết văn của mình Nguyễn Trung Thành  có không ít tai tiếng, đặc biệt khoảng đầu thập niên 1990, báo Văn nghệ và một số lãnh đạo Cổng sản lên tiếng phê phán Nguyễn Trung Thành “chệch hướng” sau đó ông nghỉ hưu và người kế nhiệm ông chính là nhà thơ Hữu Thỉnh.

Năm 2001 ông đặt giải thưởng Nhà nước

Năm 2013 ông đạt giải thưởng văn xuôi 2013 của hội nhà văn Hà Nội (Bút ký Các bạn tôi ở trên ấy)

2. Phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Văn phong của Nguyễn Trung Thành mang âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Sinh sống tại vùng đất Tây Nguyên chính vì thế mà sự hào hùng của mảnh đất nơi đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của Nguyễn Trung Thành. Sức sống của con người và những bài học cuộc sống ý nghĩa luôn là chất liệu sáng tác của ông.

Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành không thể kể đến tác phẩm Rừng xà nu, hiện tại tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 12. Nội dung tác phẩm nói đến những điều vô cùng vĩ đại, lớn lao mang ý nghĩa lịch sử dân tộc. Tại mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng, gió có những người anh hùng dũng cảm đứng lên để chống lại kẻ thù đang xâm chiếm nước ta. Hình ảnh cây xà nu là biểu tượng gắn liền với những người đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đất Tây Nguyên, có lẽ chính vì thế mà hình ảnh cây xà nu xuất hiện ở xuyên suốt tác phẩm. Rừng xà nu một tác phẩm xuất sắc, đó là lòng tự hào dân tộc, tự hào về những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất chống lại giặc ngoại xâm.

“Ba năm đi lực lượng, bữa nay Tnú mới có dịp ghé về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn dẫn anh về. Ngày anh ra đi nó mới đứng đến ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Bây giờ nó mang một khẩu súng trường Mát, dẫn anh đi. Vẫn là con đường cũ, qua cái nà bắp đã trồng sắn và cây pom chu vắt lên hai cái dốc đứng sững đã được cắt ra từng bực, chui qua một rừng lách rậm ngày mưa thì vô số vắt lá, rồi đến cái làng nhỏ của anh. Nhưng nếu không có người dẫn, chắc chắn T nú không dám đi một mình. Đường cũ nay chằng chịt hầm chông, hố chông, cứ mười phút lại gặp một giàn thò chuẩn bị sẵn, cần thò căng như dây ná, đánh một phát chắc chắc chắn gãy đôi ống quyền, lưỡi thò từng đôi, từng đôi gác lên giàn, sắc lạnh. Thằng bé Heng lớn lên cũng ít nói như những người dần Xô Man này.

Phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành

3. Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Đất nước đứng lên, Mạnh nước ngầm, Cát cháy, Đường chúng ta đi, Các bạn tôi ở trên ấy, Lắng nghe cuộc sống, Nghĩ dọc đường, Tản mạn nhớ và quên, Tháng Ninh Nông, Đất Quảng, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Bằng đôi chân trần, Rừng xà nu, Có một đường mòn trên biển Đông.

4. Nhận định về Nguyễn Trung Thành

Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn tài năng và tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn (1945 – 1975) – Nguyễn Đăng Mạnh

Nguyễn Trung Thành là một trong những người đã tạo ra được bản sắc, phong cách và tính sáng tạo độc đáo của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tính cách năng động, tấm lòng chân thành đã thanh khiết hóa tâm hồn con người và ươm mầm văn hóa cho tương lai.

Con đường sáng tác mà Nguyên Ngọc đã đi qua với những thành công và chưa thành công đã nói trên thật ra chưa dài lắm so với toàn bộ quá trình sáng tác của anh… Nhưng nó vẫn là một chặng đường nhiều ý nghĩa. – Giáo sư Phong Lê

Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn người ở tài văn. Không có thực tài, không thể viết được như thế. – Trần Đăng Khoa

Nguyên Ngọc đi nhiều nhưng không chỉ để ngao du sơn thủy, không đi chỉ để thưởng thức phong cảnh, không lang bang phiêu bạt chỉ để nhìn ngó nghe ngóng lớt phớt, mà đi như vậy là cách ông nhập thân vào với thực trạng đất nước và dân tình để có thể không ngừng suy nghĩ và viết, thực thi nghĩa vụ nhà văn theo đúng với tín nhiệm nhân sinh và văn chương của ông – nhà văn Bảo Ninh

Nguyên Ngọc là người có lòng yêu nước nồng nàn, cương trực, có những suy nghĩ sâu sắc nhằm đóng góp cho đất nước. – Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Người cầm bút chân chính, luôn tự hào về tên tuổi của mình. Phải từ bỏ bút danh từng nổi tiếng trước đó mà bản thân đã gây dựng để chọn một bút danh mới cũng là hành động yêu nước và văn hóa chọn bút danh cũng là văn hóa yêu nước.  – Phạm Phú Phong

Lời kết

Những tác phẩm, lời văn của Nguyễn Trung Thành luôn đem lại nguồn sống dào dạt cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và quan tâm đến các bài viết của Văn học, chúc các bạn học tập thật tốt!

Học Ngữ VănNgữ văn THPTTác giả - Tác phẩm

Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê của nhà văn Thạch Lam

939

Thạch Lam nổi tiếng là nhà văn có những tác phẩm hay đến rung động lòng người. Ông chuyên viết thể lại truyện ngắn, tuy những mẩu truyện ấy vô cùng đơn giản nhưng lại khiến người ta không khỏi ngậm ngùi thương xót cho số phận bất hạnh của người dân nghèo. Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác chúng ta không thể nào không nhắc đến tác phẩm “Nhà mẹ Lê”

Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê của nhà văn Thạch Lam

Cảm nhận về truyện ngắn Nhà mẹ Lê

Nhà mẹ Lê kể về gia đình một người mẹ tên Lê với hoàn cảnh rất éo le, người mẹ ấy phải tần tảo sớm hôm để kiếm tiền nuôi đàn con của mình. Tác phẩm giúp chúng ta hiểu được sự thiêng liêng của tình mẫu tử.

Đầu truyện nhà mẹ Lê hiện lên với hoàn cảnh vô cùng khó khăn. “Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.” Nhà đông con, vậy mà chừng ấy con người phải chen chúc trong một khoảnh rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa đông khi trời rét mẹ Lê phải rải ổ rơm đầy nhà, tất cả các con cùng mẹ nằm ngủ trên đó. Thạch Lam miêu tả ổ rơm mẹ con nằm lên không khác gì “ổ chó” cách miêu tả vô cùng chân thật, đủ để người đọc hình dung được sự khó khăn của người mẹ này.

Mẹ Lê không giống như những người phụ nữ khác, mẹ chẳng còn thời gian để nghĩ đến cái đẹp hay chăm chút cho bản thân mình nữa. Mẹ phải gồng gánh trên vai trách nhiệm nuôi đàn con của mình khôn lớn, bà làm gì còn thời gian để nghĩ đến những thứ khác. Nghĩ mà thương xót cho số phận của mẹ Lê, làm quần quật để kiếm tiền nuôi một đàn con thơ. Sự hy sinh của mẹ thật cao cả.

Mẹ Lê phải gồng gánh trên vai trách nhiệm nuôi đàn con của mình khôn lớn

Hoàn cảnh gia đình đông con, nghèo khó vậy nên sáng nào mẹ Lê cũng phải dậy từ rất sớm, dù thời tiết có nắng gắt hay lạnh đến cắt da cắt thịt thì mẹ Lê vẫn không từ bỏ. Mẹ dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn mẹ vui lắm, mặc dù có vất vả nhưng chỉ cần nghĩ đến đàn con thơ ở nhà mẹ lại có động lực làm rất lớn để nuôi con.

“Những đêm sáng trăng mùa hạ, cả phố bắc chõng ngoài đường, vì trong nhà nào cũng nóng như một cái lò, và hàng vạn con muỗi vo ve.” Mọi người ngồi nói chuyện với nhau rất vui vẻ, họ lúc ấy chỉ biết rằng giây phút hiện tại thật sự khiến mọi người đều hạnh phúc mà quên mất cái nghèo vẫn đang đeo bám lấy họ mỗi ngày. Rồi tiếng hát lanh lảnh của bác Đối gái, đã đem hết tiền buổi xe kiếm được của chồng vào hiệu Khách mua một cân táo tàu rồi nằm võng vừa nhau, vừa hát. Khung cảnh ấy, thật bình yên biết bao, những người nông dân nghèo họ biết cuộc sống ngày mai, tương lai của mình còn chưa biết đi về đâu, liệu một ngày nào đó mình có đói rét hay không? Họ chỉ biết họ muốn tận hưởng giây phút vui vẻ của ngay lúc này thôi. Có lẽ hạnh phúc chỉ đơn giản như vậy.

Đến mùa đông khi cánh đánh lúa đã được gặt, lúc này không ai còn thuê mẹ Lê đi làm mướn nữa. Trước cái lạnh cắt da cắt thịt ấy mẹ Lê đành bất lực nhìn đàn con nheo nhóc ở nhà đói rét. Tuy vậy, các con của mẹ Lê hiểu được hoàn cảnh gia đình nên từ sáng sớm thằng Ba ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng.

Trước cái lạnh cắt da cắt thịt ấy mẹ Lê đành bất lực nhìn đàn con nheo nhóc ở nhà đói rét.

Mùa đông đến không ai thuê mẹ Lê, khi thấy các con phải chịu đói liên tục qua ngày. Mẹ Lê thấy đứa nào đứa nấy đều ốm đi. Trong một lần đi xin ăn, mẹ Lê bị người ta thả chó ra cắn cho đến chết. “Người trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma nhỏ ở đầu làng.”

Những ngày sau đó người ta thấy mấy đứa con của mẹ Lê ngồi ở vỉa hè. Thằng Tý hiểu chuyện dỗ thằng Hy đang khóc và nói rằng mẹ đang đi chợ, một lát nữa sẽ về. Nhưng ai nấy đều hiểu rằng mẹ Lê đã đi xa, sẽ không trở về với đàn con thơ nữa. Người ở lại thật đáng thương, cái nghèo, cái đói khiến con người ta đi vào đường cùng, chẳng biết cái nghèo còn đeo bám họ đến khi nào.

Không ngẫu nhiên mà Thạch Lam xây dựng nên hình tượng mẹ Lê lam lũ vất vả như thế, mà ông mượn hình ảnh mẹ Lê để nói lên cái nghèo khổ trong xã hội ngày trước. Người phụ nữ dùng một đời của mình để nuôi con. Hiện thực thì luôn tàn khốc hơn so với những gì chúng ta tưởng tượng, cuộc sống không phải lúc nào cũng “yêu thương” con người. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy mẹ Lê vẫn không ngừng đi làm để nuôi đàn con thơ, chỉ có một điều tiếc nuối đó là mẹ Lê qua đời, để lại một đàn con thơ, ai nấy đều xót thương cho số phận của người nghèo. Thế nên người ta có câu “Nghèo hay xui lắm” cũng chẳng sai, rồi những đứa con thơ của mẹ Lê phải biết làm sao, chúng biết dựa vào ai khi mẹ đã đi xa không trở lại nữa.

Trích đoạn hay trong Nhà mẹ Lê

Mấy năm sau, sự kiếm ăn ngày một thêm khó khăn. Buổi chợ họp không đông đúc như trước và vãn sớm. Những tiếng nói chuyện trong sương lúc mờ sáng của các người hàng sáo gánh gạo trên đê để đem xuống huyện bán, người ta không nghe thấy nữa. Cái đói kém đến chen lấn trong phố chợ. Bác Hiền ngày nào cũng gánh hàng đi rồi lại gánh hàng về. Còn thường thấy bác Đối kéo cái xe không, đi lảng vảng trong huyện và vợ bác cũng không hay nằm võng hát trống quân nữa. Bác Lê trong lúc ấy đi khắp các nhà trong làng xin làm mướn, nhưng các nhà có ruộng không ai mướn. Bác có làm không công, người ta cũng chỉ cho nửa bát gạo, đùm bọc về không đủ cho ba đứa con ăn. Những ngày nhịn đói dần dần liên tiếp nhau luôn. Bác Lê thấy đàn con ngày một gầy gòm, buổi chiều bác mệt nhọc chán nản trở vềm hỏi thằng cả xem nó đánh được ít cá nào không, thì nó buồn rầu khẽ lắc đầu, trả lời rằng các hồ ao người ta đã cấm không cho nó thả lờ nữa.

Trích đoạn hay trong Nhà mẹ Lê

Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội. Đàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm vì đèn đóm không có nữa. Mấy gia đình ở phố chợ đều đói rét, khổ sở. Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm mà chịu khổ một mình, không than thở với hàng xóm láng giềng, bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau.