Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THPT

Nghị luận xã hội về ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ

861

Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất đời người, đây là thời điểm tốt nhất để mỗi người có thể thực hiện những điều mình mong muốn, sống với đúng đam mê của bản thân. Ước mơ chính là kim chỉ nam giúp một người có động lực vào cuộc sống và là mục tiêu của chúng ta.

Nghị luận xã hội về ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ

Ước mơ là gì? Ước mơ chính là khát khao và mong muốn của con người nhằm đạt được một mục tiêu nào đó trong cuộc sống, đó có thể là được làm công việc yêu thích, được trở thành hình mẫu mình mong muốn. Khi có ước mơ, con người sẽ có mục đích sống và mỗi ngày họ đều nỗ lực để biến ước mơ của mình thành hiện thực, để từ đó chúng ta sống có ý nghĩa và đóng góp cho xã hội.

Trong cuộc sống hầu như ai cũng đều có ước mơ cho riêng mình, ước mơ đó có thể lớn cũng có thể nhỏ tuy nhiên đó chính là thứ tạo động lực giúp chúng ta bước tiếp. Ước mơ ngày còn trẻ con vô cùng đơn giản, đó là nhìn thấy diễn viên, ca sĩ trên tivi chúng ta liền khao khát có thể được đứng trên sân khấu, nhận được vô vàn sự tán dương, ủng hộ từ mọi người. Tuy nhiên, đến độ tuổi trưởng thành định nghĩa về ước mơ của chúng ta dần thay đổi, lúc này có người chỉ mơ ước ngày được ăn đầy đủ 3 bữa, có quần áo mặc, làm được một công việc mình yêu thích là đủ rồi. Tất cả những điều này đều là đích đến hạnh phúc của con người, để chúng ta mỗi ngày đều nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ luôn là động lực thúc đẩy giới trẻ hành động. Mỗi người trẻ đều mang trong mình ước mơ về một tương lai tốt đẹp hơn, về một phiên bản giới hạn về bản thân. Khi đang ở độ tuổi đẹp nhất, có sức khỏe, có thời gian chúng ta nhất định phải phấn đấu làm những điều có ích cho xã hội.

Những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ luôn là động lực thúc đẩy giới trẻ hành động.

Trong cuốn sách “Dám mơ lớn đừng hoài phí tuổi trẻ” tác giả Lư Tư Hạo có viết một đoạn như thế này: “Kế hoạch mà không được thực hiện thì chi bằng đừng lên kế hoạch, một ý tưởng không được biến thành hành động thì chẳng khác nào không có ý tưởng. Đừng rối bời, đừng do dự, nghĩ gì thì hãy làm nấy. Đừng trì hoãn, việc hôm nay chớ để ngày mai. Bịt chặt tai lại, chuyên tâm vào việc trước mắt, đừng để bị quấy nhiễu, cũng đừng vội nghĩ tới kết quả.”

Ước mơ sẽ thành hiện thực nếu bạn chuyên tâm nỗ lực, ngày đầu tiên học tiếng Anh bạn thấy vừa mệt mỏi, vừa chán nản. Ngày thứ hai, thứ ba,… và thứ mười vẫn chưa nhìn thấy kết quả bạn lại càng chán nản hơn. Tuy nhiên, nếu kiên trì học tiếng Anh chỉ 2,3 tháng sau bạn đã nhìn thấy sự thay đổi của bản thân. Mặc dù bạn chưa thông thạo tiếng Anh ngay nhưng thứ bạn học được chính là sự kiên nhẫn, rèn luyện tinh thần chăm chỉ cho bản thân.

Thay vì nói câu “Tôi không thể” hãy thay nó bằng “Tôi sẽ nỗ lực”, cuộc sống không có giới hạn. Dám nghĩ, dám làm sẽ mang đến cho bạn kết quả bất ngờ, cuộc sống ý nghĩa nhất là khi chúng ta không ngừng mơ ước. Ước mơ cũng giống như gia vị của cuộc sống vậy, nếu nấu ăn không bỏ gia vị thì sẽ nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống mà không có ước mơ là cuộc sống nhàm chán. Khi cuộc sống mang đến cho bạn vô vàn khó khăn, đừng quá lo lắng hay bất an, hãy tìm cách vượt qua, bởi người trưởng thành cần phải đối diện với khó khăn, chạy trốn không phải là cách.

Cuộc sống của bạn do chính bạn quyết định, đừng vì câu nói của người khác mà từ bỏ ước mơ của mình. Người khác có thể chê bạn, cười bạn nhưng bạn nhất định không được đánh mất niềm tin vào bản thân. Nếu vì câu nói của ai đó, sự phán xét của mọi người mà bạn vứt bỏ ước mơ của mình thì thật đáng tiếc. Người khác không sống hộ cuộc đời của chúng ta, chỉ có bạn mới là người tận hưởng cuộc sống này theo cách mình mong muốn. Bỏ ngoài tai lời nói của người khác, sống cuộc sống bạn mơ ước, không ngừng theo đuổi những gì mình yêu thích, đây mới gọi là cuộc sống ý nghĩa!

Cuộc sống của bạn do chính bạn quyết định, đừng vì câu nói của người khác mà từ bỏ ước mơ của mình.

Khi chia sẻ về con đường trở thành ca sĩ nổi tiếng nhất nhì Việt Nam, ca sĩ Sơn Tùng MTP đã phát biểu rằng: “Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được.” Thuở mới vào nghề Sơn Tùng nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực từ khán giả, thậm chí nhiều người còn đặt điều nói xấu anh này ở khắp mọi nơi trên mạng xã hội. Một chàng trai với ước mơ được hát, được cháy hết mình với đam mê của mình. Tuy nhiên con đường trở thành ca sĩ nổi tiếng của Sơn Tùng chưa bao giờ là dễ dàng, anh phải trải qua tháng ngày tiêu cực vì bị anti fan xúc phạm, chửi bới và rất nhiều scandal chấn động khác. Thế nhưng không vì những khó khăn ấy mà Sơn Tùng từ bỏ ước mơ của mình, với những thành công hiện tại Sơn Tùng chính là minh chứng cho việc chỉ cần bạn nỗ lực theo đuổi ước mơ của mình, thành công sẽ theo đuổi bạn.

Tuy nhiên xã hội hiện nay có không ít người trẻ suốt ngày chỉ biết mơ mộng, không chịu nỗ lực. Những người này chỉ biết tự vẽ cho mình một tương lai vô cùng tốt đẹp, nhưng họ chỉ nằm ở nhà, chờ đợi một cơ hội tốt đến với mình. Thực tế, nếu chỉ biết ngồi nghĩ về tương lai, không chịu nỗ lực, ước mơ sẽ mãi là ước mơ không thể trở thành hiện thực. “Siêng ăn, nhác làm” là thực tế phổ biến hiện nay. Tình trạng thích nghe kinh nghiệm của người thành công nhưng không muốn nỗ lực cũng xuất hiện rất nhiều. Khi chúng ta lên kế hoạch để tạo cảm giác “an toàn” cho bản thân mà không nỗ lực chỉ để an ủi bản thân một chút mà thôi.

Ước mơ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Và chắc chắn rồi trên hành trình chinh phục ước mơ ấy chưa bao giờ là dễ dàng với một người. Khó khăn, thử thách sẽ là bài toán thử thách độ kiên trì của chúng ta. Khi thất bại, hãy nhìn lại hành trình của mình để rút kinh nghiệm từ thất bại ấy. Ước mơ cần sự thực tế, phù hợp với năng lực của bạn, nếu đặt mục tiêu ước mơ xa rời tầm với chúng ta sẽ nhanh chán nản và dễ bỏ cuộc.

Chúng ta mỗi người chỉ sống một lần, tuổi trẻ rất nhanh sẽ trôi qua, vậy nên đừng bao giờ ngừng mơ ước.

Chúng ta mỗi người chỉ sống một lần, tuổi trẻ rất nhanh sẽ trôi qua, vậy nên đừng bao giờ ngừng mơ ước. Hãy sống với đam mê của mình, nỗ lực mỗi ngày để cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Chúc cho tất cả chúng ta có một tuổi trẻ rực rỡ nhất!

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THCS

Nghị luận xã hội về câu nói Học đi đôi với hành

549

Từ xưa đến nay, dù trong bất cứ thời đại nào thì việc học luôn được ưu tiên lên hàng đầu. Học tập đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết học đúng cách, học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn của chúng ta. Chính vì thế câu nói “Học đi đôi với hành” được ông cha ta lưu truyền đến ngày nay với ý nghĩa dù học gì đi chăng nữa thì việc thực hành là vô cùng quan trọng.

Nghị luận xã hội về câu nói Học đi đôi với hành

Học và hành là gì? Học là hoạt động tiếp thu tri thức của con người, khi chúng ta còn bé điều chúng ta học đó là học nói, học ăn và học đi. Lớn hơn một chút chúng ta sẽ được đến trường để học tri thức. Khi nhận được sự chỉ dạy tận tình từ thầy cô, từ sách vở chúng ta sẽ có góc nhìn khác về cuộc sống. Từ trước đến nay, việc học chưa bao giờ là dễ dàng với mỗi người, tuy nhiên nếu không học đến nơi đến chốn, chúng ta sẽ không có tri thức mà không có tri thức sẽ không trở thành một người tài giỏi. “Hành” ở đây có nghĩa là thực hành, dù kiến thúc chúng ta học có nhiều đến thế nào, nhưng không áp dụng nó vào thực tế thì cũng bằng không.

Học đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng đắn và mang lại hiệu quả. Khi chúng ta chỉ học lý thuyết mà không có thực hành thì đó gọi là học vẹt, không thể nhớ kiến thức lâu. Ngược lại khi vừa học lý thuyết lại có thực hành chúng ta sẽ nhớ bài học lâu hơn, việc học cũng trở nên gần gũi hơn rất nhiều. Thực tế bên ngoài cuộc sống chúng ta sẽ phải va chạm, sẽ phải học từ những vấp ngã chứ nó không đơn giản là câu từ trong sách vở. Vậy nên muốn làm chủ kiến thức người học bắt buộc phải áp dụng việc thực hành vào thực tế.

Học đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng đắn và mang lại hiệu quả.

Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng ta không thể tách rời nhau. Có rất nhiều cách để chúng ta áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế. Người học cần thông qua những kiến thức đã được học để áp dụng vào thực tế. Vậy nên việc học không chỉ dừng lại ở ghế nhà trường, ngồi ngay ngắn vào bàn mới được gọi là học. Chúng ta cần đi ra thế giới ngoài kia, đi học, đi làm để biết được thực tế khắc nghiệt như thế nào, để biết được thực hành quan trọng ra sao. Muốn học tập có kết quả, chúng ta cần phải thường xuyên thực hành, ví dụ đi học chúng ta biết được viết đọc sách rất tốt, vậy bạn cần biến đọc sách trở thành thói quen trong cuộc sống của mình, thay vì chỉ để một đống sách ở nhà và không bao giờ đọc.

Thực tế đã chứng minh, nếu chúng ta vừa học vừa hành sẽ mang lại kết quả tốt. Ví dụ khi bạn muốn giỏi môn tiếng Anh nhưng bạn chỉ học nghe, đọc, viết nhưng không học nói, bạn sẽ không thể nâng cao khả năng của mình. Chính vì thế, muốn học tốt tiếng Anh một cách toàn diện bạn cần không ngừng thực hành tiếng Anh của mình. Hay học môn Hóa học cũng vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết ở sách giáo khoa mà bản thân người học cần phải thực hành bài vở ở phòng thí nghiệm. Giống như việc đọc sách cũng vậy, có rất nhiều cuốn sách hay, có nhiều người đọc rất nhiều sách nhưng họ vẫn không thể tốt lên hay có sự thay đổi theo hướng tích cực. Đó là bởi vì họ không chịu áp dụng lý thuyết từ sách lên thực tế. Nếu bạn chỉ thích đọc chuyện truyền cảm hứng của người thành công nhưng bạn không nỗ lực vậy thì chắc chắn rồi, bạn không thể thành công.

Nếu bạn chỉ thích đọc chuyện truyền cảm hứng của người thành công nhưng bạn không nỗ lực vậy thì chắc chắn rồi, bạn không thể thành công.

Ngày nay có không ít học sinh, sinh viên ở trên trường đạt được kết quả rất cao. Thế nhưng khi ở nhà để nấu một bữa ăn đơn giản hay đơn giản là dọn dẹp nhà cửa một cách tử tế họ không làm được, khi đi xin việc chẳng viết nổi một bản CV xin việc hoàn chỉnh,… và rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khác. Hay một học sinh có kết quả học tập môn Giáo dục công dân rất tốt, tuy nhiên khi đi ra ngoài đường nhìn thấy người khác gặp nạn, em này đã bỏ đi mà không dừng lại giúp đỡ. Điều này như một hồi chuông cảnh báo về việc chỉ học lý thuyết mà không thực hành nên khi bước chân ra cuộc sống nhiều người vẫn “mơ màng” không có định hướng. Một bằng khen hay sự công nhận từ người khác không quan trọng bằng kinh nghiệm mà bạn tích lũy được. Học lý thuyết cần đi kèm với thực hành mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Hiện tại có không ít học sinh chỉ học mà không hành, dẫn đến nhiều lỗ hổng trong giáo dục. Nhiều em học trước quên sau, không có sự chủ động trong học tập, để đối phó lại các cuộc thi nhiều em chỉ học vẹt, học tủ nhưng lại không thật sự hiểu rõ bản chất của bài học vậy nên việc học trước quên sau là điều dễ hiểu. Khi chúng ta xem học như một nhiệm vụ, không có bất cứ sự yêu thích nào mà học vì áp lực từ bố mẹ, nhà trường điều này khiến cho học sinh dễ chán, không có tinh thần học. Việc học như thế này sẽ không đem lại kết quả tốt cho người học, ngược lại nó còn khiến người học trở nên vô cùng căng thẳng, không thể trở thành một học sinh giỏi.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải ý thức được việc học tập làm sao cho hiệu quả. Không chỉ học khi ở trường lớp, mà sau giờ lên lớp học sinh cần chủ động tìm tòi tài liệu, học thêm và học mọi lúc mọi nơi. Mang lý thuyết học được áp dụng vào thực tế cuộc sống. Sáng tạo nhiều cách học khác nhau như vẽ sơ đồ tư duy, tóm tắt bài học và ôn luyện kiến thức thường xuyên. Học tập bạn bè, thầy cô, sách vở, từ người thân của mình cũng là một cách giúp chúng ta nhanh chóng tiến bộ.

Lý thuyết sẽ mãi là đống chữ vô nghĩa trên vở nếu chúng ta không áp dụng nó vào thực tế. Học lý thuyết và thực hành cần cân bằng, chúng ta không thể học nhiều lý thuyết bỏ bê thực hành và ngược lại. Khi hai phương pháp học đi đôi với hành được áp dụng chúng ta sẽ thấy được sự kỳ diệu từ sách vở, nó giúp con người thay đổi cuộc sống.

Qua câu nói “Học đi đôi với hành” chúng ta càng hiểu rõ hơn về vai trò của việc áp dụng kiến thức vào cuộc sống.

Qua câu nói “Học đi đôi với hành” chúng ta càng hiểu rõ hơn về vai trò của việc áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Học lý thuyết suông sẽ không giúp ích gì cho đời sống của chúng ta, mỗi người cần phải vừa học, vừa hành mới mang lại kết quả tốt. Và khi hiểu đúng về phương pháp học tập, chúng ta mới có thể trở thành học sinh chăm chỉ, có kết quả cao trong học tập và thành công trong cuộc sống.

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THCS

Nghị luận xã hội về tính kỷ luật ở học sinh

710

Muốn thành công chúng ta bắt buộc phải chăm chỉ, luôn tuân thủ mọi luật chơi của “cuộc sống” và để đạt được điều đó chúng ta cần kỷ luật bản thân rất cao. Thực tế đã chứng minh, những người thành công có tính kỷ luật rất cao trong công việc của họ.

Nghị luận xã hội về tính kỷ luật ở học sinh

Kỷ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc được đặt ra trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc, cuộc sống. Khi chúng ta kỷ luật trong cuộc sống thì các vấn đề đều nằm tầm kiểm soát của bạn. Điều này khiến cho cuộc sống của chúng ta diễn ra một cách thuận lợi hơn.

Nhờ có tính kỷ luật mà chúng ta kiên trì với mục tiêu của mình hơn, làm việc cảm thấy có hứng thú và quyết tâm chinh phục mục tiêu của mình đến cuối cùng. Tinh thần làm việc hăng say, không nản chí khi gặp khó khăn và tính kỷ luật khiến chúng ta có thêm động lực để làm việc.

Một người sống không có kỷ luật họ sẽ học bài, làm việc một cách tùy hứng, không có bất kỳ nguyên tắc nào. Nằm ở nhà chơi game, xem tivi sẽ thích thú hơn với việc ngồi vào bàn học bài, khi chúng ta không kỷ luật mình, bạn sẽ chơi game, xem tivi vô tội vạ, không có tâm trí cho việc học. Cuộc sống này rất cần sự kỷ luật, bởi nếu không kỷ luật bạn sẽ trở thành một người lười biếng, thích trì hoãn.

Trong cuốn sách “Càng kỷ luật càng tự do” có một đoạn trích rất hay như thế này: “Bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ nhất, nỗ lực trong thái độ sống, vượt qua khó khăn trong việc gây dựng những thói quen tốt, mọi thứ không khó như bạn nghĩ đâu. Nếu bạn quyết tâm hừng hực nhưng chỉ được tầm ba phút, mọi chuyện đương nhiên sẽ chẳng thành. Nhưng mỗi ngày bạn cố hơn vài phút, vài giờ. Ngày hôm sau cố hơn hôm trước một chút, và quan trọng nhất. Đừng dừng lại. Bản thân bạn sau này sẽ cảm ơn chính mình vì đã tiếp tục.” Kỷ luật là một yếu tố đưa chúng ta đến với thành công, sự trì hoãn, sự lười biếng sẽ là hòn đá ngáng đường chúng ta. Vậy nên chúng ta cần phải kỷ luật bản thân rất nghiêm túc mới có thể sống một đời tự do.

Kỷ luật là một yếu tố đưa chúng ta đến với thành công, sự trì hoãn, sự lười biếng sẽ là hòn đá ngáng đường chúng ta.

Đặc biệt là môi trường học đường đều có những quy định phù hợp với giáo dục. Trường học là nơi mang lại giá trị tri thức cho học sinh, vì thế môi trường này cần phải giúp học sinh chăm chỉ, không ngừng học hỏi để trở thành công dân có ích cho đất nước. Nhà trường luôn có những quy định như ngồi trong giờ học phải nghiêm túc ngồi ngay ngắn, lắng nghe bài giảng của thầy cô, về nhà cần làm bài tập đầy đủ, khi nhà trường tổ chức các hoạt động học sinh cần tích cực tham gia. Việc tuân thủ các quy định của nhà trường giúp học sinh nghiêm túc hơn với việc học và rèn luyện bản thân trở thành một người sống có nguyên tắc.

Thực tế cho thấy, có không ít học sinh ngày nay vẫn đang chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tính kỷ luật. Nhiều em thường xuyên đi học muộn, không làm bài tập, nói chuyện riêng trong giờ học. Vấn nạn học sinh bạo lực học đường, nói tục chửi thề diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Những vấn nạn này tạo nên hình ảnh vô cùng xấu xí của nhà trường. Khi không kỷ luật bản thân chúng ta dễ rơi vào tình trạng không nghiêm túc với việc học, khi tuân thủ các quy định của nhà trường, lớp học đặt ra chúng ta sẽ cư xử một cách văn minh, nhã nhặn và không sa vào những tệ nạn xã hội. Ở môi trường học đường bạn bè phải giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ. Hay đơn giản là việc chúng ta tuân thủ mặc quần áo chỉnh tề, đi học không trang điểm, không nhuộm tóc hay sơn móng tay. Nhắc đến học sinh là nhắc đến những nét đẹp thuần khiết, mộc mạc vậy nên học sinh cần phải giữ gìn nét đẹp ấy.

Thực tế cho thấy, có không ít học sinh ngày nay vẫn đang chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tính kỷ luật.

Nguyên nhân khiến học sinh không kỷ luật bản thân đó là học sinh có tính tự cao, không muốn thay đổi bản thân. Nhiều em muốn thể hiện bản thân mình với các bạn bè vậy nên cố tình không chấp hành quy định của nhà trường. Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi về phía học sinh, mà sự thiếu kỷ luật này còn đến từ khâu quản lý của nhà trường đôi khi chưa được chặt chẽ. Bố mẹ cũng là người chịu trách nhiệm cho con cái của mình, sự thiếu quan tâm con cái, không hướng con đến lối sống tích cực từ bố mẹ cũng là nguyên nhân khiến học sinh trở nên thiếu kỷ luật.

Hậu quả của việc sống không kỷ luật, không tuân theo nội quy nhà trường đặt ra sẽ ảnh hưởng đến tập thể lớp, đến trường học. Trường học sẽ mất hình ảnh với phụ huynh, xã hội. Thiếu tính kỷ luật học sinh trở nên lười biếng trong học tập, không phấn đấu để đạt kết quả cao mà chỉ ham mê chơi bời. Từ đó, số lượng học sinh yếu kém, đạo đức xuống cấp ngày càng tăng cao. Tình trạng bạo lực học đường ở học sinh diễn ra ngày càng phổ biến và tỉ lệ học sinh phạm tội cũng tăng.

Vấn đề kỷ luật ở trường học cần được quản lý chặt chẽ hơn từ các thầy cô và nhà trường, bởi tương lai của đất nước đều phụ thuộc vào sự chăm chỉ học tập của các em ngay hiện tại. Ví như học sinh phải lễ phép với thầy cô, luôn tôn trọng người lớn tuổi. Học sinh phải luôn giúp đỡ bạn bè, những người khó khăn khác, bởi nhân cách là một điều vô cùng quan trọng, là thước đo đánh giá một con người. Một học sinh lúc nào cũng tuân thủ các quy định của trường lớp sẽ luôn nhận được sự quan tâm của bạn bè, thầy cô. Minh chứng sống đó là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, lúc nào cũng đi học đúng giờ, liên tục nhận được những thành tích tốt trong học tập sẽ luôn nhận được sự ưu ái từ thầy cô.

Muốn bản thân tiến bộ trong học tập và công việc, mỗi người cần tự nhận thức được tầm quan trọng của kỷ luật. Khi chúng ta có nhiệm vụ cần làm, bài tập phải hoàn thành và sách cần đọc xong, chúng ta phải nỗ lực để hoàn thành thay vì lấy lý do để nằm chơi, xem phim. Khi không có bất cứ kết quả nào được tạo ra bạn sẽ không thể trở thành một người công dân có ích cho xã hội.

Muốn bản thân tiến bộ trong học tập và công việc, mỗi người cần tự nhận thức được tầm quan trọng của kỷ luật.

Khi biết được những tác hại của việc không kỷ luật trong cuộc sống chúng ta cần ý thức được việc sống có nguyên tắc, kỷ luật bản thân. Mỗi học sinh cần thiết lập cho mình một kế hoạch học tập, rèn luyện chặt chẽ. Phải xây dựng thói quen tốt, chấp hành đúng các quy tắc của nhà trường đặt ra.

Tổng hợp

Niềm tin là gì? Cách xây dựng niềm tin cho bản thân

792

Niềm tin là một điều cần thiết trong cuộc sống, khi có niềm tin con người như có động lực sống để làm điều mình thích, vượt qua tất cả khó khăn ngoài kia. Vậy làm thế nào để xây dựng niềm tin? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Niềm tin là gì? Cách xây dựng niềm tin cho bản thân

Niềm tin là gì?

Niềm tin là sự tin tưởng vào một điều gì đó tồn tại, đúng đắn và có giá trị nhất định. Niềm tin là sự tin tưởng vào bản thân, một người khác hay một thế lực siêu nhân nào đó. Niềm tin được xây dựng từ chính kinh nghiệm sống của mỗi người, qua giáo dục được hình thành nên, và nó cũng có thể chịu sự ảnh hưởng từ những người xung quanh chúng ta.

Niềm tin có nhiều khía cạnh khác nhau. Niềm tin từ bản thân, từ người khác, tin vào một chân lý sống, vào tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước và niềm tin hướng đến ước mơ, tương lai tốt đẹp hơn. Khi có niềm tin con người sẽ có động lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống để hướng đến mục tiêu của mình.

Niềm tin là gì?

Ý nghĩa của niềm tin

Động lực để vượt qua khó khăn

Cuộc sống luôn có tích cực và tiêu cực tồn tại song song và không phải lúc nào chúng ta cũng thấy vui vẻ, lạc quan. Khi khó khăn ập đến, có không ít người chọn cách tiêu cực để đối diện với vấn đề. Tuy nhiên, nếu có niềm tin chúng ta sẽ không còn thấy sợ hãi trước khó khăn, chúng ta có động lực để vượt qua khó khăn ấy.

Mở rộng các mối quan hệ chất lượng

Trong một mối quan hệ, nếu muốn kết nối với nhau lâu dài chúng ta cần đặt sự tin tưởng vào nhau. Khi chúng ta có lòng tin với một người, chúng ta dễ dàng mở lòng với họ hơn. Hai người có chung mục tiêu, lý tưởng sống khi được kết nối với nhau sẽ là tín hiệu tốt cho sự phát triển cộng hưởng.

Ý nghĩa của niềm tin

Nuôi dưỡng, bồi đắp cho niềm tin mỗi ngày

Niềm tin không phải là một thứ sẵn có, bao giờ chúng ta muốn cũng có niềm tin, nó cần được nuôi dưỡng và bồi đắp mỗi ngày. Để nuôi dưỡng nó mỗi người cần có thái độ sống tích cực, tin tưởng vào chính mình. Tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức và phải học hỏi để nâng cao sự hiểu biết của mình.

Đặt mục tiêu cho bản thân, để ngày hôm nay của chúng ta tốt hơn ngày hôm qua. Việc đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết cũng là điều cần thiết. Khi tin tưởng vào chính mình, không ngừng học tập để rèn luyện bản thân, mỗi ngày bạn đều sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng để làm điều mình thích.

Cách xây dựng niềm tin cho chính mình

Khi chúng ta nỗ lực sống tích cực mỗi ngày, niềm tin cũng sẽ được củng cố từ đó. Đầu tiên, mỗi người cần phải tạo cho mình môi trường sống lành mạnh, nói không với những mối quan hệ tiêu cực, không mang lại giá trị cho cuộc sống của bạn.

Thứ hai, khi nâng cao kiến thức của bản thân bạn sẽ phát hiện ra thế giới này vô cùng rộng lớn, những hiểu biết của chúng ta thì vô cùng nhỏ bé, ước mơ được đi đến mọi nơi, được làm điều mình thích cũng cần được thực hiện và chỉ có niềm tin, có kiến thức mới có thể làm được điều đó.

Cách xây dựng niềm tin cho chính mình

Thứ ba, có mơ ước cũng là điều khiến chúng ta xây dựng niềm tin vững chắc, đó là những mối quan hệ chất lượng. Khi bạn trở thành người luôn có niềm tin vào bản thân, bạn để cho những mối quan hệ xung quanh của mình nhìn thấy điều đó, họ sẽ muốn được ở cùng người yêu thương chính mình, người luôn tỏa ra năng lượng tích cực. Nhận được sự tin tưởng của người khác. Tuy nhiên để làm được điều này bạn phải là người giữ chữ tín, khi đã hứa rồi nhất định phải làm, đừng chỉ nói mà không hành động, xây dựng hình ảnh cá nhân tốt đẹp.

Thứ tư, rèn luyện sự tự tin của bản thân. Sự tự tin giúp chúng ta làm chủ cuộc đời mình, bạn sẽ dám làm những gì mình nghĩ, không chần chừ, không sợ hãi hay trì hoãn. Hãy nhìn những người thiếu tự tin, họ thường xuyên trì hoãn mọi thứ, họ sợ bản thân phải thất bại, họ sợ đủ thứ vậy là họ không làm. Thực tế cho thấy không có thành công nào đến một cách dễ dàng, nếu chúng ta không dám thử, chúng ta sẽ chẳng thể thành công.

Gợi ý đầu sách xây dựng niềm tin cho bạn

1/ Đắc nhân tâm

Đắc nhân tâm là một trong những cuốn sách hay nhất mọi thời đại. Sách liên tục tái bản và nhận được sự quan tâm từ rất đông độc giả. Nội dung sách hướng đến lối sống tích cực, đặc biệt sách sẽ chỉ cho bạn những cách gỡ rối sự phức tạp trong các mối quan hệ. Có thể nói “Đắc nhân tâm” chính là bậc thầy trong giao tiếp.

2/ Nhà giả kim

Nhà giả kim cũng được xem là một cuốn sách của mọi thời đại, Nhà giả kim kể về hành trình của một chàng trai chăn cừu đi tìm kho báu. Trên cuộc hành trình này cậu gặp được một vài người và một vài câu chuyện. Mỗi câu chuyện và mỗi người đều mang lại cho cậu những bài học khác nhau. Nhà giả kim truyền động lực giúp người trẻ theo đuổi ước mơ và sống luôn có sự tin tưởng vào chính mình

3/ Dám mơ lớn đừng hoài phí tuổi trẻ

Tuổi trẻ của chúng ta có những giấc mơ, có những niềm tin khác nhau vào nhiều vấn đề trong cuộc sống. Có người lựa chọn cuộc sống an nhàn, không nỗ lực, cũng có người mỗi ngày đều nỗ lực ngày đêm chỉ khi đạt được mục tiêu của mình họ mới dừng lại. Cuốn sách “Dám mơ lớn đừng hoài phí tuổi trẻ” giúp bạn trẻ thiết lập cuộc sống tích cực, dám mơ lớn để sống một tuổi trẻ không hoài phí.

Những câu nói hay về niềm tin, tạo động lực

Đến một ngày, những giờ làm việc căng thẳng, những ngày học hành không biết mệt mỏi sẽ được ông trời đền đáp xứng đáng. Nhưng trước khi muốn nếm được mùi vị của thành công, bạn phải nỗ lực hết mình đã. (Trích sách Tớ nói tớ ổn nhưng thực ra là – Dương Hạnh)

Sẽ có khoảng thời gian bạn vô cùng chán đời, làm đến đâu hỏng đến đó, một chút ánh sáng trong lòng cũng vụt tắt. Nếu bạn dũng cảm một mình đi trong bóng tối, phía cuối con đường sẽ có mặt trời. (Trích sách: Vẫn ổn thôi kể cả khi bạn một mình – Dương Hạnh)

Những điều vô hình có sức mạnh hơn những điều hữu hình. Gỗ có thể mục, đá có thể mòn. Chỉ có những thứ tưởng như mong manh là ước mơ, hoài bão, ý tưởng và niềm tin là trường tồn mãi mãi. Nếu bạn có thể thay đổi cách người khác nghĩ, cách họ nhìn nhận bản thân mình và thế giới, bạn có thể thay đổi cách sống của họ và đó là điều duy nhất bạn có thể để lại mãi mãi.

Tôi tin tưởng vào bản thân. Tôi tin tưởng vào những đôi tay lao động, vào những bộ óc biết suy nghĩ, và vào những trái tim biết yêu thương. (Trích sách: Mặc kệ nó, làm tới đi – Richard Branson

Điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi bạn biết tin tưởng vào bản thân. Nếu bạn có thể ước mơ. Bạn có thể làm được. – Walt Disney

Niềm tin sẽ là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua khó khăn, giông bão của cuộc đời. Hãy tin tưởng vào bản thân, thiết lập cuộc sống tích cực cho chính mình bạn nhé!

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THCS

Nghị luận xã hội về Lối sống vô cảm hiện nay

673

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nó đòi hỏi con người luôn phải thay đổi liên tục, hòa vào dòng chảy gấp gáp ấy, dường như con người ngày càng sống vội vàng hơn. Khi đồng tiền trở thành “vạn năng” nhiều người đã bất chấp làm mọi thứ để có được tiền, chúng ta dần dần lãng quên mất tình yêu thương trong cuộc sống. Có phải chăng con người sống ở xã hội hiện đại đang dần vô cảm?

Nghị luận xã hội về Lối sống vô cảm hiện nay

Vô cảm là một loại cảm xúc của con người, sự đặc trưng của nó là sự thờ ơ, không quan tâm đến các vấn đề, sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Người vô cảm, họ sẽ chẳng có cảm xúc thương tiếc hay đau lòng khi chứng kiến nỗi đau, hay sự mất mát nào đó của người khác. Người vô cảm không biết thông cảm cho người khác.

Ngày nay chúng ta dễ dàng nhìn thấy rất nhiều biểu hiện của bệnh vô cảm ở tràn lan trên mạng xã hội. Ví như clip các bạn học sinh đánh nhau và một bộ phận nhóm học sinh đứng ngoài quay video để đăng lên mạng, nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ học sinh nào có động thái báo cáo sự việc với thầy cô hay đứng ra bảo vệ nạn nhân bị bạo lực học đường. Hay những video ghi lại cảnh có người gặp nạn, có rất nhiều người đi qua khu vực ấy nhưng chẳng ai dừng lại giúp đỡ người đang gặp khó khăn. Nhiều năm về trước xuất hiện clip một tài xế chở bia ở Đồng Nai khi gặp nạn khiến phần lớn bia trên xe bị rơi rớt xuống đường, rất nhiều người dân sống ở gần đấy thay vì ra giúp tài xế này thì họ lại “hôi của”. Đây được xem là một trong những thực trạng đáng báo động về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.

Ngày nay chúng ta dễ dàng nhìn thấy rất nhiều biểu hiện của bệnh vô cảm ở tràn lan trên mạng xã hội.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến con người mắc bệnh vô cảm. Đầu tiên có thể kể đến đó là lối sống ích kỷ của một bộ phận, cá nhân chỉ nghĩ đến bản thân mình, không có sự đồng cảm với những người xung quanh. Cũng có thể do tính tình nhút nhác, sợ giúp đỡ người khác sẽ ảnh hưởng đến mình, chính vì thế dần dần những người này họ lựa chọn “vô cảm” với tất cả các vấn đề ở xã hội ngoài kia. Có rất nhiều vụ án xảy ra khi người lừa đảo lợi dụng “tình thương” của mọi người đã tự bịa lên một câu chuyện bi thảm, nhằm kêu gọi từ thiện và trục lợi cá nhân vậy nên nhiều người bắt đầu cảnh giác trước những hoàn cảnh khó khăn.

Sự phát triển của xã hội, công nghệ là thứ tác động lớn đến con người cũng là lý do khiến nhiều người ngày càng vô cảm hơn. Khi đi đâu, làm gì người ta cũng cầm điện thoại, lướt điện thoại suốt ngày, suốt đêm, khiến cho con người ngày càng xa cách nhau hơn, khi ở cạnh nhau nhưng mỗi người chỉ cầm điện thoại, chăm chăm vào những “drama” đang phổ biến trên mạng xã hội. Con người dần lấy vật chất đưa lên hàng đầu, khi sống ích kỷ không nghĩ tập thể mà chỉ cho mình trước, chính vì thế nhiều người dần quên mất trách nhiệm sống vì cộng đồng của mình. Người ta chỉ mong muốn mình có thật nhiều lợi ích, người ta không muốn hy sinh thời gian hay công sức của mình để phụng sự cho xã hội.

Sự phát triển của xã hội, công nghệ là thứ tác động lớn đến con người cũng là lý do khiến nhiều người ngày càng vô cảm hơn.

Lối sống vội vàng của con người cũng phản ánh một phần nào về sự vô cảm. Khi chúng ta ăn uống tạm bợ, ngủ không đủ giấc và kiếm tiền bạt mạng mà quên việc phải sống. Chúng ta dễ dàng bỏ qua gia đình, người thân, bạn bè mà chỉ chăm chăm vào công việc, vào lợi ích của bản thân. Vậy nên chúng ta ít có thời gian để ngồi suy ngẫm lại những thứ đã trải qua với mình. Nhiều em học sinh dính phải những tệ nạn xã hội, suốt ngày chỉ biết ăn chơi lêu lổng, không nỗ lực vì tương lai của mình. Lối sống thiếu lành mạnh này dẫn đến nhiều hệ hụy nghiêm trọng. Khi chúng ta không nhận thức đúng về các nguyên tắc, chuẩn mục đạo đức trong cuộc sống, chúng ta sẽ hành động một cách bản năng, sống ích kỷ không quan tâm đến người khác.

“Đã là con chim chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả?

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Trong cuộc sống khi nhận được sự giúp đỡ từ mọi người chúng ta cần phải biết ơn và giúp đỡ người khác. Nếu chỉ biết “vay”, biết “nhận” nhưng không biết cách trả, chúng ta sẽ không nhận được sự yêu mến từ mọi người. Sống là phải biết điều, biết kính trên nhường dưới, biết sống vì người khác thì đó mới là cuộc sống ý nghĩa.

Bệnh vô cảm mang lại nhiều hệ lụy xã hội đáng báo động, khiến đạo đức của xã hội xuống cấp, làm ảnh hưởng đến hình ảnh truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Khi một người vô trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội họ sẽ trở nên ích kỷ, sống chỉ biết nghĩ cho riêng mình mà không phụng sự xã hội.

Bệnh vô cảm mang lại nhiều hệ lụy xã hội đáng báo động

Bệnh vô cảm được xem là một hiểm họa, nếu một cô giáo đi dạy chỉ vì kiếm tiền, không quan tâm đến giá trị cốt lõi của giáo dục thì thế hệ học sinh ấy cũng sẽ trở nên vô cảm. Nếu một cán bộ công viên chức nhà nước làm việc không có trách nhiệm vậy thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Hay nói đến việc nhiều người chỉ vì kiếm tiền mà buôn bán gian lận, lừa đảo người khác.

Để giáo dục học sinh tốt hơn, phụ huynh cần quan tâm đến con em mình, dạy cho con cách quan tâm, giúp đỡ người khác. Đặc biệt biết lắng nghe ý kiến của con, góp ý để con thay đổi theo chiều hướng tích cực. Sống là phải biết chia sẻ và yêu thương người khác. Nhà trường cần giáo dục học sinh nghiêm khắc hơn về đạo đức, để học sinh hiểu được tầm quan trọng của tình yêu thương giữa con người và con người.

Là một học sinh, một người trẻ em nhận thức được rằng bản thân mình là một mầm non tương lai đất nước, đất nước có thể phát triển hay không đều phụ thuộc vào sự cố gắng của học sinh ngày hôm nay. Thế nên em sẽ cố gắng trau dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức, nói không với lối sống vô cảm. Em sẽ sống chậm lại, bước đi chậm hơn và lắng nghe âm thanh cuộc sống nhiều hơn để có những suy ngẫm về cuộc đời này.

Bệnh vô cảm sẽ khiến cho xã hội đi xuống, con người dần mất niềm tin vào nhau. Vậy nên chúng ta cần phải tạo ra một môi trường tích cực, văn minh, mọi người luôn yêu thương, chia sẻ với nhau. Một xã hội muốn phát triển cần có sự chung tay từ tất cả mọi người và chắc chắn rằng tương lai căn bệnh “vô cảm” sẽ được đẩy lùi nếu chúng ta tích cực tuyên truyền lối sống đẹp, sống tử tế đến mọi người.

Tổng hợp

Đam mê là gì? Làm thế nào để tìm ra đam mê của mình?

765

Đam mê là gì? Và tại sao chúng ta lại khó có thể tìm thấy đam mê của chính mình? Đam mê sẽ giúp chúng ta có được cuộc sống tốt hơn như thế nào? Mời bạn cùng VanHoc.Net theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Đam mê là gì? Làm thế nào để tìm ra đam mê của mình?

Đam mê là gì?

Đam mê chính là niềm yêu thích, sự khát khao của chúng ta vào một điều gì đó mang tính lâu dài. Đam mê giống như kim chỉ nan chỉ đường chúng ta, tạo động lực để chúng ta có thể thực hiện đam mê ấy. Kể cả khi chúng ta phải hy sinh rất nhiều thời gian, công sức và đánh mất nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống, chúng ta cũng cảm thấy xứng đáng.

Sống trên đời khi có đam mê chúng ta sẽ luôn có động lực để cố gắng, đam mê mang đến cảm giác vui vẻ cho con người. Khi có định hướng về tương lai, chúng ta dễ dàng chinh phục thành công.

Đam mê là gì?

Vì sao chúng ta không tìm thấy đam mê của chính mình?

Có rất nhiều người thắc mắc họ không tìm thấy đam mê của chính mình, mặc dù xung quanh họ ai ai cũng dễ dàng tìm thấy đam mê của mình. Thực tế cho thấy, mỗi người chúng ta được sinh ra ở hoàn cảnh khác nhau, có công việc khác nhau và góc nhìn về cuộc sống cũng vậy. Có một vài người tìm thấy đam mê từ công việc, từ tình yêu và từ các mối quan hệ của mình. Có người theo đuổi đam mê một cách nhiệt huyết cũng có người chỉ được một thời gian đầu họ cảm thấy chán nản và liên tục thay đổi đam mê của mình. Dưới đây sẽ là những lý do vì sao chúng ta dễ bỏ cuộc hay không tìm thấy đam mê có thể lâu dài của mình.

1/ “Mượn” đam mê của người khác

Khi chúng ta không có chính kiến của mình, luôn luôn nhìn vào thành công của người khác để “phản chiếu” lên cuộc sống của mình, bản thân chúng ta sẽ luôn có rất nhiều “đam mê” tạm bợ. Đam mê phải là điều xuất phát từ trái tim chúng ta, chứ không phải là đam mê đi vay mượn, hay đó là đam mê của người thành công.

Vì sao chúng ta không tìm thấy đam mê của chính mình?

2/ Đam mê không thực tế

Có không ít bạn trẻ thường không duy trì được sự cố gắng trên hành trình chinh phục đam mê của mình bởi vì họ luôn khao khát những điều lớn lao, nhưng bản thân họ lại không đủ năng lực để thực hiện. Khi đặt mục tiêu quá lớn, bản thân không chịu nỗ lực chúng ta sẽ nhanh chóng nản chí, không có động lực để làm việc.

3/ Thụ động, không chịu nỗ lực

Thụ động sẽ khiến cho tư duy của chúng ta bị hạn chế, từ đó bản thân của chúng ta sẽ chẳng muốn nỗ lực để thoát ra khỏi vùng an toàn. Chính vì thế mà đam mê cuối cùng chỉ được viết lên giấy, người lại không thể thực hiện được. Giới trẻ ngày nay có không ít bạn trẻ có lối tư duy thụ động, không chịu nỗ lực.

Làm thế nào để tìm ra đam mê của mình?

Bạn hãy nhớ rằng, thế giới này có rất nhiều người đang khám phá đam mê giống bạn, mỗi ngày họ đều miệt mài làm việc và tìm kiếm đam mê cho riêng mình. Mỗi người đều có tài năng riêng, và bản thân chúng ta cần trau dồi kinh nghiệm, kiến thức và phát triển khả năng đó mỗi ngày. “Văn Học” sẽ chia sẻ một vài cách giúp bạn sớm tìm ra đam mê của mình!

1/ Nghĩ về điều khiến bạn hạnh phúc

Cuộc sống này điều quan trọng nhất chính là thứ khiến chúng ta vui vẻ. Bạn hãy nghĩ về những hoạt động khiến bản thân hạnh phúc, ví như viết lách, ví như vẽ tranh, ví như ca hát,… có rất nhiều thứ khiến chúng ta luôn giữ được năng lượng tích cực mỗi ngày. Hãy nghĩ xem điều gì khiến bạn hạnh phúc nhất?

2/ Trải nghiệm nhiều thứ trong cuộc sống

Bạn không nên chỉ ngồi ở nhà, lướt điện thoại, xem phim hay nằm dài trên giường mỗi ngày. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen xấu đó, mỗi ngày ra ngoài, gặp gỡ nhiều người, học hỏi những bài học mới để chúng ta có thêm góc nhìn và mở rộng sự hiểu biết. Trải nghiệm là thứ vô cùng quan trọng với người trẻ, bạn nhất định không được lười biếng.

3/ Đọc sách

Đọc sách là một thói quen tốt mà bất cứ người trẻ nào cũng nên xây dựng thói quen này và duy trì nó theo ngày, tuần, tháng và năm. Có rất nhiều cuốn sách truyền cảm hứng và đam mê cho người trẻ theo đuổi những điều tích cực, mới mẻ trong cuộc sống. Vậy nên khi đọc sách chúng ta sẽ có nhiều dũng khí để làm điều mình mong muốn.

Làm thế nào để tìm ra đam mê của mình?

4/ Tin tưởng vào bản thân

Nếu ngay cả bản thân mình, bạn còn không tin tưởng vậy thì bạn rất khó để làm được những điều lớn lao trong cuộc sống. Nếu muốn thực hiện ước mơ, muốn hoàn thành mục tiêu của mình dù lớn, dù nhỏ đều cần tinh thần nghiêm túc làm việc. Nếu bạn muốn cuộc sống của mình diễn ra một cách thuận lợi hơn, bạn chẳng có cách nào ngoài nỗ lực.

Tin vào chính mình là bước đầu tiên để chúng ta thực hiện đam mê của mình. Hãy tin vào bản thân, tin rằng bạn có thể thực hiện đam mê của mình, tin rằng chúng ta rồi sẽ có cuộc sống tốt hơn.

5/ Tìm cảm hứng từ cuộc sống

Cuộc sống là chuỗi ngày với nhiều sự thay đổi, vậy nên con người cũng cần phải không ngừng nỗ lực thích ứng với sự thay đổi ấy. Có rất nhiều thứ chúng ta hoàn toàn có thể tìm cảm hứng từ nó, ví như công việc, ví như tình yêu và cuộc sống. Tìm được cảm hứng và tìm ra thứ mình muốn làm là gì.

Lời kết

Những người trẻ như chúng ta cần phải hiểu rõ về những thứ mình làm rốt cuộc nó có ý nghĩa như thế nào cho bản thân. Dành thời gian đầu tư vào kỹ năng, vào công việc sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bạn bỏ thời gian cho những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng không có điểm dừng. Muốn bản thân mình tốt lên, điều đầu tiên cần phải thay đổi thói quen xấu, tập làm quen với áp lực công việc, cuộc sống thì từ đó chúng ta mới có nền móng của sự thành công.

“Bạn đã bao giờ gặp những người làm bạn nhụt chí với những câu đại loại như “chẳng có ai làm việc như thế cả” hoặc “làm như vậy là vô cùng liều lĩnh” hoặc “tôi không muốn dấn thân vào rùi ro”… Đừng để những lời lẽ, những ngôn từ tiêu cực đó dập tắt ước mơ của bạn. Hãy dám vươn tới những vì sao! Hãy dám ước mơ những ước mơ riêng của mình!”

Hy vọng mỗi chúng ta đều hiểu được việc cố gắng không phải chỉ ngày một ngày hai là có thể thành công mà đó là cả một chặng hành trình dài. Chúc bạn sớm thực hiện được đam mê của mình!

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THPT

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong xã hội hiện nay

436

Môi trường học đường, giáo dục là nơi mang đến những giá trị tốt đẹp cho học sinh noi theo. Tuy nhiên ở đâu đó vẫn có một số bộ phận muốn khẳng định bản thân mình nên đã bất chấp mọi cách để làm được điều đó. Người ta không theo đuổi giá trị thực sự mà lại chạy theo căn bệnh thành tích.

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích

Bệnh thành tích là gì? Bệnh là khi trong cơ thể con người có vi rút, vi khuẩn khiến cho mọi hoạt động không được diễn ra như bình thường và nhắc đến sự tiêu cực trong giáo dục của nhiều trường chỉ mải lo chạy theo thành tích, người ta gọi là bệnh thành tích. Đây là một vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội, vì nhiều người chỉ mải mê thành tích cao mà không quan tâm đến chất lượng dạy học ra sao.

Ban đầu, thành tích như một kết quả tốt đẹp, như lời cổ vũ, động viên khích lệ chúng ta sau chặng đường dài nỗ lực. Thành tích là thứ chứng minh được năng lực của chúng ta, thế nhưng bệnh thành tích lại là một hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Bệnh thành tích chỉ chạy theo con số, sự ảo vọng mà không cần đến quá trình phấn đấu để đạt được thành tích đó, bất chấp mọi quy luật bình thường để có được sự công nhận từ mọi người, từ xã hội.

Thực tế đã giúp ta nhận ra, hàng năm ngày tổng kết cuối năm của các trường học nhằm để tuyên dương các học sinh nỗ lực phấn đấu và có kết quả cao trong năm học qua. Tất cả chỉ nhắc đến thành tích đã đạt được, tuy nhiên sự thật trong đó có bao nhiêu em học sinh thật sự hiểu bài, có bao nhiêu em đang còn khó khăn trong việc tiếp thu bài học, hay các em chỉ học vẹt, học tủ để đạt được thành tích như mong muốn của giáo viên nhà trường. Thậm chí, nhiều trường còn bất chấp tạo điều kiện cho học sinh lên lớp mặc dù về bản chất, học sinh này không đủ điều kiện để lên lớp.

Bệnh thành tích mang lại rất nhiều tác hại về lâu dài cho cá nhân, cộng đồng và xã hội.

Bệnh thành tích mang lại rất nhiều tác hại về lâu dài cho cá nhân, cộng đồng và xã hội. Khi chạy theo thành tích con người ta sẽ không còn lòng thương, sự trung thực mà thay vào đó họ có thể bất chấp hết tất cả, không màng luân thường đạo lý chỉ để được người khác công nhận. Khi tri thức bị xem thường, thế hệ học sinh sẽ như thế nào nếu các em không được trang bị đầy đủ kiến thức, không được định hướng đúng đắn, không được rèn luyện đạo đức tốt nhất. Xã hội này sẽ đi về đâu khi chúng ta làm mọi cách chỉ để chạy theo thành tích mà không quan tâm đến chất lượng dạy học. Bệnh thành tích, sự công nhận và tán dương khiến nhiều phụ huynh áp đặt lên con mình khiến các em stress, nhiều trường hợp khác phụ huynh vì muốn con em mình được điểm cao đã sẵn sàng mua điểm, sửa điểm cho con mình. thầy cô luôn bắt ép học sinh, lớp học phải đạt được thành tích khiến cho môi trường học tập trở nên tiêu cực. Chưa hết, khi được thầy cô tạo điều kiện cho lên lớp khi chưa đạt yêu cầu, nhiều em ảo tưởng về năng lực của mình, từ đó các em cảm thấy việc học hành nghiêm túc không còn quan trọng, các em sẽ mất hứng thú vào việc học.

Báo đài hàng ngày vẫn liên tục đưa tin về những vụ việc hy hữu về bệnh thành tích ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục và cuộc sống hiện nay. Vừa qua ở Long An có em học sinh lớp 6 nhưng gần như không biết đọc gây xôn xao dư luận. Có em học rất yếu kém nhưng vẫn được lên lớp. Hay vụ việc gây chấn động ngành giáo dục đó là gian lận điểm thi đại học ở Hà Giang, khi sự việc bị phanh phui nhiều người đã đặt dấu chấm hỏi, liệu những kỳ thi đại học của các năm trước đây có trung thực hay không? Khi phụ huynh là người sẵn sàng mua điểm cho con em mình được theo học các trường top đầu cả nước. Sau mỗi giờ thi, ở sân trường chúng ta thấy được hàng trăm tờ giấy nhỏ viết phao. Tất cả những điều này đã mang đến hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, làm xấu hình ảnh của giáo dục.

Bệnh thành tích đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam, trong đa dạng lĩnh vực chứ không riêng gì giáo dục.

Bệnh thành tích đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam, trong đa dạng lĩnh vực chứ không riêng gì giáo dục. Khi cấp trên thích thành tích, cấp dưới phải phục tùng theo. Từ các cơ quan, công ty nhỏ đến những nơi làm việc lớn đều mắc bệnh thành tích. Căn bệnh thành tích này khiến nhiều người chỉ xem trọng số lượng mà không cần quan tâm về chất lượng. Ông cha ta có câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có nghĩa là chúng ta cần chú trọng đến chất lượng bên trong thay vì mẫu mã đẹp mắt bên ngoài. Tuy nhiên căn bệnh thành tích sẽ làm mất đi những giá trị đẹp đẽ này của dân tộc ta. Những số điểm ảo, những thành tích không có thật sẽ khiến cho con người không có động lực nỗ lực, đạo đức suy thoái mà chỉ nghĩ cách “đi cửa sau” thay vì nỗ lực.

Một xã hội muốn phát triển đi lên là một xã hội phải có nhiều nhân tài, giáo dục cần được đầu tư hàng đầu. Giáo dục là xuất phát điểm của một người, nếu giáo dục tốt sẽ tạo nên một công dân tốt có thể giúp ích cho xã hội, ngược lại giáo dục chỉ chạy theo bệnh thành tích sẽ không thể tạo ra những nhân tài giúp ích cho đất nước. Vậy nên chúng ta cần chung tay đẩy lùi căn bệnh thành tích. Đầu tiên ở mỗi cá nhân trong việc học cần phải nhận thức đúng về việc học, học để có tri thức, học để có cuộc sống tốt hơn. Phụ huynh cần hướng con em mình đến lối sống lành mạnh, rèn luyện đạo đức cho con em mình. Nhà trường cần có biện pháp giáo dục đúng đắn, nói không với bệnh thành tích, tạo môi trường học tập văn minh cho học sinh. Các cơ quan chức năng cần phải kiểm tra, làm chặt hơn về vấn đề chạy theo bệnh thành tích ở một số nơi. Cần có biện pháp xử lý nghiêm để răn đe, kịp thời xử lý các trường hợp chạy theo bệnh thành tích. Chúng ta cần phải tuyên truyền đến mọi người để nâng cao nhận thức, tránh xa khỏi bệnh thành tích, tiến đến xóa bỏ căn bệnh thành tích.

Bệnh thành tích sẽ được xóa bỏ nếu tất cả chúng ta chung tay, tạo nên môi trường học tập và làm việc nghiêm túc.

Đất nước của chúng ta ngày càng phát triển, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực học tập, thay đổi tư duy và nhận thức của bản thân về thành tích. Chúng ta không quan tâm đến hình thức bên ngoài mà đánh giá thực tế bên trong chất lượng như thế nào. Bệnh thành tích sẽ được xóa bỏ nếu tất cả chúng ta chung tay, tạo nên môi trường học tập và làm việc nghiêm túc. Và mỗi người trong chúng ta đều có thể trở thành một người công dân tốt, cống hiến hết mình cho đất nước.

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THCS

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn

549

Dù trong bất cứ thời đại nào thì việc học luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên người có tài cần đi đôi với việc có đạo đức tốt mới được mọi người quý trọng. Chính vì thế mà ông cha ta có câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn

“Tiên học lễ” là việc đầu tiên con người cần làm đó là rèn luyện về đạo đức, nhân cách làm người và đó cũng là truyền thống từ bao đời nay của ông cha ta. “Hậu học văn” ở đây có nghĩa là con người cần phải trau dồi kiến thức của mình mỗi ngày, khi có được tri thức rồi chúng ta mới có thể làm việc lớn. “Tiên học lễ, hậu học văn” ý muốn nói rằng con người chúng ta cần phải có trí tuệ và đạo đức, phải có tâm hồn cao thượng và trái tim rộng mở.

Câu tục ngữ đưa ra bài học vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta, đó là khi chúng ta muốn đi xa hơn, chúng ta cần phải học hỏi và phát triển kiến thức của mình, việc tu dưỡng đạo đức, sống có nguyên tắc là điều cần thiết. Đạo đức là một thứ cần thiết với cuộc sống hàng ngày, trước khi đến trường học chữ chúng ta đã phải học cách chào hỏi, lễ nghi với cuộc sống này. Việc tôn trọng, nói chuyện lịch sự, lễ phép với người lớn là một trong những nguyên tắc quan trọng để sau này chúng ta tư duy đúng đắn về con người, về cuộc sống và nó là quá trình hình thành một con người có nhân cách tốt.

Tư duy, thái độ sống của mỗi người là thứ quan trọng bởi nó là thước đo đánh giá nhân cách của một con người.

Tư duy, thái độ sống của mỗi người là thứ quan trọng bởi nó là thước đo đánh giá nhân cách của một con người. Nếu bạn không tôn trọng những người lớn tuổi, ăn to, nói lớn, không biết phép tắc, mọi người sẽ đánh giá bạn là một người sống tùy tiện, không biết cách kiềm chế hay các lễ nghi thông thường.

Bill Gates vị tỷ phú nổi tiếng thế giới với nhiều thành tựu khiến chúng ta không ngừng trầm trồ và ngưỡng mộ, ông có khoảng thời gian dài nỗ lực để đạt được điều mình muốn. Khi nói về giáo dục ông từng nói rằng: “Trường học có thể không phân biệt người thắng thua. Trong một số trường học, có thể có những cơ hội để cải thiện điểm số và đạt thành tích cao hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta không thể mong chờ những cơ hội thêm như vậy.” Điều này giống với việc nhiều học sinh chỉ học bài ở trên lớp, khi về nhà không tự tìm tòi, học hỏi từ những cuốn sách, tài liệu khác. Việc học một cách thụ động, không nỗ lực sẽ khiến cho chúng ta khó có thể phát triển. Học tập là việc của cả đời người, chúng ta không chỉ học mỗi trong sách vở, học khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà bạn cần phải rèn luyện nhân cách bản thân mỗi ngày. Ngoài việc có đạo đức tốt, chúng ta phải không ngừng trau dồi kiến thức, đó là kỹ năng sống, đó là những kiến thức có thể áp dụng vào cuộc sống.

“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

Vị cha già vĩ đại chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Và Bác của chúng ta cũng là minh chứng sống cho câu nói trên. Bác Hồ là một người vừa có tài vừa có đức, Bác không ngừng trau dồi kiến thức và phẩm chất đạo đức của mình qua thời gian. Chính vì thế mà Bác chính là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu chúng ta nói theo. Lời dạy của Bác giúp chúng ta nhận ra cuộc sống cần phải cân bằng giữa trí tuệ và đạo đức. Nếu bạn có đạo đức nhưng kiến thức không có vậy bạn sẽ chẳng thể làm được việc gì nên hồn, bởi dù chúng ta có tâm hồn đẹp ra sao nhưng không nỗ lực trau dồi kiến thức đến một ngày chúng ta sẽ trở nên tụt hậu vì thiếu kiến thức cuộc sống trầm trọng. Ngược lại, khi chúng ta có tài nhưng không có đức, chúng ta sẽ không thể đặt tâm mình vào trong những việc chúng ta làm, sớm muộn gì điều chúng ta làm cũng sẽ không được bền vững.

Một người có kiến thức vô cùng uyên bác, vốn hiểu biết sâu rộng nhưng họ lại không biết cách đối nhân xử thế, họ không coi trọng đạo đức vậy những kiến thức sâu rộng mà người ấy biết cũng chẳng có bất cứ giá trị gì với cuộc sống. Một người vừa có đạo đức tốt, vừa có kiến thức sâu rộng sẽ nhận được sự yêu quý từ mọi người. Đạo đức, lễ nghi chính là nền tảng phát triển của xã hội. Những ai có đạo đức tốt, yêu quý, giúp đỡ mọi người sẽ nhận lại sự công nhận, yêu mến từ mọi người và đây cũng là cơ hội tốt để người này có khả năng phát triển. Ngược lại, nếu một người không có đạo đức, sẽ bị xã hội xa lánh, bởi ai cũng muốn tiếp xúc với người có đạo đức, cư xử chuẩn mực.

Thực tế cho thấy, đạo đức của học sinh ngày nay đang ở mức báo động, nhiều em vô tư thoải mái nói tục trước mặt thầy cô, thậm chí nhiều học sinh còn “tác động vật lý” với bạn bè, thầy cô. Thái độ không tôn trọng người khác, đạo đức xuống cấp của một số bộ phận học sinh ngày nay. Vậy nên nhà trường, phụ huynh cần có biện pháp xử lý mạnh những em học sinh có thái độ không đúng đắn với thầy cô, bạn bè. Học đường là môi trường giáo dục vậy nên cần hướng các em đến môi trường học tập văn minh, rèn luyện các em trở thành những công dân có nhân cách tốt, học thức tốt.

Sự lười biếng, không học hành đến nơi đến chốn có thể biến con người ta trở thành một kẻ không có phép tắc, không có kiến thức

Sự lười biếng, không học hành đến nơi đến chốn có thể biến con người ta trở thành một kẻ không có phép tắc, không có kiến thức. Cuộc sống không có kiến thức thật sự rất đáng sợ, bởi xã hội ngày càng phát triển, nếu chúng ta không có sự hiểu biết, chúng ta sẽ không thể theo được bước tiến của xã hội. Những người lười học tập, lười lao động cần được lên án, phê phán để xã hội ngày một tốt lên.

Là một học sinh, chúng ta cần phải nhận thức đúng về chuẩn mực đạo đức, phép tắc và lễ nghĩa. Khi gặp thầy cô, những người lớn tuổi chúng ta cần phải chào hỏi lễ phép, không được có những câu nói hay thái độ thiếu tôn trọng họ. Thể hiện mình là một người có ăn, có học đàng hoàng tử tế chỉ có như vậy người khác mới ấn tượng về bạn.

Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” giúp chúng ta có bài học quý báu về cuộc sống. Con người muốn phát triển, muốn thành công trước hết phải có đạo đức, biết phép tắc và lễ nghi cuộc sống sau đó đến sự chăm chỉ trau dồi kiến thức mỗi ngày. Đứng trước xã hội có nhiều sự thay đổi như hiện tại, mỗi cá nhân cần không ngừng học tập, không ngừng trau dồi bản thân để mình không bị lạc hậu, không bị xã hội bỏ lại phía sau. Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” như một châm ngôn sống của mỗi người, dù thế nào đi chăng nữa việc học cũng vô cùng quan trọng, hy vọng mỗi người đều ý thức được việc này và chăm chỉ học tập hơn.

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THPT

Nghị luận xã hội về Cách ứng xử trên không gian mạng

722

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã mang đến cho con người nhiều sự tiện lợi hơn cho con người trong cuộc sống. Đặc biệt là mạng xã hội đã và đang tác động rất lớn đến con người, đặc biệt là bộ phận giới trẻ. Chính vì sự phổ biến ấy dẫn đến hiện trạng nhiều bạn trẻ đang có cách ứng xử chưa đúng mực trên mạng xã hội.

Nghị luận xã hội về Cách ứng xử trên không gian mạng

Ứng xử là gì? Ứng xử được hiểu là việc con người trò chuyện, trao đổi và giao tiếp, tương tác với nhau trong cuộc sống. Ứng xử trên không gian mạng có sự khác nhau giữa ứng xử thông thường, đó là chúng ta giao tiếp với nhau thông qua mạng xã hội, không gian Internet. Nói một cách dễ hiểu, ứng xử trên không gian mạng đó là chúng ta bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình, tương tác với mọi người về một sự vật, hiện tượng nào đó xuất hiện trên mạng Internet.

Cuộc sống hiện đại, việc sử dụng mạng Internet trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo một khảo sát gần đây nhất, hầu hết tất cả người Việt Nam đều sử dụng ít nhất là một mạng xã hội và phổ biến trong đó có thể kể đến mạng xã hội Facebook. Hầu như bất cứ ai cũng có mạng xã hội Facebook để trao đổi, làm việc và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng.

Chỉ cần một cái nhấp chuột, vài thao tác cơ bản, những thông tin nổi bật nhất trong ngày đều hiện lên và bên cạnh đó việc liên lạc với bạn bè và người thân cũng được diễn ra một cách dễ dàng chính vì thế “không gian mạng” giống như xã hội thứ hai của con người. Ngày ngày, mọi người đều cập nhật thông tin tại đây, nhiều người có suy nghĩ mạng xã hội là ảo chính vì thế họ thể hiện cái tôi của mình rất lớn. Hàng loạt bình luận văng tục, chửi thề, xúc phạm, chửi rủa một cách thiếu văn minh đã và đang được diễn ra hằng ngày trên không gian mạng. Có những người để kiếm tiền, câu like đã bất chấp đăng thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận.

Trên mạng xã hội có vô vàn thông tin khác nhau, nhiều thông tin chưa được kiếm chứng tính thật hư đã được lan truyền một cách vô căn cứ. Các bạn trẻ ngày nay với lối sống nhanh, sống vội và họ bị cuốn vào những câu chuyện ấy lúc nào không hay. Nhiều người thản nhiên chửi bới, thậm chí là đe dọa đối phương trên không gian mạng không ít người gặp những vấn đề tâm lý khác nhau.

Năm 2016, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đã xuất bản cuốn sách “Thiện, ác và Smartphone” bàn về cách ứng xử của mọi người trên không gian mạng nhận về nhiều sự chú ý. Trong sách có một đoạn như thế này:

“Ác quỷ không dọn đường cho một cái thiện lớn hơn. Nó dọn đường cho một bãi chiến trường. Nếu trên bãi chiến trường ấy những đấu sĩ trở thành vô danh, những đối thủ chỉ là các avatar hư ảo, những nhát kiếm giết người chỉ cần bấm nút like, thì khả năng tàn sát của chúng ta chẳng kém gì các trò chơi điện tử đẫm máu. Vấn đề ở đây là máu thật và số phận người thật.”

  cuốn sách “Thiện, ác và Smartphone” bàn về cách ứng xử của mọi người trên không gian mạng nhận về nhiều sự chú ý.

Mạng xã hội là ảo, tuy nhiên đằng sau màn hình máy tính lại là người thật. Người ta chỉ biết rằng mình lên mạng chửi cho sướng mồm, chửi để “nhân danh” công lý, tuy nhiên họ lại không nghĩ rằng việc một cá nhân, tổ chức nào đó nhận về “cơn mưa” chửi từ cộng đồng mạng họ sẽ phải đối diện với áp lực ra sao. Năm 2018, một nữ sinh có tên viết tắt là N sinh năm 2002 tại Đồng Nai phải tìm đến cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết vụ việc của em cùng gia đình. Được biết ở thời điểm đó N đang là học sinh lớp 11. N bị một số cá nhân đăng bài có nội dung xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ danh dự của em cùng gia đình của mình. Tuy nhiên bài viết này lại được phát tán rất rộng rãi trên phương tiện truyền thông. Khi sự việc xảy ra, gia đình N phải chuyển đến một nơi khác để sinh sống. Khi đọc những bình luận không hay về mình trên mạng xã hội N đã bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng và dẫn đến bệnh trầm cảm.

Sự việc trên giúp chúng ta nhận ra văn hóa ứng xử trên không gian mạng của bộ phận giới trẻ ngày nay rất đáng báo động. Nhiều người chưa biết thực hư, đúng sai như thế nào đã vội vàng vào chửi, vào xúc phạm nạn nhân một cách khủng khiếp để rồi nạn nhân rơi vào tình trạng bất ổn tâm lý, nhiều trường hợp vì không chịu được áp lực nên đã đi tìm đến cái chết để giải thoát.

Sự độc hại của không gian mạng cần phải có hướng giải pháp kịp thời để không có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nguyên nhân lớn nhất đến từ chúng ta, những cá nhân đang sử dụng mạng xã hội, Internet mỗi ngày. Đứng trước một sự việc, chúng ta cần phải tìm hiểu thực hư của câu chuyện, không lên mạng chửi bới hay lăng mạ, bôi xấu người khác. Bởi một câu nói của chúng ta có sức sát thương rất lớn. Bạn hãy thử tưởng tượng bản thân bạn nhận về hàng nghìn, trăm nghìn bình luận chửi bới, nhục mạ trên mạng xã hội, liệu bạn có chịu nổi không? Vậy nên trước khi có ý định chửi người khác hãy đặt mình vào họ. Lời nói thật sự rất đáng sợ, nó có thể khiến cho người khác suy sụp, tệ hơn nữa họ sẽ mất niềm tin vào cuộc sống, có những hành động dại dột.

Sự độc hại của không gian mạng cần phải có hướng giải pháp kịp thời để không có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đặc biệt là gia đình, nhà trường cần có sự quan tâm học sinh khi các em sử dụng mạng xã hội, nhà trường cần có thêm nhiều tiết học dạy về cách ứng xử, giáo dục một cách bài bản để các em sử dụng mạng xã hội văn minh, lịch sự, không gây tổn hại đến cá nhân hay tổ chức nào. Xã hội cũng cần có những biện pháp thật nghiêm khi xử lý các trường hợp nói xấu, bôi nhọ danh dự của cá nhân, tổ chức trên không gian mạng. Bên cạnh đó, những hành động đẹp, giúp đỡ người khác cần được tuyên dương để thế hệ trẻ noi gương.

Không gian mạng tồn tại rất nhiều điều tiêu cực, chính vì thế mỗi người trong chúng ta cần phải sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, theo dõi những nội dung lành mạnh, phát triển bản thân. Tránh những thông tin sai lệch với sự thật, chúng ta cần tôn trọng tất cả mọi người bằng cách nói lời hay ý đẹp, không dùng những ngôn từ tục tĩu, hay lời nói “xấu xí” để lăng mạ người khác. Không theo dõi những kênh đăng sai thông tin, chuyên bịa đặt, nói xấu người khác, nội dung này sẽ khiến chúng ta luôn tiêu cực.

Luôn xây dựng thói quen tốt, học tập những lời hay ý đẹp, rèn luyện bản thân mỗi ngày để trở thành một người công dân tốt.

Mỗi chúng ta đều là mầm non tương lai của đất nước, vậy nên chúng ta ai cũng cần phải nhận thức đúng đắn trong giao tiếp ứng xử hằng ngày, dù ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng phải giữ đúng chuẩn mực đạo đức. Luôn xây dựng thói quen tốt, học tập những lời hay ý đẹp, rèn luyện bản thân mỗi ngày để trở thành một người công dân tốt.

Học Ngữ VănNghị luận xã hộiNgữ văn THCS

Nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ hiện nay

590

Cuộc sống của chúng ta phải do chính chúng ta quyết định và làm chủ, chính vì thế bất cứ ai cũng phải hình thành tính tự lập, không phụ thuộc hay dựa dẫm vào gia đình, bạn bè mới là cách tốt nhất để bạn trưởng thành và thành công.

Nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ hiện nay

Tự lập là gì? Tự lập đó là tự mình làm mọi thứ, không cần đến sự giúp đỡ của bất cứ ai. Tự lập là một đức tính tốt mà ai cũng cần phải có, người tự lập thường nhận được rất nhiều sự yêu quý từ người xung quanh. Bởi họ luôn tự tìm cách vượt qua khó khăn của mình và họ còn là điểm tựa cho những người xung quanh mình.

Người tự lập có chính kiến riêng của họ, họ không quá để tâm đến những thứ tác động từ phía bên ngoài. Người tự lập thường tự giác học tập, tự giác làm việc nhà mà không cần đến sự nhắc nhở của bố mẹ. Tự lập sẽ giúp con người yêu thương bản thân, tự chăm sóc chính mình, khi ở một mình có thể tự nấu ăn, dọn dẹp và làm tất cả mọi thứ mà không cần đến sự trợ giúp từ bất cứ ai. Tự lập giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên độc lập, tự chủ hơn. Tự lập là yếu tố giúp chúng ta dám suy nghĩ, dám hành động mà không cần dựa dẫm vào bất cứ ai. Điều này giúp cho bạn dễ dàng đi đến thành công hơn. Bởi khi có bất cứ khó khăn nào, chúng ta cũng sẽ chủ động tìm cách vượt qua.

Người tự lập có chính kiến riêng của họ, họ không quá để tâm đến những thứ tác động từ phía bên ngoài.

Bác Hồ – vị cha kính yêu của dân tộc ta chính là một tấm gương sáng về tinh thần tự lập mà mỗi khi nhắc tên đến ai trong chúng ta đều tự hào. Ngày 5 – 6 – 1911 Bác từ Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước ấy, Bác Hồ đã đi qua 3 đại dương, 4 châu lục, gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố, Bác không ngại khó khăn, làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Lúc ấy Bác chỉ nghĩ đơn giản với tinh thần cháy bỏng đó là muốn đem lại hòa bình cho nhân dân ta. Một người với tinh thần dũng cảm, sự tự lập của Bác khiến cho bao người ngưỡng mộ và Bác Hồ chính là tấm gương sáng để thế hệ con cháu như chúng ta noi gương theo.

Trong cuốn sách Bạn đắt giá bao nhiêu tác giả Vãn Tình viết một đoạn như thế này: “Độc lập không phải khiêu chiến với cuộc đời để nhận lấy cô độc. Độc lập chính là có thể tự do lựa chọn thứ mình muốn hoặc nói không với thứ mình không muốn”.

Độc lập chính là có thể tự do lựa chọn thứ mình muốn hoặc nói không với thứ mình không muốn

Đúng là như vậy, khi chúng ta độc lập về mọi mặt, chúng ta sẽ không phải chờ đợi sự giúp đỡ từ bất cứ ai. Muốn làm điều gì chúng ta sẽ mạnh mẽ tự làm, tự mày mò tìm hiểu. Có bất cứ khó khăn nào cũng tự mình vượt qua. Tự lập để luôn giữ cho mình thái độ lạc quan trước bão tố của cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, chúng ta cần phải chủ động trong mọi việc, đó là chìa khóa giúp bạn tiến đến thành công. Khi không phụ thuộc, sức sáng tạo của chúng ta sẽ được khai phá.

Ngày còn bé chúng ta đi đâu, làm gì cũng đều có sự giám sát của bố mẹ, bố mẹ luôn yêu thương chúng ta bằng cách chăm sóc và giúp đỡ chúng ta ở mọi vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên khi trưởng thành rồi, bố mẹ không thể theo sát chúng ta mỗi ngày để giải quyết từng rắc rối cho bạn nữa. Lúc này bạn cần phải tự mình làm tất cả mọi việc. Trưởng thành là khi chúng ta biết gánh vác mọi chuyện và có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội.

Thực tế thì lại vô cùng đáng buồn khi giới trẻ ngày nay đặc biệt là các bạn đang ở độ tuổi học sinh, sinh viên có rất nhiều bạn sống phụ thuộc, dựa dẫm vào bố mẹ. Dẫn đến tình trạng có không ít học sinh mải chơi mà quên mất nhiệm vụ của mình là phải học hành chăm chỉ. Nhiều học sinh có lối sống buông thả, không quan tâm đến việc học hay tương lai phía trước của mình. Đây là một thực trạng nhức nhối và gây ảnh hưởng đến rất nhiều người khác.

Để học sinh nâng cao tính tự lập trong học tập và cuộc sống nhà trường và phụ huynh cần có sự quan tâm. Về phía nhà trường cần tổ chức những buổi học kỹ năng mềm cho học sinh chủ động hơn trong cuộc sống của mình. Phụ huynh đặc biệt quan tâm đến đời sống của con em mình nhưng không được chiều chuộng con quá mức, phải để con hình thành tính tự lập thay vì lúc nào cũng bao bọc, giải quyết rắc rối giúp con.

Mỗi người cần nhận thức đúng về việc tự lập. Làm gì cũng phải có mục đích rõ ràng, trước khi xác định được con đường để đi chúng ta bắt buộc phải có kế hoạch. Tự lập trong học tập, trong cuộc sống là điều mà ai cũng cần thực hiện được. Học sinh bị phụ thuộc vào tài liệu sẽ không thể hiểu bài, con cái phụ thuộc vào bố mẹ sẽ không thể trưởng thành được. Mỗi người cần tự giác trong học tập, làm bài tập, học hành nghiêm túc mà không cần sự đôn thúc của bố mẹ hay thầy cô. Khi gặp khó khăn tự mình tìm cách vượt qua, không dựa dẫm vào bất cứ ai. Mỗi ngày chăm chỉ học tập, đọc sách để trau dồi kiến thức cũng là cách giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết, từ đó cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn, không cần phải phụ thuộc vào người khác.

Mỗi người cần nhận thức đúng về việc tự lập.

Lý thuyết thường cách xa thực hành, không phải nói muốn tự lập là ngay lập tức chúng ta có thể thực hiện được luôn. Bất cứ việc gì cũng cần phải có quá trình, đặc biệt là thói quen không thể ngày một ngày hai là có thể làm được. Khi bạn muốn sống tự lập, không dựa dẫm vào gia đình thì điều đầu tiên chúng ta cần có đó là tài chính. Khi độc lập về tài chính rồi chúng ta mới chính thức tự lập được. Rèn luyện đức tính tự lập mỗi ngày, luôn nhắc nhở bản thân chúng ta phải tự làm mọi thứ, không được chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác. Một vài trường hợp đặc biệt, nếu cần đến sự giúp đỡ của người khác chúng ta vẫn có thể nhờ vả. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng may mắn nhận được sự giúp đỡ ấy, vậy nên tự lập vẫn là điều cần thiết.

Tự lập là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà các bạn trẻ cần phải học hỏi. Hình thành lối sống tự lập sẽ giúp người trẻ chủ động trong mọi việc, có bất cứ khó khăn nào cũng không ngại đương đầu với nó. Thành công sẽ đến với những người luôn nỗ lực, cố gắng tự lập trong cuộc sống. Tự lập sẽ giúp bạn luôn ở thế chủ động, có thể làm điều mình thích, không cần phải trông đợi vào người khác hay một sự chờ đợi không có sự chắc chắn nào đó. Cuộc sống tự mình làm chủ thích biết bao, vậy nên tất cả chúng ta đều phải phấn đấu để có cuộc sống của chính mình!